Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Khối 11 - Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh

I- MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

 Giúp cho học sinh nắm chắc những nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự. Xác định rõ trách nhiệm đối với nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, hoàn thành chương trình giáo dục quốc phòng với kết quả tốt.

2. Về thực hành

Chấp hành đầy đủ các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động quốc phòng ở nhà trường, ở địa phương và xây dựng quân đội.

3. Về thái độ

Xây dựng niềm tự hào và trân trọng truyền thống vẻ vang của quân đội nhân dân Việt Nam, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng phục vụ trong ngạch dự bị động viên.

II- CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN.

 1- Cấu trúc nội dung

 

doc16 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 77 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng an ninh Khối 11 - Bài 2: Luật nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n đều 62. Quy định địa điểm đăng ký quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của quân nhân dự bị và công dân sẵn sàng nhập ngũ, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự. - Chương IX: Việc nhập ngũ theo lệnh tổng động viên hoặc lệnh động viên cục bộ, việc xuất ngũ theo lệnh phục viên. Từ điều 63 đến điều 68. Quy định việc nhập ngũ, xuất ngũ trong trường hợp đặc biệt. - Chương X: Việc xử lý các vi phạm. Điều 69. - Chương XI: Điều khoản cuối cùng. Điều 70, điều 71. Quy định hiệu lực của Luật và trách nhiệm tổ chức thi hành Luật. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên cần tổ chức các hoạt động như sau: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Gọi học sinh A đọc chương I luật nghĩa vụ quân sự: H: Qua nghe A đọc, em cho biết chương I của luật nghĩa vụ quân sự gồm mấy điều, tóm tắt nội dung chương I? Củng cố, bổ sung, kết luận Học sinh A đọc, cả lớp ngồi nghe Học sinh suy nghĩ trả lời 2. Nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2005 a) Những quy định chung: * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với tổ quốc, nhân dân, nhà nước XHCN. Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Công dân nam giới không phân biệt thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú có nghiã vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Người đang trong thời kỳ bị pháp luật hoặc toà án nhân dân tước quyền phục vụ trong các lực lượng vũ trang nhân dân hoặc người đang bị giam giữ thì không được làm nghĩa vụ quân sự. Riêng đối với công dân nữ ở trong độ tuổi từ 18 đến 40 có chuyên môn kỹ thuật cần cho quân đội trong thời bình có trách nhiệm đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần này giáo viên nên xây dựng các câu hỏi tình huống để học sinh trả lời từ đó khái quát thành nội dung bài học. Ví dụ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Công dân trong thời gian tại ngũ có được phép xây dựng gia đình không? H: Công dân đang tại ngũ có quyền bầu cử không? Củng cố, bổ sung, kết luận: Quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện có quyền và nghĩa vụ của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định. Học sinh trả lời Học sinh trả lời b) Chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ: * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Nội dung chuẩn bị cho thanh niên nhập ngũ gồm: - Huấn luyện quân sự phổ thông. - Đào tạo cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật cho quân đội. - Đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ đối với công dân nam đủ 17 tuổi. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần này giáo viên nên xây dựng các câu hỏi tình huống để học sinh trả lời từ đó khái quát thành nội dung bài học. Ví dụ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Vũ Văn An sinh ngày 12/8/2002 tháng 4/2008 có phải đến cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự không ? tại sao ? Củng cố, bổ sung, kết luận nội dung : Công dân nam dủ 17 tuổi phải đên cơ quan quân sự đăng ký nghĩa vụ quân sự và kiểm tra sức khoẻ. Học sinh trả lời Ghi bài c) Phục vụ tại ngũ trong thời bình: * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần. Đối tượng và độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định như sau: - Độ tuổi gọi nhập ngũ được quy định đối với công dân nam trong thời bình là từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. - Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan và binh sỹ là mười tám tháng. Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sỹ quan chỉ huy, hạ sỹ quan và binh sỹ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sỹ quan và binh sĩ trên tàu hải quân là hai mươi bốn tháng. - Việc tính thời điểm bắt đầu và kết thúc thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sỹ quan và binh sỹ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Thời gian đào ngũ không được tính vào thời hạn phục vụ tại ngũ. - Những công dân sau đây được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. - Những công dân sau đây được miễn gọi nhập ngũ trong thời bình: - Chế độ chính sách đối với hạ sỹ quan, binh sỹ phục vụ tại ngũ được quy định như sau: - Quyền lợi của gia đình hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần này giáo viên nên xây dựng các hệ thống câu