Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Trường THCS Giao Xuân

A) Mục tiêu bài học.

 – Giúp H nắm đưcợ thực trạng định hướng nghề và chọn nghề của H trong thời gian vừa qua.

- Học sinh hiểu được ý nghĩa của việc định hướng nghề và chọn nghề.

- H nắm được cơ sở khoa học.

- Giáo dục ý thức lựa chọn nghề nghiệp và hướng đi sau khi TNTHCS.

B) Chuẩn bị.

G: Nghiên cứu soạn bài

H: Vở ghi

C) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học.

1) Ổn định tổ chức.

9C:

2) Kiểm tra.

3) Bài mới.

G: Giới thiệu bài

I) Thực trạng của việc định hướng nghề và chọn nghề của học sinh trong thời gian vừa qua.

? Sau khi TNTHCS em sẽ làm gì?

H: - Thi vào cấp 3

- Học nghề.

? Tại sao em muốn học lên THPT

H: Trả lời

G:: Khái quát: Có nhiều lí do:

- Muốn tiếp tục học đẻ có được tri thức đáp ứng yêu cầu của xã hội.

- Vì hoàn cảnh bố mẹ bắt đi học

- Vì phong trào thấy các bạn đi học cũng muốn đi học

? Qua đây em có đánh giá gì về cách chọn nghề của học sinh trong thời gian vừa qua

G: Gợi ý: Với H sau khi TNTHCS đã có ý thức lựa chọn nghề chưa

- Việc định hướng nghề và chọn nghề của H trong thời gian vừa qua mắc rất nhiêù sai lầm, dự định chọn nghề và chọn nghề chủ yếu theo cảm tính của cá nhân và gia đình, mang nặng t/c chủ quan và phiến diện thiếu tính thực tiễn và hoàn toàn không phù hợp với những điều kiện KTXH của nước ta hiện nay.

- Đối với H THCS: hầu hết H đều muốn học lên THPT, rất ít H sau khi TNTHCS thi vào các trường THCN và DN

- Đối với H THPT coi con đường thi vào các trường đại học là hướng duy nhất.

G: Phân tích thêm

- Với H THCS: hầu hết muốn học lên THPT bất kể ở sức học nào và kể cả những H có h/c kt gđ khó khăn

- Rất nhiều H sau khi TN biết rằng đi thi cũng ít có khả năng đỗ, song cứ đi thi xem sao, đi thi theo phong trào, đi thi vì 1 chút sĩ diện cá nhân và gđ, đi thi vì vui chúng, vui bạn, đi thi để được dịp lên t/p

? Nguyên nhân nào dẫn đến những sai lầm trong dự định chọn nghề trong những năm vừa qua?

- H còn lúng túng, bỡ ngỡ không có sự hiểu biết tối thiểu về thế giới nghề nghiệp.

G: Vì có thể không biết muốn tìm hiểu 1 nghề nào đó thì cần phải tìm hiểu những yếu tố nào của nghề hoặc hiểu biết 1 nghề rất phiến diện, sơ sài

- H chưa tự đánh giá đúng bản thânvề phẩm chất và năng lực, những đặc điểm về tâm sinh lí của bản thân những điểm mạnh, yếu , hoàn cảnh gđ, đặc điểm KTXH của địa phương và nơi H đang sống.

- Phần lớn H có dự định chọn nghề chỉ theo 1 suy nghĩ duy nhất là dựa vào ý thích của cá nhân, hoàn toàn theo cảm tính chủ quan không dựa trên đặc điểm của nghề và cũng không dựa vào đặc điểm của bản thân (Nghĩa là không dựa trên 1 cơ sở khoa học nào)

