Tiết 20 Vật liệu cơ khí

I/ MỤC TIÊU:

- Hs biết phân biệt các loại vật liệu cơ khí phổ biến .

- HS biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí

II/ CHUẨN BỊ:

Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3433 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 20 Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 11/11/2005 -Tiết 20 CƠ KHÍ I/ MỤC TIÊU: Hs biết phân biệt các loại vật liệu cơ khí phổ biến . HS biết được tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí II/ CHUẨN BỊ: Một số sản phẩm được chế tạo từ vật liệu cơ khí III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : Hoạt động GV – HS Nội dung Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Trong đời sống và sản xuất , con người đã biết sử dụng các dụng cụ , máy móc và các phương pháp gia công để chế tạo ra sản phẩm phục vụ cho con người , Trước hết cần có vật liệu. Vật liệu dùng trong ngành cơ khí rất đa dạng và phong phú . Để sử dụng vật liệu có hiệu quả , chúng ta cần nắm vững tính chất , thành phần cấu tạo của chúng . Hoạt động 2: Tìm hiểu các vật liệu cơ khí phổ biến Có thể dựa vào nhiều yếu tố để phân loại vật liệu cơ khí , nhưng chủ yếu người ta dựa vào thành phần cấu tạo của vật liệu . GV đưa sơ đồ phân loại vật liệu cơ khí giới thiệu thành phần , tính chất và công dụng của vài loại vật liệu phổ biến .như : gang , thép , đồng , hợp kim đồng , nhôm , hợp kim nhôm , chất dẻo . . . +Hãy kể tên các dụng cụ được làm từ kim loại đen ! +Hãy kể tên một số sản phẩm làm từ kim loại màu ! HS hoàn thành BT trong SGK Hãy kể tên một số vật dụng được làm từ vật liệu phi kim . HS hoàn thành BT trong SGK Hãy so sánh ưu điểm , nhược điểm của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại , So sánh phạm vi sử dụng của vật liệu kim loại và vật liệu phi kim loại trong thực tế ? Hoạt động 3: tìm hiểu tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí . Vật liệu cơ khí có các tính chất khác nhau , tùy theo mục đích sử dụng mà người ta quan tâm đến tính chất này hay tính chất khác . +Tính chất cơ học gồm những tính chất nào của vật liệu cơ khí ? Nêu ví dụ . +Tính chất vật lý: những tính chất nào thể hiện tính chất vật lý của vật liệu cơ khí .Nêu ví dụ Tương tự , GV yêu cầu học sinh tìm hiểu tính chất hóa học và tính chất công nghệ của vật liệu cơ khí . I/ Các vật liệu cơ khí phổ biến: Vật liệu kim loại : a./ Kim loại đen: Gang và Thép b./ Kim loại màu : Đồng , nhôm và các hợp kim của chúng. Vật liệu phi kim loại: a./ Chất dẻo b./ Cao su: (sgk) II/ Tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí : Tính chất cơ học: tính cứng, tính dẻo , tính bền . . . Tính chất vật lý : nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện , đãn nhiệt . . . Tính chất hóa học : tính chịu Axit , tính chống ăn mòn . . . Tính chất công nghệ : tính đúc, tính hàn , tính rèn , khả năng gia công , cắt gọt . . . Ghi nhớ : (sgk) Hoạt động 4 : củng cố , hướng dẫn học ở nhà HS trả lời các câu hỏi SGK Học bài , đọc trước bài thực hành , chuẩn bị vật liệu để học thực hành như mục 1 – bài 19. -----–™&˜—-----

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (15).doc
Giáo án liên quan