Giáo án Hướng nghiệp - Bài 5: Phương pháp dạy học sinh học ở trường Phổ thông

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Khái niệm về PPDHSH

2. Ðặc điểm

II. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC

1. Cơ sở phân loại

2. Kiểu dạy học thông báo

3. Kiểu dạy học nêu vấn đề

4. Kiểu dạy học nghiên cứu

5. Hệ thống các PPDHSH

III. MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC CHỦ YẾU

1. Nhóm các phương pháp dùng lời

2. Nhóm các phương pháp trực quan

3. Nhóm các phương pháp thực hành

4. Phương pháp thí nghiệm

IV. SỰ PHỨC TẠP CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC - SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP

 

doc58 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 327 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp - Bài 5: Phương pháp dạy học sinh học ở trường Phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vấn đề: nêu mục đích cụ thể những bộ phận của đề tài nghiên cứu để có sự định hướng. - Bước 3. Nêu giả thiết: dự đoán những phương án giải quyết. - Bước 5. Vạch kế hoạch giải: đây là giai đoạn dự đoán khoa học. - Bước 5. Thực hiện kế hoạch giải. - Bước 6. Ðánh giá việc thực hiện kế hoạch. Nếu kết quả xác nhận giả thiết là đúng thì chuyển sang bước 7. Nếu kết quả phủ nhận giả thiết thì quay trở lại bước 3. - Bước 7. Kết luận, vận dụng thí nghiệm vào bài giảng.  Vận dụng. Khi dạy bài quang hợp (SH10). Ðể hình thành khái niệm Quá trình quang hợp và học sinh thấy được vai trò của quang hợp đối với sự sống của muôn loài trong sinh giới; giáo viên có thể tổ chức hoạt động học tập của học sinh như sau: + Bước 1: Trước khi biểu diễn thí nghiệm, giáo viên mở bài bằng cách đặt vấn đề ngắn gọn: Tại sao nói trái đất này được bao phủ bởi chiếc áo choàng xanh, nhờ nó mà sự sống được duy trì sinh sôi nẩy nở. Chiếc áo choàng xanh là gì mà có vai trò quan trọng thế? + Bước 2: Thực vật xanh chính là chiếc áo choàng, nó đã tiến hành quá trình quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ. + Bước 3: Diệp lục tố có vai trò ra sao trong việc tổng hợp chất hữu cơ của cây xanh. + Bước 4: Giáo viên mô tả trình tự thí nghiệm Vai trò diệp lục tố trong việc hình thành tinh bột ở lá. + Bước 5: Giáo viên thực hiện thí nghiệm nhanh trong vòng 10-15 phút để học sinh quan sát nhận xét (màu của lá trước và sau khi thí nghiệm? Có nhận xét gì? Tại sao?). + Bước 6: Nhờ có diệp lục, cây xanh đã tổng hợp được tinh bột (chất hữu cơ) dưới tác động của ánh sáng mặt trời. + Bước 7: Vận dụng kết quả thí nghiệm để trình bày phần Sắc tố quang hợp, trong đó diệp tố có vai trò chính yếu (cấu trúc không gian, cấu tạo hóa học của phân tử diệp lục tố):Ġ Như vậy từ sự quan sát thí nghiệm, học sinh phân tích rút ra kết luận mới. Thí nghiệm lúc này là nguồn thông tín chủ yếu đối với học sinh, lời nói của giáo viên chỉ nhằm hướng dẫn và phân tích kết quả quan sát được. Ðể hoàn thiện củng cố, ôn tập kiến thức. Cũng với thí nghiệm này, nhưng giáo viên có thể cho học sinh chú ý đến vai trò của ánh sáng. Trong hoặc trong kiểm tra đánh giá, giáo viên thay đổi điều kiện thí nghiệm: cùng phát hiện vai trò của diệp lục tố, nhưng so sánh giữa lá non, lá già, lá hái để qua đêm, lá hái xong làm thí nghiệm ngay. Trong trường hợp giáo viên dùng lời để diễn giảng thông báo trước cho học sinh về vai trò của diệp lục tố, ánh sáng trong quang hợp thì những quan sát của học sinh trong thí nghiệm này chỉ mang tính chất minh họa, khẳng định lời nói của giáo viên (thí nghiệm biểu diễn - thông báo). Vấn đề 1.16: Sử dụng thí nghiệm biểu diễn - nghiên cứu khi dạy Tác dụng của Enzim trong sự biến đổi các chất (SH10). 