 

doc23 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Hướng nghiệp Lớp 9 - Trường THCS Giao Xuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huẩn kiến thức - Đào tạo tại các trường CĐ, ĐH nông nghiệp, thuỷ sản, ... 5, Triển vọng phát triển của nghề. ? Đánh giá gì về vị trí của nghề trong tương lai Đang phát triển mạnh mẽ và được nhân dân tham gia đông đảo vì họ thấy rõ việc nuôi cá cho SL cao hơn. 4) Củng cố – dặn dò. ? Nêu yêu cầu đối với nghề làm vườn, nghề nuôi cá? 5) Hướng dẫn về nhà - Học bài theo vở ghi. - Xem lại các nghề khác: nghề thú y, nghề thợ may, chữa xe máy, ... Ngày tháng năm 2007 Kí duyệt của BGH Tháng 1 Ngày soạn: 12/ 2007 Ngày dạy: 01/ 2008 Hệ thống giáo dục trung học và đào tạo nghề của trung ương và địa phương Ngày soạn: 1/ 2008 Ngày dạy: 2/ 2008 A. Mục tiêu cần đạt. Giúp học sinh: - Biết một cách khái quát về các trường THCS và các trường dạy nghề ở Trung ương và địa phương. - Biết cách tìm hiểu hệ thống giáo dục THCS, THCN và đào tạo nghề - Có thái độ chủ động tìm hiểu thông tin về hệ thống trường THCN và dạy nghề để sẵn sàng chọn trường. B. Chuẩn bị. G: Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án H: Tìm hiểu các thông tin liên quan. C. Tiến trình các hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới I. Thế nào là lao động qua đào tạo và không qua đào tạo. ? Em hiểu thế nào là lao động qua đào tạo và không qua đào tạo - H: Trả lời G: Nhận xét Giáo viên nhận xét bổ sung và chuẩn kiến thức G: Đưa ra số liệu về lao động qua đào tạo và không qua đào tạo của Việt Nam ? Nhận xét gì về trình độ lao động của người lao động ở nước ta - Trình độ lao động qua đào tạo còn thấp ? Theo em lao động qua đào tạo có vai trò như thế nào đối với sản xuất. Lao động qua đào tạo có gì ưu việt so với lao đọng không qua đào tạo. H: Thảo luận theo nhóm H: Đại diện các nhóm trả lời H: Nhận xét, bổ sung G: Chuẩn kiến thức - Lao động qua đào tạo có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất (giáo viên phân tích) II. Mục tiêu đào tạo của hệ thống THCN, dạy nghề và tiêu chuẩn xét tuyển vào trường. 1. Mục tiêu của đào tạo dạy nghề. - Đào tạo người lao động có kiến thức và kĩ năng nghề phổ thông. Công nhân kĩ thuật, nhân viên nghiệp vụ. - Mục tiêu của giáo dục THCN: nhằm đào tạo kĩ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ có kíên thức và kĩ năng nghề nghiệp ở trình độ trung cấp 2. Tiêu chuẩn xét tuyển vào trường - Điều 28 Khoản 1 Luật giáo dục ghi: THCN được thực hiện từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp THCS, từ 1 đến 2 năm đối với người có bằng THPT III. Tìm hiểu trường THCN và trường dạy nghề 1. Trường THCN G: Nêu yêu cầu tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau đây - Tên trường, truyền thống của trường - Địa điểm của trường - Số điện thoại của trường - Số khoa và tên từng khoa trong trường - Đối tượng tuyển vào trường - Các môn thi tuyển - Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp ra trường G: Cho các nhóm thảo luận H: Đại diện các nhóm trình bày H: Nhận xét G: Cung cấp một số thông tin về các trường THCN 2. Các trường dạy nghề G: Yêu cầu học sinh tìm hiểu và viết nội dung theo các mục sau - Tên trường, truyền thống của trường - Địa điểm của trường - Số điện thoại của trường - Các nghề được đào tạo trong trường - Đối tượng tuyển vào trường - Bậc tay nghề được đào tạo - Khả năng xin việc sau khi tốt nghiệp G: Yêu cầu các nhóm cùng trao đổi bàn bạc G: Giới thiệu các nguồn tư