Giáo án Địa Lí 7 Tiết 59 – Bài 54 Dân cư, xã hội Châu Âu

Tiết 59 – Bài 54

DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản dân số châu Âu đang già đi, dẫn đến làn sóng nhập cư lao động, gây khó khăn về kinh tế, xã hội.

- Hiểu được châu Âu là 1 châu lục có mức độ đô thị hóa cao, thúc dẩy nông thôn và thành thị ngày càng xích lại gần nhau.

2. Kĩ năng:

 Đọc lược đồ và phân tích biểu đồ tháp dân số.

3. Thái độ:

 GD tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu.

 - Bảng phụ: Sự thay đổ kết cấu dân số giai đoạn 1996 – 2000.

III. Phương pháp:

 Đàm thoại, Trực quan, Phân tích

IV. Tổ chức giờ học:

 A. Khởi động(2’)

1. Ổn định tổ chức.

 Kiểm tra sĩ số

2, Mở bài. GV sử dụng phần g iowis thiệu trong SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 6426 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Lí 7 Tiết 59 – Bài 54 Dân cư, xã hội Châu Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 1/4/ 2013 Giảng: 3/4/2013 – 7a 5/4/2013 – 7b Tiết 59 – Bài 54 DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản dân số châu Âu đang già đi, dẫn đến làn sóng nhập cư lao động, gây khó khăn về kinh tế, xã hội. - Hiểu được châu Âu là 1 châu lục có mức độ đô thị hóa cao, thúc dẩy nông thôn và thành thị ngày càng xích lại gần nhau. 2. Kĩ năng: Đọc lược đồ và phân tích biểu đồ tháp dân số. 3. Thái độ: GD tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới. II. Đồ dùng dạy học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu. - Bảng phụ: Sự thay đổ kết cấu dân số giai đoạn 1996 – 2000. III. Phương pháp: Đàm thoại, Trực quan, Phân tích IV. Tổ chức giờ học: A. Khởi động(2’) 1. Ổn định tổ chức. Kiểm tra sĩ số 2, Mở bài. GV sử dụng phần g iowis thiệu trong SGK. B. Các hoạt động Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản * HĐ 1: Tìm hiểu về sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa. * Mục tiêu: * Cách tiến hành: - Dựa vào kiến thức đã học và thực tế, cho biết: CH: Trên thế giới có bao nhiêu chủng tộc lớn? Kể tên và nêu sự phân bố của các chủng tộc đó? CH: Vậy dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc nào? Theo tôn giáo nào? - Quan sát H54.1 SGK – 160, cho biết: CH: Châu Âu có các nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó? CH: Nhóm ngôn ngữ nào có nhiều quốc gia sử dụng nhất? ( Xlavơ). * HĐ 2: Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội châu Âu . * Mục tiêu: Hiểu được châu Âu là 1 châu lục có mức độ đô thị hóa cao, thúc dẩy nông thôn và thành thị ngày càng xích lại gần nhau. * Đồ dùng dạy học. Bản đồ DC Châu Âu * Cách tiến hành: CH: Dựa vào số liệu SGK, cho biết dân số châu Âu? - Quan sát H54.2 SGK – 161, thảo luận nhóm bàn, cho biết: CH: Nhận xét về sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu so với thế giới trong giai đoạn 1996 – 2000? * GV gợi ý: - Yêu cầu HS so sánh 3 độ tuổi giữa châu Âu và thế giới: + Dưới tuổi lao động ( < 15 tuổi ) + Trong tuổi lao động ( từ 15 -> 60 tuổi ) + Ngoài tuổi lao động ( trên 60 tuổi ) - Gọi đại diện một vài nhóm bàn báo cáo, nhóm # nhận xét, GV chốt lại theo bảng sau ( HS không phải ghi vào vở ). 1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa(15’) - Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơrôpêôít. - Phần lớn dân cư theo Cơ đốc giáo gồm: đạo Thiên chúa, đạo Tin Lành, đạo Chính thống và đạo Hồi. - Đa dạng về ngô ngữ và văn hóa, gồm 5 nhóm ngôn ngữ chính: Giéc man, La tinh, Xlavơ, Hi Lạp và các ngôn ngữ khác. 2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị hóa cao(25’) a. Đặc điểm dân cư: - Dân số: 727 triệu người. Độ tuổi Sự thay đổi kết cấu dân số giai đoạn 1996 – 2000 Châu Âu Thế giới Dưới tuổi lao động ( < 15 tuổi ) Giảm dần. Tăng liên tục. Trong tuổi lao động: - Từ 1960 - 1980 - Từ 1980 – 2000 - Tăng chậm. - Giảm dần. Tăng liên tục. Tăng liên tục. Ngoài tuổi lao động ( trên 60 tuổi ) Tăng liên tục. Tăng liên tục. Nhận xét: Sự thay đổi hình dạng tháp Chuyển dần từ tháp tuổi trẻ -> già ( Đáy rộng -> đáy hẹp). Vẫn là tháp tuổi trẻ ( Đáy rộng, đỉnh nhọn) CH: Qua phân tích 3 biểu đồ tháp tuổi trên về kết cấu dân số ở châu Âu và thế giới, em có nhận xét gì về sự thây đổi kết cấu dân số ở châu Âu? * GV mở rộng: Dân số già: Thiếu lao động -> làn sóng nhập cư lao động sẽ gây ra tình trạng bất ổn về an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội… CH: Cho biết tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu? Sự gia tăng dân số tự nhiên thấp sẽ gây ra hậu quả gì? - GV treo bản đô phân bố dân cư và đô thị châu Âu, kết hợp quan sát H54.3 SGK – 162, cho biết: CH: Mật độ dân số trung bình ở châu Âu? Nêu tên các vùng có mật độ dân số cao trên 125 người / km? Các vùng có mật độ dân số dưới 25 người / km? => KL? - Dựa vào H54.3 và bản đồ trên bảng: CH: Hãy nêu tên và xác định trên bản đồ các thành phố trên 5 triệu dân ở châu Âu? ( HS chỉ bản đồ) - Nghiên cứu thông tin SGK, cho biết: CH: Mức độ đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm gì? Mức độ đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm gì giống và khác ở Bắc Mĩ? - Dân số ở châu Âu đang già đi -> làn sóng nhập cư lao động, gây khó khăn về kinh tế, xã hội. - Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên rất thấp, chưa tới 0,1% / năm => thiếu lao động. * Phân bố dân cư: - Mật độ dân số trung bình trên 70 người/ km. - Phân bố dân cư không đều: + Tập trung đông ở ven biển Tây Âu, Trung Âu, Nam Âu. + Thưa thớt ở Bắc Âu, Đông Âu. - Mức độ đô thị hóa cao, tỉ lệ dân thành thị cao khoảng 75% dân số và có hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân. - Các thành phố nối tiếp nhau thành dải đô thị ( VD: SGK – 163). - Quá trình đô thị hóa ở nông thôn cũng ngày càng phát triển. C. Tổng kết và hướng dẫn học bài. 1. Tổng kết (3’) Câu 1: Trình bày sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa ở châu Âu? Câu 2: Dân số châu Âu đang già đi thể hiện ở đặc điểm nào? 2. Hướng dẫn HS học bài ở nhà: (1’) - Học bài theo câu hỏi SGK. - Ôn lại hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa.

File đính kèm:

  • docdia 7.doc