Thi kể chuyện lịch sử: Hội vui học tập

1. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến thế kỉ XIX.

- Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước.

- Củng cố, mở rộng kiến thức đã được học ở các môn học.

- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống.

- Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao.

2. Nội dung và hình thức hoạt động

a. Nội dung

- Các câu chuyện về lịch sử của nước ta thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê.

- Ý nghĩa các câu chuyện đó.

 - Những kiến thức các môn học được giáo viên ôn tập để chuẩn bị thi - Những kiến thức các môn học được giáo viên ôn tập để chuẩn bị thi

 

doc2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thi kể chuyện lịch sử: Hội vui học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: THI Kể CHUYệN LịCH Sử : hội vui học tập Ngaứy soaùn: Ngaứy giaỷng 1. Yêu cầu giáo dục: Giúp học sinh: - Củng cố, mở rộng hiểu biết về lịch sử dựng nước và giữ nước của nhân dân ta qua các thời đại từ vua Hùng dựng nước đến thế kỉ XIX. - Biết ơn tổ tiên, cha anh, các anh hùng dân tộc đã có công dựng nước và giữ nước. - Củng cố, mở rộng kiến thức đã được học ở các môn học. - Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết giải thích các hiện tượng trong cuộc sống. - Hứng thú học tập, chăm chỉ và vượt khó để đạt kết quả cao. 2. Nội dung và hình thức hoạt động a. Nội dung - Các câu chuyện về lịch sử của nước ta thời Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng đến nước Đại Việt thời Trần và thời Lê. - ý nghĩa các câu chuyện đó. - Những kiến thức các môn học được giáo viên ôn tập để chuẩn bị thi - Những kiến thức các môn học được giáo viên ôn tập để chuẩn bị thi b. Hình thức hoạt động - Các tổ thi kể chuyện. - Trò chơi giải ô chữ tìm ẩn số. - Thi trả lời câu hỏi, giải toán. - Thi tìm ẩn số của từ, tìm tên tác giả của một bài hát, bài thơ, một định 3. Chuẩn bị hoạt động a. Về phương tiện hoạt động - Các câu chuyện về anh hùng dân tộc, và sự phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá giáo dục của nước ta thời Ngô - Đinh - Tiền Lê (thế kỉ X) đến thời Lê sơ (đầu thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI): - Một số ẩn số, ô chữ. - Các câu hỏi, câu đố, các trò chơi, các bài toán về tri thức phân công cho cán sự bộ môn của các môn học soạn và lớp phó phụ trách học tập tập hợp các câu hỏi. - Đáp án của các câu hỏi, câu đố, bài toán,... - Chuẩn bị cờ để các đội dùng làm phương tiện giành quyền trả lời. - Một số tiết mục văn nghệ, câu đố vui. - Giáo viên nêu yêu cầu, nội dung, kế hoạch hoạt động cho cả lớp, đồng thời hướng dẫn học sinh chuẩn bị các phương tiện nói trên. - Cả lớp thảo luận để thống nhất kế hoạch, chương trình hoạt động và phân công chuẩn bị các công việc cụ thể: + Cử người điều khiển chương trình và thư kí. + Mỗi tổ vài câu chuyện về thời kì lịch sử và một tiết mục văn nghệ. + Từng học sinh tìm hiểu, chuẩn bị theo sự phân công của tổ để tham gia. Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề hoạt động và hướng dẫn học sinh chuẩn bị như sau: - Lập ban tổ chức gồm 3 người: lớp phó phụ trách học tập chịu trách nhiệm về nội dung câu hỏi, một người dẫn chương trình, một người làm thư kí. - Ban giám khảo gồm 3 bạn trong cán sự phụ trách bộ môn. 4. Tiến hành hoạt động - Hát tập thể một. - Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, nêu chương trình hoạt động, giới thiệu ban giám khảo. - Các tổ thi kể chuyện: + Ban giám khảo cho điểm từng tổ lên kể chuyện. Điểm của tổ bằng tổng điểm của các bạn đã tham gia kể chuyện. - Trò chơi dành cho lớp: + Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng ẩn số hoặc ô chữ. + Học sinh xung phong trả lời. + Người điều khiển mời ưu tiên bạn xung phong trước. Nếu không trả lời được thì người điều khiển công bố đáp án. - Người điều khiển lần lượt mời đại diện từng tổ chọn câu hỏi và trả lời. - Ban giám khảo cho điểm từng lượt của từng tổ và ghi công khai lên bảng. - Xen kẽ vào sau mỗi lựơt thi của các tổ là phần thi cho mỗi cổ động viên. - Hết thời gian quy định, tổ nào có tổng điểm cao là thắng. 5. Kết thúc hoạt động - Hát tập thể. - Người điều khiển công bố kết quả của các tổ. - Người điều khiển chương trình: + Đánh giá chung về tinh thần ý thức tham gia của cả lớp; biểu dương các tổ, cá nhân đạt kết quả cao.

File đính kèm:

  • doctiet 8.doc