A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 7.
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1’).
II. Kiểm tra bài cũ: (Không).
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học
2 Triển khai bài:
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân lớp 7 - Tiết 34: Ôn tập học kì II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / / 2009
Ngày dạy : / / 2009
TIẾT 34:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm kiến thức đã học một cách có hệ thống, biết khắc sâu một số kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
3. Thái độ: HS biết sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức đã học.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: sgk, sgv giáo dục công dân 7.
2. Học sinh: Ôn lại nội dung các bài đã học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1’).
II. Kiểm tra bài cũ: (Không).
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv nêu lí do của tiết học
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
*HĐ1: ( 26’) Ôn lại nội dung các bài đã học(Phần lí thuyết).
Gv: HD học sinh ôn lại nội dung của các chuẩn mực PL đã học.
Gv: Yêu cầu HS tìm mối quan hệ giữa các chuẩn mực pháp luật đã học
HS: Nêu ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện các chuẩn mực đối với cá nhân, gia đình, xã hội và tác hại của việc vi phạm chuẩn mực.
* GV có thể cho hs tự hệ thống kiến thức theo cách lập bảng như sau:
Tt
Tên bài
Nội dung của quyền hoặc nghĩa vụ.
Ý nghĩa
Trách nhiệm của CD- HS.
* HĐ2:(10 phút) Luyện tập, liên hệ , nhận xét việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức của bản thân và mọi người xung quanh.
Gv: HD học sinh làm các bài tập trong sgk,( có thể trao đổi tại lớp một số bài tập tiêu biểu).
Gv: Cho hs làm một số bài tập nâng cao ở sách bài tập và sách tham khảo khác.
I. Nội dung các chuẩn mực PL đã học:
1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em VN.
2. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
3. Bảo vệ di sản văn hoá.
4. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn).
II. Thực hành các nội dung đã học
IV. Cũng cố: ( 5’)
Gv cho HS hệ thống kiến thức của các bài.
V. Dặn dò: ( 2’)
- Học kĩ bài.
- Tiết sau ( tiết 34) kiểm tra học kì II.
Ngày soạn: / / 2009
TIẾT 35: Ngày soạn: / / 2009
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: HS biết vận dụng kiến thức đã học làm bài.
3. Thái độ: HS tự giác, nghiêm túc trong quá trình làm bài.
B. Phương pháp:
Làm bài kiểm tra tự luận
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Đề kiểm tra, đáp án.
2. Học sinh: Xem kỷ nội dung các bài đã học trong học kỳ II.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ: Không..
ĐỀ RA:
Câu 1/ (3đ). Em hiểu, thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 2/ (3đ). Em hãy nêu ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa?
Câu 3/ (2đ). Cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước ta là thế nào?
Câu 4/ (2đ).Em hãy nêu trách nhiệm của công dân - học sinh đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở?
ĐÁP ÁN:
Câu 1(3đ): Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên, hoặc do con người tạo ra.
Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người.
Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên dù tốt, xấu đều có tác động đến môi trường.
Câu 2(3đ): Di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh là những cảnh đệp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
Những di sản, di tích và cảnh đệp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm dầ bản sắc dân tộc và đóng gpó vào kho tang di sản văn hóa thế giới.
Câu 3(2đ): Bộ máy Nhà nước được phân thành 4 cấp theo đơn vị hành chính:
* Về phân cấp:
Cấp trung ương.
Cấp tỉnh. (Thành phố trực thuộc trung ương).
Cấp huyện. (Quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh).
Cấp xã. ( Phường, thị trấn).
* Về phân công:
- Các cơ quan quyền lực: Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
- Cơ quan hành chính nhà nước:
Chính phủ và UBND các cấp:
Cơ quan xét xử.
Cơ quan kiểm sát.
Câu 4(2đ): Cần nhận thức được: HĐND và UBND là những cơ quan nhà nước của dân, do dân và vì dân, vì vậy, mỗi chúng ta phải tôn trọng và bảo vệ các cơ quan nhà nước, đồng thời làm tròn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, đặc biệt là phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật cunhx như những quy định của chính quyền địa phương.
IV. Củng cố:
- Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra.
V. Dặn dò.
- Tìm đọc các tài liệu về : Bảo vệ môi trường, Giữ gìn vệ sinh nơi cộng cộng , trường học, nơi cư trú . . . Thực hiện tôt ATGT, .. .
- Làm lại bài kiểm tra để rút kinh nghiệm.
File đính kèm:
- TIET 34+35.doc