Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường cho HS trường THCS Lập Lễ thông qua viết bài về Đề tài Bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn - Bùi Thị Loan

Bảo vệ môi trường đang là một trong những vấn đề vô cùng cấp bách hiện nay. Vì môi trường sống của chúng ta đang ở trong tình trạng ô nhiễm vô cùng nặng nề.

 Thứ trưởng bộ Tài nguyên và Môi trường Bùi Cách Tuyển nhấn mạnh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, thời gian qua Đảng và Nhà đã coi trọng nhiệm vụ bảo vệ, cải thiện môi trường và đã đạt nhiều kết quả tích cực.Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều hạn chế, mặc dù đã có nhiều giải pháp quyết liệt nhưng môi trường ở một số nơi chưa được kiểm soát.Trước đó, ngày 18/03/2013, chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 35/NQ-CP về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị quyết đã xác định hướng giải quyết 6 vấn đề môi trường cáp bách, từng bước đua ra Nghi quyết vào cuộc sống: đề xuất kêu gọi họp tác quốc tế để thực hiện nội dung Nghị quyết, đặc biệt là nội dung đầu tư xây dựng công trình hạ tầng bảo vệ môi trường, công trình xử lí nước thải tập trung tại các đô thị, lưu vực sông.

 

doc32 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường cho HS trường THCS Lập Lễ thông qua viết bài về Đề tài Bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn - Bùi Thị Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất. Nguyên nhân của những tình trạng đó là do đâu? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân mà đặc biệt là các bạn trẻ. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều...Thấy vậy nhưng không phải vậy! Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn. Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân. Và những việc chúng ta làm đối với môi trường, tuy hiện giờ ta chưa thấy được, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng tới ta ít nhiều. Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường tiếp diễn. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí. Nhiều người đã trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của nạn ô nhiễm môi trường. Điển hình như “làng ung thư” Thạch Sơn ở Phú Thọ, hàng trăm người đã chết vì căn bệnh ung thư mà nguyên nhân là do dùng nguồn nước bị ô nhiễm thải ra Nhà máy Hóa chất Lâm Thao, Phú Thọ. Hàng năm có khoảng 16.000 người ở Việt Nam chết vì những căn bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Dự báo trong những năm tới, con số này còn có thể tiếp tục gia tăng. Cạn kiệt tài nguyên sinh vật là một hậu quả khác không thể tránh được của ô nhiễm môi trường. Các rặng san hô ở cửa sông cũng như các vùng nước lợ biến mất dần. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển nam trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số loài vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển đặc quánh như cháo. Ngoài ra, trong tương lai gần, Việt Nam có thể sẽ bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do lượng nước sạch bị ô nhiễm ngày một nhiều Không! Chúng ta cần phải tiếp tục công cuộc bảo vệ và làm sạch môi trường bằng những biện pháp tốt hơn, thiết thực hơn nữa! Thứ nhất, phải có các hình thức xử phạt thật nặng và nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan có hành vi phá hoại môi trường, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần giáo dục ý thức cho người dân qua các hình thức tuyên truyền, cổ động như tổ chức những buổi giao lưu bàn về vấn đề môi trường tại các đơn vị hành chính cấp phường, xã...Đưa những bài viết chi tiết hơn về môi trường trong các sách giáo khoa ngay từ cấp tiểu học, giúp học sinh có thái độ và cái nhìn đúng đắn về môi trường và những hậu quả của việc phá hoại môi trường, từ đó giúp các em biết yêu và bảo vệ môi trường mình đang sống. Một cách khác để giúp bảo vệ môi trường phát động thường xuyên hơn những phong trào tình nguyện như bảo vệ môi trường khu dân cư, dọn rác ở các khu vực công cộng, làm sạch bãi biển... Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau! E.Bài kiểm tra 45 phút: Đề bài: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên tivi .Hãy viết bài văn ngắn( khoảng một trang giấy) miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó. Qua việc miêu tả trận bão, em có suy nghĩ gì về tác hại của thiên tai và nguyên nhân làm tăng thêm thêm thiên tai hiện nay. Đáp án: Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu trận bão diễn ra ở đâu, khi nào . - Đánh giá khái quát về trận bão ( rất lớn , thiệt hại về người , tài sản..) Thân bài: (8 điểm) 1. Kể lại trận bão đi qua như thế nào, diễn biến ra sao ( 2 điểm). 2. Miêu tả quang cảnh khi trận bão diễn ra:( 2 điểm) - Gió to... - Mưa mù mịt, xối xả.... - Cây cối ngả nghiêng.... - Nước dâng mênh mông.... 3. Miêu tả quang cảnh khi trận bão đi qua: ( 2 điểm) - Nhiều ngôi nhà bị tốc mái.... - Cây cối gãy cành, bạt gốc, đổ ngả nghiêng... - Nước ngập ruộng đồng, lúa ngô... - Điện mất, giao thông ngừng trệ... 4. Nêu suy nghĩ của mình về trận bão: ( 2 điểm) - Khủng khiếp, thiệt hại lớn về người, tài sản.... - Nguyên nhân gây ra thiên tai, lũ lụt có nhiều nguyên nhân do chính con người: chặt phá rừng bừa bãi, khai thác khoáng sản bừa bãi, rác thải bừa bãi , nhiều nhà máy tha khí độc... - Để góp phần hạn chế con người cần chung tay bảo vệ môi trường: không chặt phá rừng bừa bãi, vứt rác đúng quy định, ... Kết bài : (1 điểm) Thiên nhiên phụ thuộc rất nhiều vào chính con người. Con người bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của mình. ( 1 điểm) Lập Lễ , ngày 20 tháng 12 năm 2013 Người viết Bùi Thị Loan ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG SƯ PHẠM NHÀ TRƯỜNG ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... T/M HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH; TRƯỞNG BAN ĐÁNH GIÁ CỦA BAN THẨM ĐỊNH CHYÊN MÔN PGD: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBùi Thị Loan.doc
Giáo án liên quan