I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng: Mô tả được đặc điểm, cấu tạo của mạng điện trong nhà
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ an toàn điện
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà.
- Mô hình mạng điện trong nhà.
2. Học sinh: Xem trước bài 50.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp cho các thiết bị đồ dùng và chiếu sáng.
Theo em mạng điện trong nhà có điện áp là bao nhiêu? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì ? Và được cấu tạo như thế nào? Để hiếu rõ đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
2 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 3285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Tiết 44, Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo mạng điện trong nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/03/2014
Tuần 28 – Tiết 44: Chương VIII: MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
Bài 50: ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TẠO MẠNG ĐIỆN TRONG NHÀ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà.
- Hiểu được cấu tạo, chức năng một số phần tử của mạng điện trong nhà.
2. Kỹ năng: Mô tả được đặc điểm, cấu tạo của mạng điện trong nhà
3. Thái độ: Ý thức bảo vệ an toàn điện
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ cấu tạo mạng điện trong nhà.
- Mô hình mạng điện trong nhà.
2. Học sinh: Xem trước bài 50.
III. Các bước lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới: Mạng điện sinh hoạt của các hộ tiêu thụ điện là mạng điện một pha, nhận điện từ mạng phân phối ba pha điện áp thấp để cung cấp cho các thiết bị đồ dùng và chiếu sáng.
Theo em mạng điện trong nhà có điện áp là bao nhiêu? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì ? Và được cấu tạo như thế nào? Để hiếu rõ đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi Bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm mạng điện trong nhà.
- MĐTN là mạng điện có cấp điện áp thấp.
- Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu? Tại sao tất cả ĐDĐ đều có chung cấp điện áp?
- 220V là giá trị định mức của mạng điện hạ áp ở nước ta.
- GV giải thích cho HS về thuật ngữ “tải” hay còn gọi là “phụ tải” của MĐTN.
- Em hãy kể tên những ĐDĐ mà em biết?
Nhu cầu dùng điện của các gia đình thật khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau và tạo nên tính đa dạng của MĐTN.
- Y/c HS nhắc lại đơn vị công suất và điện áp.
- Y/c HS lấy một số vd về sự phù hợp giữa điện áp của ĐDĐ với cấp điện áp của MĐTN.
" Các ĐDĐ trong nhà dù có công suất khác nhau nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp của mạng điện.
- MĐTN có những yêu cầu gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo mạng điện trong nhà
A
O
X
Đ
K
- Sơ đồ điện trên được cấu tạo từ những phần tử nào?
- Y/c HS nêu cấu tạo của mạng điện trong nhà?
- Những ĐDĐ trong nhà co Udm là 220V. Vì điện năng từ mạng phân phối cung cấp điện cho các ĐDĐ trong nhà.
- HS kể một số ĐDĐ trong thực tế.
- HS cho vd về sự chênh lệch công suất của ĐDĐ trong nhà mà biết.
- P (W); U (V)
- Vd: bàn là điện (220V - 1000W); đèn sợi đốt (220V - 100W); nồi cơm điện (220V - 630W); ...
- HS làm bài tập trong SGK để củng cố kiến thức.
- HS trình bày 4 yêu cầu như SGK.
- Gồm: công tơ, khoá K, đèn sợi đốt, dây dẫn điện.
- HS nêu cấu tạo của mạng điện trong nhà.
I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà:
1. Điện áp của mạng điện trong nhà:
Mạng điện trong nhà có cấp điện áp là 220V
2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà:
- Đồ dùng điện rất đa dạng.
- Công suất điện của các đồ dùng điện rất khác nhau.
3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện:
Điện áp định mức của các thiết bị, đồ dùng điện phải phù hợp với điện áp mạng điện.
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà: SGK
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà: Gồm:
- Công tơ điện
- Dây dẫn điện
- Các thiết bị điện: đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện.
- Đồ dùng điện.
4. Củng cố:
- Yêu cầu một vài HS đọc phần “ghi nhớ” trong SGK.
- Khi dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính, ta thấy hiện tượng gì?
5. Hướng dẫn:
- Học bài
- Chuẩn bị: một vài thiết bị đóng - cắt và lấy điện của MĐTN như: công tắc điện, ổ lấy điện, phích cắm điện, ...
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt tuần 28, tiết 44
Ngày tháng 03 năm 2012
………………………………………..
………………………………………..
File đính kèm:
- cn 8 Tuần 28.doc