Giáo án công nghệ 8- Nguyễn Tiến Trung

I. MỤC TIÊU:

- Biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.

- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn vẽ kỹ thuật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Các tranh vẽ H 1.1; 1.2; 1.3 SGK.

- Tranh ảnh hoặc mô hình các sản phẩm cơ khí các công trình kiến trúc, xây dựng.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định:

2. KTBC - Giới thiệu sơ lược về môn công nghệ 8

 

doc39 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1958 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án công nghệ 8- Nguyễn Tiến Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thể phân loại chi tiết máy như SGK. Hoạt động 3: (10ph) GV: Sử dụng tranh vẽ H24.3 - HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi. ? Chiếc ròng rọc được cấu tạo từ mấy chi tiết, nhiệm vụ của từng chi tiết? GV: Các chi tiết được ghép với nhau bằng đinh tán và bằng trục quay. GV: phân loại các kiểu lắp ghép. I. Khái niệm về chi tiết máy: (SGK) II. Chi tiết máy được ghép với nhau như thế nào? (SGK) - Mối ghép cố định. - Mối ghép động. Hoạt động 4: (10ph) GV: Cho HS quan sát tranh vẽ mối ghép bằng hàn, mối ghép ren, quan sát vật mẫu và trả lời câu hỏi. ? Hai mối ghép có đặc điểm gì giống nhau? ? Muốn tháo rời phải làm như thế nào? GV: Gợi ý cho HS phân biệt. Hoạt động 5: (20ph) GV: Cho HS quan sát H24.3 GV Nêu đặc điểm của mối ghép đinh tán. Cho HS quan sát vật mẫu. ? Nêu cấu tạo của đinh tán? Vật liệu chế tạo? GV: Cho HS quan sát mối ghép hoàn chỉnh. GV: yêu cầu HS quan sát H25.3 và trả lời phương pháp hàn điện, hàn tiếp xúc và hàn thiếu. GV gợi ý HS. Từ đó so sánh mối ghép bằng hàn và mối ghép bằng đinh tán. Từ đó nêu đặc điểm và phạm vi sử dụng của phương pháp hàn. ? Tại sao người ta không hàn quai xoong vào xoong mà phải dùng đinh tán. I. Mối ghép cố định: II. Mối ghép không tháo được: 1) Mối ghép bằng đinh tán: (SGK) 2) Mối ghép bằng hàn: (SGK) Hoạt động 6: (15ph) GV: Cho 3 mối ghép bằng ren HS quan sát. Sau đó nêu cấu tạo của từng mối ghép và hoàn thành các câu trong SGK. GV: Có thể mở rộng kiến thức ở SGK bằng cách đặt câu hỏi về tác dụng của vòng đệm trong mối ghép ren. ? Để hãm đai ốc khỏi bị lỏng ta có những biện pháp gì? GV hướng đẫn HS tháo các mối ghép ren. Nêu tác dụng của từng chi tiết trong mối ghép và phương pháp lắp ghép. - Từ 3 mối ghép HS nêu đặc điểm và phạm vi sử dụng của từng mối ghép. Các nguyên nhân làm hư ren. Từ đó nêu cách bảo quản. Hoạt động 7: (15ph) GV: Cho HS quan sát H26.3 SGK và tìm hiểu một vài hiện vật ghép bằng then. Từ đó hoàn thành các câu về cấu tạo của then và chốt. GV: Vận dụng thực tế kể một số thiết bị máy móc có mối ghép then, chốt. 1. Mối ghép bằng ren: a) Cấu tạo mối ghép: b) Đặc điểm và ứng dụng: 2. Mối ghép bằng then và bằng chốt: a) Cấu tạo mối ghép: b) Đặc điểm và ứng dụng: Hoạt động 8: (5ph) Tổng kết - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Nêu công dụng mối ghép tháo được. - Cần chú ý gì khi tháo lắp mối ghép ren. Ngày soạn: 9/12/07 Ngày dạy: 10/12/07 Tiết 23 §27 MỐI GHÉP ĐỘNG I. MỤC TIÊU: Hiểu được khái niệm mối ghép động. Biết được cấu tạo, đặc điểm và ứng dụng của một số mối ghép động. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ Bộ ghế xếp, khớp tịnh tiến, khớp quay. Hộp bao diêm, xi lanh tiêm, giá gương xe máy... III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: Kiểm tra: (5ph) Nêu cấu tạo của mối ghép bằng ren, then và chốt. Có thể tháo rời các chi tiết ở dạng nguyên vẹn không? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5ph) Trong sản xuất và đời sống ngoài các mối ghép cố định, các mối ghép mà trong đó các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối (mối ghép động đóng vai trò quan trọng để tạo nên các cơ cấu trong máy) Hoạt động 2: (15ph) GV: Cho HS quan sát H27.1 chiếu ghế xếp ở 3 tư thế. GV: dùng chiếc ghế xếp trong lớp tiến hành gập lại rồi mở ra ở 3 tư thế. ? Chiếc ghế xếp có mấy chi tiết ghép với nhau? Chúng được ghép theo kiểu nào? GV đưa ra kết luận. GV phan loại khớp động “khớp tịnh tiến, khớp quay, khớp cầu”. Hoạt động 3: (15ph) GV: Cho HS quan sát H27.3 SGK và các mô hình đã chuẩn bị. HS: tự điền vào vở các câu chưa được hoàn thành theo yêu cầu SGK. GV cho các khớp chuyển động từ từ để HS quan sát. GV cho HS quan sát 1 khớp quay đơn giản, sau đó tháo khớp quay. ? Quan sát xem có vật dụng nào ứng dụng khớp quay không? I. Thế nào là mối ghép động? Mối ghép mà các chi tiết được ghép có sự chuyển động tương đối được gọi là mối ghép động. II. Các loại khớp động: 1) Khớp tịnh tiến: 2) Khớp quay: Hoạt động 4: (5ph) Tổng kết GV: - Ở chiếc xe đạp khớp nào là khớp quay? - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Làm bài tập. Ngày soạn: 30/11/06 Ngày dạy: 01/12/06 Tiết 24 §28 Bài thực hành: GHÉP NỐI CHI TIẾT I. MỤC TIÊU: Hiểu được cấu tạo và biết cách tháo lắp ổ trục trước và sau xe đạp. - Biết sử dụng đúng dụng cụ thao tác an toàn. II. CHUẨN BỊ: Các bản vẽ về cụm trước (hoặc sau) xe đạp. Thiết bị và dụng cụ cần thiết. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: Kiểm tra: (5ph) Thế nào là khớp động? Nêu công dụng của khớp động. Bài mới: Hoạt động 1: (10ph) Hướng dẫn GV: Giới thiệu quá trình tháo, tóm tắt các bước. - Hướng dẫn HS cách chọn và sử dụng dụng cụ tháo. - Khi tháo phải đặt các chi tiết theo trật tự để thuận tiện cho quá trình lắp. - Gợi ý cho HS về quy trình lắp ngược lại với quy trình tháo. - Phân chia dụng cụ, vị trí làm việc, phương tiện thực hành cho từng HS. Hoạt động 2: (20ph) Thực hành HS: bắt đầu thực hiện các quy trình đã thống nhất. GV: quan sát, theo dõi, uốn nắn kịp thời. - HS thực hiện bảo dưỡng các chi tiết, lau sạch tra dầu mỡ. + Chú ý: - Khi lắp bi phải cố định bi vào nồi bằng mỡ, lắp nắp côn vào trục rồi tra trục vào ổ. - Điều chỉnh côn sao cho ổ trục quay êm, không rơ. GV: theo dõi HS thực hành. Hoạt động 3: (10ph) Tổng kết - Thu dọn dụng cụ. - Hướng dẫn HS tự đánh giá bài thực hành. - GV nhận xét đánh giá. Ngày soạn: 03/12/06 Ngày dạy: 04/12/06 Tiết 25 CHƯƠNG V TRUYỀN VÀ BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG §29 TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: Hiểu được tại sao cần phải truyền chuyển động. Biết được cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của một số cơ cấu truyền chuyển động trong thực tế. II. CHUẨN BỊ: Tranh vẽ các bộ truyền chuyển động. Mô hình truyền động đai, bánh răng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: Kiểm tra: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5ph) Máy thường nhiều cơ cấu, trong cơ cấu chuyển động được truyền từ vật này sang vật khác. Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động, nếu chuyển động của chúng thuộc cùng 1 dạng ta gọi đó là cơ cấu truyền chuyển động nếu không đó là cơ cấu biến đổi chuyển động. Bài này chúng ta sẽ nghiên cứu những vấn đề nói trên. Hoạt động 2: (15ph) GV: dùng hình 29.1 SGK kết hợp với các mô hình truyền chuyển động để giảng. ? Tại sao cần truyền chuyển động từ trục giữa đến trục sau? ? Tại sao số răng của đĩa lại nhiều hơn số răng của líp? GV: có thể giải thích thêm do tốc độ cần thiết của các bộ phận công tác khác với các bộ phận tiêu chuẩn. Hoạt động 3: (20ph) GV: cho HS quan sát H29.2 SGK, mô hình bánh ma sát hoặc truyền động đai. Từ đó nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc của bộ phận truyền. GV: Ghi tỉ số truyền i lên bảng. GV: Cho HS vận hành mô hình nêu ưu ngược điểm của bộ truyền đai. GV: Để khắc phục sự trượt của truyền động ma sát người ta dùng bộ truyền động ăn khớp. I. Tại sao cần truyền chuyển động? II. Bộ truyền chuyển động: 1) Truyền ma sát, truyền động đai: 2) Bộ truyền ăn khớp: (SGK) Hoạt động 4: (5ph) Tổng kết HS: - Đọc phần ghi nhớ, tìm hiểu những bộ truyền khác. - Làm các bài tập. Ngày soạn: 07/12/06 Ngày dạy: 08/12/06 Tiết 26 §30 BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: Hiểu được cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của một số cơ cấu biến đổi chuyển động thường dùng. Có hứng thú, ham thích tìm tòi kỹ thuật. II. CHUẨN BỊ: H30.1; 30.2; 30.3; 30.4 SGK. Sưu tập các cơ cấu tay quay – con trượt: bánh răng, thanh răng vít, đai ốc. GV tự làm cơ cấu tay quay, thanh lắc H30.4 SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: Kiểm tra: (5ph) Tại sao máy, thiết bị cầm tay phải truyền chuyển động? Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: (5ph) Cơ cấu biến đổi chuyển động là khâu nối giữa động cơ và các bộ phận công tác của máy. Các bộ phận này có các dạng chuyển động khác nhau. Hoạt động 2: (10ph) GV: cho HS quan sát H30.1 SGK. ? Tại sao chiếc kim máy khâu lại chuyển động tịnh tiến được? GV: cho HS đếm các thông tin vào chỗ trống trong SGK và nhận xét. GV: Như vậy máy cần có cơ cấu biến đổi chuyển động để biến đổi chuyển động ban đầu thành chuyển động khác. Hoạt động 3: (20ph) HS quan sát H30.2 SGK. ? Mô tả cơ cấu tay quay con trượt. ? Khi nào con trượt 3 đổi hướng chuyển động? Từ đó GV đưa ra khái niệm về điểm chết trên, điểm chết dưới và hình thành nguyên lý làm việc của cơ cấu. GV: cho HS quan sát H30.4 SGK và mô hình cơ cấu tay quay. ? Cơ cấu tay quay gồm bao nhiêu chi tiết? Chúng được ghép với nhau như thế nào? I. Tại sao cần biến đổi chuyển động? II. Một số cơ cấu biến đổi chuyển động: 1) Biến đổi chuyển động thành chuyển động tịnh tiến: 2) Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc: Hoạt động 4: (5ph) Tổng kết GV: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - Dặn HS chuẩn bị trước bài thực hành. Ngày soạn: 11/12/06 Ngày dạy: 12/12/06 Tiết 27 §31 Bài thực hành: TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG I. MỤC TIÊU: Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận truyền và biến đổi chuyển động. - Biết cách tháo, lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ phận truyền chuyển động. - Có tác phong làm việc đúng quy trình. II. CHUẨN BỊ: Chuẩn bị thiết bị và đồ dùng cần thiết (SGK). III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Ổn định: Kiểm tra: (5ph) Nêu cấu tạo, nguyên lý làm việc và ứng dụng của cơ cấu tay quay – con trượt. Bài mới: Hoạt động 1: (10ph) Giới thiệu GV nêu rõ mục đích, yêu cầu của bài thực hành. GV: Giới thiệu các bộ truyền động, tháo từng bộ phận cho HS quan sát. - Hướng dẫn HS đo đường kính các bánh đại. - Hướng dẫn điều chỉnh các bộ truyền. - Quay thử bánh dẫn. - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của cơ cấu tay quay, con trượt và cam. Hoạt động 2: (20ph) Thực hành - Phân các nhóm về vị trí làm việc, bố trí dụng cụ và thiết bị. - Các nhóm thực hiện thao tác và mô hình. - Đo đường kính bánh đại, đếm số răng của đĩa xích. - Hướng dẫn HS cách tính tỉ số truyền. - Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc. Hoạt động 3: (10ph) Tổng kết - GV hướng dẫn HS tưh đánh giá. - Thu dọn dụng cụ. - GV nhận xét về sự chuẩn bị của HS. - Học trước bài tổng kết.

File đính kèm:

  • doccong nghệ.doc
Giáo án liên quan