hỏi tình huống để học sinh trả lời từ đó khái quát thành nội dung bài học. Ví dụ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Trong thời bình, anh Vũ Văn An sinh ngày 12/8/2001có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? t ại sao? H: Trong thời bình, anh Vũ Văn An sinh ngày 12/7/1983 có giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, anh ta không chấp hành, như vậy có vi phạm luật nghĩa vụ quân sự không? t ại sao? Củng cố, bổ sung, kết luận nội dung  : Độ tuổi gọi nhập ngũ của công dân nam tronh thời bình là từ đủ 18 tuổi đên hết 25 tuổi. H: Trong thời bình, anh Vũ Văn Bình là sinh viên năm thứ 2 trường đại học thương mại nhận được giấy gọi nhập ngũ vào ngày 3/3/2008, giấy gọi nhập ngũ đó có đúng luật không? tại sao?..... Học sinh trả lời Học sinh trả lời Ghi bài d) Xử lý các vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự: * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh Xử lý vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự nhằm bảo đảm tính nghiêm minh và triệt để của pháp luật. Bất kể ai vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự đều bị xử lý theo pháp luật. * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Cần lưu ý với học sinh việc xử lý công dân vi phạm luật nghĩa vụ quân sự thể hiện tính công bằng, dân chủ, công minh của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật. 3. Trách nhiệm của học sinh * Y êu cầu ki ên thức cần truy ền đ ạt cho h ọc sinh a) Học tập chính trị, quân sự, rèn luyện thể lực do trường lớp tổ chức: b) Chấp hành quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự: c) Đi kiểm tra sức khỏe và khám sức khỏe: d) Chấp hành nghiêm lệnh gọi nhập ngũ: * Những điểm cần lưu ý trong quá trình giảng dạy. Để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh khi học phần này giáo viên nên xây dựng các hệ thống câu hỏi học sinh trả lời từ đó khái quát thành nội dung bài học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh H: Tại sao học sinh trong các trường phải huấn luyện quân sự phổ thông ? Củng cố, bổ sung, kết luận: Trang bị cho học sinh kiến thức quân sự phổ thông khi nhập ngũ có điều kiện thuận lợi học tập rèn luyện thành chiến sĩ tốt. H: Trong qua trình học tập em xác định tinh thần thái độ học tập như thế nào? Củng cố, bổ sung, ( có thể uốn nắn thái độ học tập của học sinh) kết luận: Học tập đầy đủ và có kết quả cao nhất , giúp đỡ bạn trong quá trình học tập. H: sau khi học tập quân sự phổ thôn gem vận dụng kiến thức đã học vào thực tế như thế nào? Củng cố, bổ sung, ( có thể uốn nắn thái độ học tập của học sinh) kết luận: Xây dung nề nếp sinh hoạt tập thể có nề nếp, kỷ luật, xây dung nếp sống văn minh trong và ngoài nhà trường. Học sinh trả lời Ghi bài Học sinh cá biệt trả lời Ghi bài Học sinh cá biệt trả lời Ghi bài VI- HƯớNG DẫN CÂU HỏI KIểM TRA, ĐáNH GIá 1. Trình bày sự cần thiết phải ban hành Luật nghĩa vụ quân sự? Cần làm rõ 3 nội dung: - Để kế thừa và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân ta. - Để phát huy quyền làm chủ của công dân, tạo điều kiện để công dân làm tròn nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. - Để đáp ứng với yêu cầu xây dựng quân đội trong thời kỳ mới. 2. Luật Nghĩa vụ quân sự đã sửa đổi bổ sung vào những ngày tháng năm nào? Luật gồm mấy chương, bao nhiêu điều? Làm rõ ngày tháng năm sửa đổi, bổ sung, nội dung sửa đổi, bổ sung. 3. Nghĩa vụ quân sự là gì? Độ tuổi dăng ký nghĩa vụ quân sự, trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự? Câu hỏi này cần làm rõ 3 ý: - Khái niệm nghĩa vụ quân sự. - Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự: - Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đang ký nghĩa vụ quân sự 4. Những trường hợp nào được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình? Nêu đầy đủ các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ và hoãn gọi nhập ngũ trong thời bình. 5. Thời hạn phục vụ tại ngũ hạ sỹ quan, binh sỹ? Trường hợp nào được xuất ngũ trước thời hạn? - Nêu thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ. - Nêu các trường hợp được xuất ngũ trước thời hạn như trong luật quy định. 6. Nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên? Trong thời gian hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ Nhà nước bảo đảm cho gia đình họ có những quyền lợi gì? - Nêu đầy đủ nghĩa vụ và quyền lợi của hạ sỹ quan, binh sỹ tại ngũ và dự bị động viên. - Nêu các quyền lợi gia đình hạ sĩ quan, binh sĩ. 7. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự nói chung và đăng ký nghĩa vụ quân sự nói riêng? Nêu 4 trách nhiệm của học sinh. VII- HƯớNG DẫN ÔN TậP ở NHà 1- Nội dung cần cứu nắm vững - Đối tượng, trình tự, thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự, độ tuổi gọi nhập ngũ, thời hạn phục vụ tại ngũ, quyền lợi và nghĩa vụ của quân nhân tại ngũ và quân nhân dự bị. Quyền lợi của gia đình quân nhân tại ngũ. - Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện Luật nghĩa vụ quân sự. 2. Tài liệu nghiên cứu - Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh - Luật nghĩa vụ quân sự năm 1981, 1990. 1994, 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. 3. Phương pháp ôn tập Học sinh tự nghiên cứu tài liệu, vở ghi, trao đổi thảo luận theo nhóm, tổ học tập những nội dung ôn tập.

File đính kèm:

  • docGDQPBai 2 Luat nghia vu quan su va trach nhiem cuahoc sinh.doc