Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 24: Thưởng thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được tác hại và biết một số biện pháp phòng, chống thiên tai.

- Biết tham gia tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với từng địa phương.

2. Kỹ năng:

 - Biết cách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.

3. Về thái độ

 - Xác định thái độ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong phòng chống thiên tai.

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN

1) Cấu trúc nội dung:

II - Thiên tai và tác hại của chúng và cách phòng tránh.

2) Nội dung trọng tâm:

HS nắm được các biện pháp phòng chống thiên tai

3) Thời gian

- Tổng số thời gian: 1 tiết.

III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ :

1. Đối với giáo viên

- Chuẩn bị giáo án theo tài liệu hướng dẫn, nội dung và phương pháp hướng vào phát huy tính tích cực của người học.

2. Đối với học sinh

- S¬ưu tầm các tranh ảnh về biến đổi khí hậu (Sóng thần, lốc, vòi rồng, sa mạc.)

- Chuẩn bị đầy đủ những nội dung theo yêu cầu bài học, sách giáo khoa.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 24: Thưởng thức phòng tránh một số loại bom đạn và thiên tai (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5. THƯỜNG THỨC PHÒNG TRÁNH MỘT SỐ LOẠI BOM ĐẠN VÀ THIÊN TAI (tt) Tiết PPCT: 24 Ngày biên soạn: 19/02/2012. Ngày thực hiện: 22/02/2012. Lớp: 10T3 Tiết: 8 * NỘI DUNG: Thiên tai, tác hại của chúng và cách phòng tránh. I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được tác hại và biết một số biện pháp phòng, chống thiên tai. - Biết tham gia tuyên truyền, vận động và thực hiện chính sách phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, phù hợp với từng địa phương. 2. Kỹ năng: - Biết cách phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. 3. Về thái độ - Xác định thái độ trách nhiệm của thanh niên học sinh trong phòng chống thiên tai. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN Cấu trúc nội dung: II - Thiên tai và tác hại của chúng và cách phòng tránh. Nội dung trọng tâm: HS nắm được các biện pháp phòng chống thiên tai 3) Thời gian - Tổng số thời gian: 1 tiết. III. YÊU CẦU CHUẨN BỊ : 1. Đối với giáo viên - Chuẩn bị giáo án theo tài liệu hướng dẫn, nội dung và phương pháp hướng vào phát huy tính tích cực của người học. 2. Đối với học sinh - Sưu tầm các tranh ảnh về biến đổi khí hậu (Sóng thần, lốc, vòi rồng, sa mạc...) - Chuẩn bị đầy đủ những nội dung theo yêu cầu bài học, sách giáo khoa. IV. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY : Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại thiên tai và tác hại của chúng NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV nêu các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam, diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai trong thời gian vừa qua, để từ đó làm rõ các biện pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. * Các loại thiên tai chủ yếu ở Việt Nam: Bao gồm: Bão, Lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, gập úng, hạn hán và sa mạc hoá, Xâm nhập mặn, tố, Sạt lở, động đất sóng thần và nước biển dâng. - Bão:+ Là mộ trong những thiên tai rất nguy hiểm, thường xuất hiện lúc triều cường, nước biển dâng cao,kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. + Có sức gió trên cấp 8 với vận tốc 62 km/h trở lên - Lũ lụt: là một hiện tượng tự nhiên hầu như xảy ra hàng năm. + Lũ: là do nước sông dâng cao trong mùa mưa. + Lụt: là do khi nước sông dâng cao, vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ngấp trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào đó. - Lũ quét, lũ bùn đá: thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi dốc lớn cường độ mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ, sạt lở đất lấp dòng chảy. Lũ quét rất nguy hiểm, thường gây nghiêm trọng về người và của. - Ngập úng: là do mưa lớn gây ra, tuy ít thiệt hại về người, nhưng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. - Hạn hán và sa mạc hóa: + Hạn hán: Là hiện tượng thời tiết khô không bình thường ở một khu vực trong một thời gian dài không có mưa hay mưa không đáng kể. + Sa mặc hóa: Là do hạn hán kéo dài. Ở nước ta có một số vùng có nguy cơ sa mặc hóa là vùng Nam Trung Bộ ( tĩnh: Ninh Thận, Bình Thuận ) * Tác hại của thiên tai GV phân tích làm rõ tác hại của thiên tai trên các mặt như: - Thiên tai là tác nhân trực tiếp cản trở sự phát triển kinh tế xã hội, là trở