4.2. Thí nghiệm thực hành (thí nghiệm học sinh) Bản chất của phương pháp này là học sinh tự lực tiến hành thí nghệm, các em ý thức mục đích thí nghệm, hiểu rỏ điều kiện thí nghiệm. Qua tiến hành và quan sát thí nghiệm tại phòng sinh học, học sinh vạch được bản chất của hiện tượng, quá trình sinh học. Trong DHSH, giáo viên sinh học sử dụng phương pháp này khi nghiên cứu quá trình sinh lý, ảnh hưởng các nhân tố sinh thái lên sinh vật. Học sinh tự mình khám phá ra những điều mới mẻ từ những tác động chủ ý của các em lên đối tượng thí nghiệm, qua đó kích thích hứng thú học tập, tạo sự say mê, niềm tin yêu khoa học. Các em thấy được vai trò của con người trong việc chinh phục cải tạo tự nhiên. Phương pháp thí nghiệm thực hành - thông báo Học sinh tiến hành thí nghiệm nhằm minh họa, củng cố kiến thức đã học. Có thể làm lại thí nghiệm biểu diễn của giáo viên nhằm rèn kỹ năng thực hành, hoặc thực hiện thí nghiệm khác cho cùng một nội dung học tập. Ví dụ: Sau khi dạy Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của thực vật (SH10). Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến sự nẩy mầm của hạt đậu xanh (nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ, oxy...). Học sinh được chia nhóm và tiến hành thí nghiệm tại phòng thí nghiệm sinh học để theo đỏi các chỉ tiêu: chiều cao cây, độ cứng của thân, màu sắc của thân lá, sau đó lập bảng so sánh rút ra kết luận. Nhân tố Chỉ tiêu Chiều cao cây (cm) Ðộ cứng của thân Màu sắc - Nhiệt độ lạnh - Thiếu Oxy - Ngập nước - Trong tối - Ðối chứng Vấn đề 1.17: Sử dụng phương pháp thí nghiệm thực hành - thông báo khi dạy Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của động vật - Hô hấp của lá (SH10). Phương pháp thí nghiệm thực hành - nghiên cứu Học sinh tiến hành thí nghiệm nhằm tự khám phá ra cái mới, những điều sắp học. Ví dụ: Cũng cho học sinh thực hành thí nghiệm trên (các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của sinh vật), nhưng không phải với mục đích minh họa củng cố mà kết quả thí nghiệm là nguồn cung cấp kiến thức mới. Vận dụng: trước khi dạy bài vai trò của men trong sự trao đổi chất và năng lượng của sinh vật. Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm thực hành - nghiên cứu: Sự tiêu hóa thức ăn glucid ở miệng. - Vấn đề: Nhai bánh mìĠ có vị ngọt, nhưng bánh mì thì lạt; vậy phải có chất gì đó ở miệng chuyển hóa tinh bột thành đường? - Giả thiết: Nhai kỷ bánh mì được nghiền nhỏ + thấm nước bọt (Amylaza) (tinh bột biến thành dường nhờ nước bọt. - Kế hoạch: Ðặt thí nghiệm thử phản ứng hồ tinh bột và phản ứng Fehling: * Bánh mì nhỏ dung dịch lygol cho vào dung dịch F. * bánh mì + H2O bọt: - Cho vào ống nghiệm có dung dịch F (37OC) - Cho vào ống nghiệm có dung dịch F và lygol. - Học sinh tiến hành thí nghiệm và ghi đúng kết quả: * Khi nhỏ lygol vào ống nghiệm chứa bánh mì không nhai và ống nghiệm chứa bánh mì nhai kỷ, ống nào có màu tím sẩm? * Khi đun nóng bánh mì không nhai trong ống nghiệm có chưa đủ dung dịch F không thấy xuất hiện màu đỏ. Nhưng ở ống chứa bánh mì nhai kỷ thấm nước bọt ( màu đỏ gạch.   - Ðánh giá: + Màu tím do thử phản ứng lygol (I2KI): có tinh bột. + Màu đỏ gạch: Sự tồn tại của đường. - Kết luận: Nước bọt có tác dụng trực tiếp làm biến đổi cấu trúc tinh bột thành đường đơn. Vậy giả thiết là đúng: Men có vai trò trong sự chuyển hóa các chất. Vấn đề 1.18: Sử dụng thí nghiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp với tư cách là thí nghiệm thực hành - nghiên cứu. 4.3. Thí nghiệm ở nhà Thí nghiệm ở nhà là phương pháp dạy học để học sinh tự lực hoàn thành các đề tài nghiên cứu nhỏ, các thí nghiệm dài hạn do giáo viên đề ra, có liên quan đến bài lên lớp. Kết quả thí nghiệm là một phần nội dung bài giảng được trình bày trong