liệu cho học sinh 4. Củng cố dặn dò. - Học bài theo vở ghi - Nghiên cứu chuyên đề tiếp: Các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS Ngày tháng năm 2008 Kí duyệt của BGH Tháng 2 Ngày soạn: 1/ 2008 Ngày dạy: 2/ 2008 Hội thảo các hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS A. Mục tiêu cần đạt. - Giúp học sinh tìm hiểu một số hướng đi sau khi tốt nghiệp THCS: có thể học tiếp THPT, ở lại nhà trực tiếp lao động sản xuất. - Giáo dục ý thức lựa chọn hướng đi sao cho phù hợp với trình độ, năng lực, sở thích của bản thân và hoàn cảnh gia đình. B. Chuẩn bị. G: Nghiên cứu bài dạy H: Tìm hiểu năng lực bản thân, các nghề trong thực tế. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra 3. Bài mới I. Các hướng đi sau khi tốt nghiệp ra trường. B1: Yêu cầu học sinh thảo luận theo hệ thống câu hỏi sau ? Sau khi tốt nghiệp em sẽ làm gì ? Vì sao em lại chọn hướng đi đó - Lấy ý kiến học sinh + Học lên PTTH (chính quy, dân lập) + Học ở các trường THCN + Học nghề dài hạn + Học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. + Tham gia lao động G: Trên cơ sở đó giáo viên chia lớp thành các nhóm + Nhóm 1: Học tiếp lên THPT + Nhóm 2: Học nghề + Nhóm 3: Trực tiếp tham gia lao động sản xuất B2: Yêu cầu học sinh thảo luận về điều kiện cụ thể để có thể đi theo hướng trên Gợi ý: Nguyện vọng, năng lực, hoàn cảnh gia đình G: Sau đó yêu cầu đại diện nhóm trả lời, trình bày quan điểm của nhóm mình. + Nhóm 1: Học tiếp lên THPT, tiếp tục mở mang kiến thức, hoàn cảnh gia đình khá + Nhóm 2: Trở thành công nhân lành nghề Có năng khướu về một số ngành nghề + Nhóm 3: Giúp đỡ gia đình tăng gia sản xuất Không có đủ trí tuệ để theo học tiếp Gia đình khó khăn B3: Yêu cầu học sinh thảo luận tiếp phát hiện xem so với yêu cầu chung của các hướng đi ấy có ai đáp ứng đúng yêu cầu đó không ? Đặc biệt lưu ý giữa hướng đi với năng lực bản thân ? trình độ ? hoàn cảnh gia đình ? - Các nhóm trình bày - Có xảy ra mâu thuẫn giữa các điều kiện trên. - Mâu thuẫn giữa năng lực và nguyện vọng - Mâu thuẫn giữa nguyện vọng và hoàn cảnh gia đình. ? Đứng trước mâu thuẫn đó em giải quyết như thế nào Biện pháp Phấn đấu, rèn luyện vươn lên trong học tập để thực hiện ước mơ của bản thân. Tham gia lao động sản xuất vừa học vừa làm. B4: Mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình B5: Giáo viên tổng kết buổi thảo luận Qua đây các em cùng gia đình hãy đánh giá đúng năng lực của bản thân, sở thích, hoàn cảnh gia đình để chọn cho mình hướng đi đúng đắn sau khi tốt nghiệp THCS 4. Củng cố, dặn dò. ? Sau khi tốt nghiệp em sẽ làm gì? Ngày tháng năm 2008 Kí duyệt của BGH Tháng 3 Tư vấn hướng nghiệp A. Mục tiêu cần đạt. - Hiểu được ý nghĩa của tư vấn trước khi chọn nghề. Có được một số thông tin cần thiết để tiếp xúc với cơ quan tư vấn hướng nghiệp có hiệu quả. - Biết cách chuẩn bị những tư liệu cho tư vấn hướng nghiệp. - Có ý thức cầu thị trong khi tiếp xúc với nhà tư vấn hướng nghiệp. B. Chuẩn bị G: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị những nội dung trước khi gặp cơ quan tư vấn hướng nghiệp. H: Nghiên cứu các nghề mà bản thân yêu thích C. Tiến trình các hoạt động dạy và học. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới. I. Tìm hiểu một số vấn đề chung của tư vấn hướng nghiệp * Khái niệm tư vấn hướng nghiệp. G: Giải thích cho hs khái niệm - Công tác hướng nghiệp gồm 3 bộ phận cấu thành: định hướng nghề nghiệp; tuyển chọn nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp. Hình thức tư vấn này ở trường phổ thông gọi là tư vấn hướng nghiệp. + Định hướng nghề nghiệp: là việc xác định những nghề có thể tham giả trong đó có xếp thứ tự ưu tiên của sự lựa chọn ? Để định hướng nghề nghiệp đúng phải như thế nào - Phải có những thông tin cần thiết về những yêu cầu đối với con người mà nghề đặt ra, những thông tin thị trường lao động. G: Thiếu một trong hai loại thông tin đó việc định hướng sẽ có những sai lệch, do đó không thể chọn được nghề phù hợp ? Thế nào là tuyển chọn nghề nghiệp - Là công việc xác định sự phù hợp nghề của một người cụ thể trước khinhận hay không nhận họ vào làm việc ở nơi cần nhân lực G: Người làm phải có hai nguồn thông tin: + Nắm chắc nhu cầu cụ thể về số lượng, chất lượng nhân lực sẽ tuyển + Phải nghiên cứu để hiểu biết một số đặc điểm, nhân cách của người đi tìm việc làm ? Thế nào là tư vấn hướng nghiệp - Là công việc đòi hỏi người làm việc phải có tinh thần trách nhiệm rất cao trước việc đưa ra những lời khuyên. ? Qua đây em cho biết tư vấn hướng nghiệp có ý nghĩa như thế nào - ý nghĩa cần thiết: Qua tư vấn người ta có thể có sự định hướng nghề nghiệp đúng hơn hoặc sẽ chuẩn bị tốt hơn đối với việc được tuyển vào làm việc trong nghề nào đó. Thực chất của tư vấn hướng nghiệp là cho những lời khuyên chọn nghề đối với những ai muốn tìm cho mình một nghề yêu thích để công hiến tài năng và trí tuệ của mình. G: Trao đổi với học sinh về những nội dung cần thiết để nhận được những lời khuyên chọn nghề. Ví dụ: Bệnh viện, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề.. G: Hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị những thông tin về bản thân đưa cho cơ quan tư vấn. II. Xác định đối tượng lao động mình ưa thích. - Giáo viên giới thiệu bảng xác định đối tượng lao động. Sau đó yêu cầu học sinh làm những việc như sau: + Đánh dấu (+) hoặc (-) vào những con số phù hợp cho biết đối tượng lao động nào thích hợp với mình. Mỗi học sinh ghi vào một tờ giấy về đối tượng phù hợp với mình. Sau đó nêu rõ những yêu cầu về đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. - Giáo viên cho một số học sinh đọc bản ghi của mình – Lớp trao đổi, thảo luận. - Giáo viên tổng kết và nêu lên những sai lầm khi chọn nghề mà học sinh thường mắc phải. III. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị tư liệu để gặp cơ quan làm công tác tư vấn chọn nghề. Cần chuẩn bị các tư liệu sau: a, Sự phát triển thể lực và sức khoẻ (tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng) b, Học vấn, sở thích. + Những văn bằng đã có + Trình độ ngoại ngữ, sử dụng máy tính + Những lớp tập huấn dài hạn của các đoàn thể + Những lĩnh vực tri thức ưa thích + Năng khiếu + Những hoạt động xã hội , đoàn thể tham gia c, Quan hệ gia đình và xã hội - Hướng nghiệp của bố mẹ, anh chị em trong gia đình - Nghề truyền thống của gia đình hay dòng họ. - ý kiến của cha mẹ, người thân về chọn nghề - Đánh giá của người xung quanh về thái độ và năng lực trong các hoạt động. IV. Thảo luận về đạo đức nghề nghiệp. G: Cho học sinh nêu lên nghề định chọn và xác định nghề đó đòi hỏi phẩm chất đạo đức gì của người làm nghề ? Lấy ý kiến. G: Kết luận: - Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, lao đọng có năng suất cao. - Toàn tâm toàn ý chăm lo đến đối tượng lao động của mình - Luôn hoàn thiện nhân cách và tay nghề. 4. Củng cố. - G: Khái quát - Về nhà học bài theo vở ghi. Ngày tháng năm 2008 Kí duyệt của BGH

File đính kèm:

  • docGIAO AN H NGHIEP LOP 9.doc