lực lớn của quá trình phấn đấu đạt các mục tiêu kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo. Hiện nay nước ta có khoảng trên 80% dân số chịu ảnh hưởng của thiên tai, chỉ tỉnh trong 5 năm (2002 - 2006) thiên tai đã làm khoảng 1.700 người thiệt mạng, thiệt hại tài sản nhà nước ước tính 75.000 tỷ đồng. - Trong năm 2009, tổng thiệt hại do các đợt thiên tai, lũ lụt trên cả nước gây ra là 23.745 tỷ đồng với 426 người chết, 28 người mất tích, 1.390 người bị thương cùng nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản, hoa màu và các công trình công cộng. - Thiên tai gây hậu quả về môi trường: tàn phá gây ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh, tác động xấu đến sản xuất và đời sống cộng đồng. - Thiên tai còn gây ra hậu quả đối với quốc phòng an ninh như: phá huỷ các công trình quốc phòng an ninh, làm suy giảm nguồn dự trữ quốc gia, là tác nhân gây ra sự mất ổn định đời sống nhân dân và trật tự xã hội. - GV nhận xét câu trả lời của học sinh sau đó đưa ra kết luận toàn nội dung - Học sinh chú ý nghe, quan sát , ghi chép ý chính. - HS tham khảo sách phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra - Học sinh chú ý nghe, ghi chép ý chính. Có thể đặt câu hỏi cho GV trả lời, trả lời bổ sung câu hỏi của các bạn trong lớp. - HS nghe ghi chép kết luận của giáo viên Hoạt động 2: Một số biện pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Đây là nội dung trọng tâm, có tính chất định hướng và cung cấp kỹ năng cần thiết cho học sinh, GV cần tập trung thời gian nhất định, có thể đặt câu hỏi cho HS trả lời các nội dung đó là: a) Chấp hành nghiêm các văn bản pháp luật về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. b) Tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai: Như chương trình trồng rừng đầu nguồn. Rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, chương trình hố chứa nước cắt lũ, chống hạn, chương trình sống chung với lũ, chương trình an toàn cho tàu đánh bắt hải sản, chương trình củng cố và nâng cấp hệ thống đê điều. c) Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. d) Hợp tác quốc tế về cảnh báo, dự báo thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, tạo điều kiện cho tầu thuyền tránh trú bão, khai thác hợp lý an toàn các nguồn lợi trên biển với các nước có chung biên giới trên đất liền, trên biển. e) Công tác cứu hộ cứu nạn Từng người và gia đình cần chuẩn bị các phương tiện cứu hộ cứu nạn theo sự hướng dẫn chính quyền địa phương, sẵn sàng sơ tán đến nơi an toàn nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai ra. g) Công tác cứu trợ khắc phục hậu quả. + Cấp cứu người bị nạn. + Làm vệ sinh môi trường. + Giúp đỡ các gia đình bị nạn ổn định đời sống. + Khôi phục sản xuất và sinh hoạt. h) Công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai làm cho mọi ngời thấy rõ nguyên nhân tác hại của thiên tai, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng trong phòng chống giảm nhẹ thiên tai - Học sinh chú ý nghe giáo viên giới thiệu và phân tích nội dung và ghi chép ý chính - Học sinh tham khảo sách giáo khoa phát biểu trả lời câu hỏi GV đặt ra , có thể dặt câu hỏi cho giáo viên trả lời - Học sinh chú ý nghe, và trả lời bổ sung câu hỏi của các bạn trong lớp.Ghi chép nhận xét kết luận của giáo viên. Hoạt động 3: Tổ chức thảo luận, Tổng kết bài NỘI DUNG. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS a) Tổ chức thảo luận - Câu hỏi thảo luận: 1. Nêu một số loại thiên tai và tác hại của nó. 2. Các biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. - Giáo viên nhận xét kết luận đánh giá cho điểm từng tổ , sau đó tổng hợp nhận xét toàn nội dung của bài b) Tổng kết, đánh giá - GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học - Nhận xét tiết học, kiểm tra trang phục - Yêu cầu HS ôn luyện các nội dung ở nhà thông qua các câu hỏi SGK. - Dặn dò học sinh đọc trước bài 6 (SGK). - Chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 2 tổ thảo luận theo nội dung câu hỏi: + Tổ 1, 2: Tác hại của thiên tai + Tổ 3,4: Cách phòng tránh thiên tai - HS nghe ghi chép kết luận của giáo viên - HS nghe và ghi chép kết luận giải đáp và hướng dẫn ôn tập của giáo viên - Đọc trước bài 6 sách giáo khoa Nhận xét của GVHD: ........................................................................................................................ GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Trần Phước Đức

File đính kèm:

  • docga qp xuantrinh08stq.doc
Giáo án liên quan