báo cáo của học sinh. Thí nghiệm ở nhà không chỉ có tác dụng quan trọng đến việc hoàn thiện tri thức mà còn tính thích suy nghĩ, động não của học sinh, nâng cao hoạt động độc lập của các em. Thí nghiệm ở nhà trường đơn giản, ít tốn kém, không đồi hỏi thiết bị phức tạp. Hoặc đó là những thí nghiệm đòi hỏi có sự theo dõi quan sát thường xuyên lâu dài diễn biến của các sự kiện hiện tượng sinh học. Ví dụ: - Thí nghiệm trồng cây theo mật độ thích hợp. - Thí nghiệm chế độ phân bón hợp lý. - Thí nghiệm thành công phản xạ có điều kiện. - Thí nghiệm về quang lũy tính (ảnh hưởng của ánh sáng đến sụ trổ bông của thực vật). Vấn đề 1.19: Vận dụng phương pháp thí nghiệm ở nhà trường khi giảng chương trình sinh trưởng phát triển của sinh vật (SH10). Khi giảng bài thường biến (SH12) IV.   SỰ LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC SINH HỌC Không thể lựa chọn phương pháp DHSH một cách ngẩu nhiên mà phải trên quan điểm sư phạm, căn cứ vào: - Mục đích của việc dạy học. - Nội dung tài liệu (nguồn thông tin) - Tâm lý lứa tuổi. - Cơ sở vật chất của DHSH. Tuy nhiên, không nên quan trọng hóa yếu tố cơ sở vật chất, xem nó là yếu tố quyết định. Vì chính giáo viên sinh học phải biết sáng tạo vận dụng mọi biện pháp nhằm đảm bảo bài học bằng những đồ dùng trực quan thích hợp. Việc thừa nhận vai trò quyết định của nội dung đã kích thích giáo viên tổ chức lại cơ sở vật chất cho DHSH. Qua thực tiển DHSH ở phổ thông cho thấy hơn 80% nội dung bài giảng về thực vật có sử dụng phương tiện trực quan. Do dó phương pháp trực quan và thực hành có ý nghĩa chủ yếu trong giảng dạy thực vật sinh học. Ngoài ra, học sinh ở lớp 6, lớp 7 với lứa tuổi 11,12 khi nghiêng cứu về thực vật đòi hỏi trong một tiết học phải có sự phối hợp nhiều phương pháp (ở lứa tuổi nầy họ sinh dễ bị kích thích, dể rung cảm, không tập trung chú ý lâu và tính hay thay đổi). Ðến cuối lớp 7 và lớp 8, học sinh trở nên ít biến động hơn, có thể tập trung chú ý lâu hơn, nhưng nói chung cũng còn cần thay đổi phương pháp trong một tiết dạy. Ở giáo trình động vật học (lớp 8) vật tự nhiên thường được thay thế bằng vật tượng hình, trực quan nhân tạo nhiều hơn so với giáo trình thực vật. Do đó giáo viên ít chọn phương pháp thực hành mà thường sử dụng phương pháp dùng lời kết hợp trực quan. Lớp 9: Nội dung sinh học bao gồm kiến thức về giải phẩu sinh lý động vật và bước đầu tìm hiểu về di truyền chọn giống, phương pháp thực hành được sử dụng nhiều hơn. Ở lớp 10, 11, chương trình sinh học mang tính khái quát nhiều hơn, mức độ trừu tượng hóa tăng. Hơn nữa, học sinh đã ở vào tuổi 16, 17; do đó các hình thức của phương pháp dùng lời có thể phức tạp hơn diễn giảng kết hợp vấn đáp, diễn giảng kết hợp báo cáo của học sinh, làm việc với sách giáo khoa kết hợp thảo luận). Phương pháp trực quan biểu diễn vật tượng hình chiếm ưu thế. Lớp 12, do tính chất kết thúc giáo trình sinh học ở bậc phổ thông và bậc sinh ở vào tuổi 18, 19. Vì vậy trong tiết giảng ít cần phải thay đổi phương pháp; phương pháp dùng lời chiếm ưu thế, hệ thống các kiến thức học sinh đã tiếp thu. Ngoài ra cần tăng cường hoạt động độc lập của học sinh bằng việc sử dụng sách giáo khoa, báo cáo của học sinh. Tóm lại: Tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả sư phạm của các phương pháp được chọn là xem các phương pháp đó có thể hiện được các mặt sau: - Ðáp ứng mục đích giáo dục, mục tiêu đào tạo, thực hiện các nhiệm vụ dạy học. - Có tác dụng dạy cho học sinh các phương pháp nhận thức, phát triển tư duy sáng tạo. - Phát huy tính tự giác, tự lực của học sinh trong học tập, phương pháp làm việc khoa học

File đính kèm:

  • docBAI 5 Phuong phap day hoc sinh pho thong.doc
Giáo án liên quan