I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Biết được quá trình sản xuất và truyền tải điện năng.
- Hiểu được vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.
- Có ý thức giữ gìn và tiết kiệm điện năng.
II. Chuẩn bị.
- GV: Mẫu vật máy phát điện (Diamô xe đạp, máy phát điện quay tay ), H32.1, H32.2 SGK phóng to.
- HS: Đọc trước bài ở nhà, tìm hiểu trước vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống tại địa phương.
60 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2755 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Công Nghệ 8 Học Kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c điểm gì? Và được cấu tạo như thế nào? GV và HS cùng tìm hiểu để trả lời câu hỏi này, GV kết luận: Để hiểu rõ đặc điểm và cấu tạo cảu mạng điện trong nhà, chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay. GV ghi lên bảng “Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà”.
HĐ 1: Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
? Điện áp của mạng điện trong nhà ở nước ta là bao nhiêu vôn?
?Những đồ dùng điện trong nhà em có điện áp định mức là bao nhiêu? Tại sao tất cả các đồ dùng điện đều có chung cấp điện áp?
* GV nhận xét và kết luận.
? Theo em đồ dùng điện trong mỗi gia đình có giống nhau về số lượng không?
? Theo em công suất đồ dùng điện có giống nhau không?
- GV rút ra kết luận: Nhu cầu dùng điện giữa các gia đình rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau, nên tải của mỗi mạng điện cũng rất khác nhau tạo nên tính đa dạng của mạng điện trong nhà cũng rất đa dạng.
? Khi đồ dùng điện có công suất lớn thì điện áp cũng phải lớn có đúng không?
- GV kết luận => lấy VD và giải thích về sự phù hợp điện áp giữa đồ dùng và lưới điện (bếp điện 1000W - 220V; nồi cơm điện 800W - 220V)
- GV tổng kết: Các đồ dùng điện trong nhà dù có công suất khác nhau nhưng đều có điện áp định mức bằng điện áp định mức của mạng điện.
- GV cho HS làm bài tập SGK, gọi 1 HS trình bày (3 phút)
? Theo em mạng điện trong nhà cần đảm bảo yêu cầu gì? hãy giải thích?
- GV nhận xét, kết luận
- HS: 220V
- HS: 220V, vì tất cả các đồ dùng điện trong mạng điện phải có điện áp định mức phù hợp với điện áp mạng điện cung cấp
- HS: Số lượng đồ dùng điện rất khác nhau giữa các gia đình.
- HS trả lời như SGK
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trả lời: Không, điện áp định mức của thiết bị phụ thuộc vào điện áp lưới điện.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
(HS trả lời: Đồ dùng điện phù hợp với mạng điện 220V: Bàn là điện, công tắc điện, phích cắm điện)
- HS theo SGK trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu.
I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà.
1. Điện áp của mạng điện trong nhà.
- Mức điện áp của mạng điện trong nhà là 220V.
2. Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà?
- Đồ dùng điện rất đa dạng.
- Công suất của đồ dùng điện rất khác nhau.
3. Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện.
4. Yêu cầu của mạng điện trong nhà. (SGK)
2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạng điện trong nhà.
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- GV vẽ hình lên bảng, mạch điện đơn giản gồm: 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn. Đặt các câu hỏi.
? Mạch điện trên được cấu tạo từ những phần tử nào? Chức năng, nhiệm vụ của những phần tử đó trong mạch điện?
? Từ sơ đồ đơn giản em hãy hoàn thiện cấu tạo của mạng điện trong nhà?
* GV kết luận
- Từ đó giáo viên rút ra nhận xét và kết luận về yêu cầu mạng điện trong nhà.
A
O
- HS: Cầu chì để bảo vệ an toàn cho các đồ dùng điện; Công tắc để điều khiển bóng đèn; bóng đèn để thắp sáng.
- HS: Dựa vào hình vẽ và SGK trả lời.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
II. Cấu tạo của mạng điện trong nhà. (SGK)
- Mạng điện trong nhà gồm mạch chính và mạch nhánh, thiết bị bảo vệ, bảng điện, sứ cách điện.
* Yêu cầu của mạng điện trong nhà:
- Mạng điện phải được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung cấp đủ điện cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng cần thiết.
- Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng ngôi nhà.
- Dễ dàng kiểm tra, sửa chữa
- Sử dụng thuận tiện, bền chắc, đẹp.
IV. Củng cố - luyện tập
- GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ.
? Mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì?
? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào?
V. Hướng dẫn về nhà
- Tìm hiểu các thiết bị đóng và cắt điện trong gia đình nhà
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 51/SGK Tr.176
VI. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 59
Thiết bị đóng - cắt và lấy điện
của mạng điện trong nhà
I. Mục tiêu bài học: Sau bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của một số thiết bị đóng - cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà.
- Biết cách sử dụng các thiết bị đó an toàn và đúng kĩ thuật.
- Có ý thức tìm hiểu và sử dụng các thiết bị đóng cắt một cách an toàn.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh vẽ cấu tạo của một sô thiết bị đóng - cắt và lấy điện, Cầu dao, các loại công tắc điện, công tắc, phích cắm điện tháo lắp được.
- HS: Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài học.
III. Lên lớp.
1.ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Dùng bút thử điện để kiểm tra dây pha và dây trung tính, ta thấy hiện tượng gì?
? Mạng điện trong nhà gồm những phần tử nào và có những đặc điểm gì?
3. Bài mới.
Giới thiệu bài:
- Tại sao lại cần phải dùng các thiết bị đóng - cắt, bảo vệ và lấy điện ở mạng điện trong nhà?. Các em hãy tưởng tượng xem điều gì sẽ đến nếu như trong mạng điện không có công tắc điện? Không có các ổ cắm và phích cắm điện?
- Thiết bị đóng - cắt giúp chúng ta điều khiển (tắt, bật) các đồ dùng điện theo yêu cầu sử dụng.
- Thiết bị lấy điện (ổ điện và phích cắm) dùng để cung cấp điện cho các đồ dùng điện ở nhiều vị trí khác nhau. Và để bảo vệ mạch điện, đồ dùng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch, quá tải người ta dùng cầu chì, áptômát. Đó là những thiết bị điện của mạng điện trong nhà và là nội dung bài học hôm nay. GV ghi đầu bài lên bảng.
HĐ1: Tìm hiểu thiết bị đóng cắt
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- Cho HS quan sát hình 51.1 SGK
? Em hãy cho biết trong trường hợp nào bóng điện sáng hoặc tắt? Tại sao?
- GV rút ra kết luận về công dụng của công tắc điện.
- GV cho HS làm việc theo nhóm tìm hiểu cấu tạo công tắc điện, kết hợp quan sát hình 51.2 SGK và đặt câu hỏi:
? Hãy nêu cấu tạo vật liệu, chức năng các bộ phận chính của công tắc điện.
? Trên vỏ của công tắc điện có ghi 220V - 10A. Hãy giải thích ý nghĩa của những số liệu đó?
- GV cho HS làm việc theo nhóm phân loại công tắc dựa trên hình 51.3 SGK
- GV cho HS làm bài tập điền vào chỗ trống để nêu: nguyên lý làm việc và vị trí lắp đặt của công tắc trong mạch điện.
- GV gọi 1 HS đọc phần a SGK.
? Cầu dao là thiết bị như thế nào?
- GV kết luận.
- Cho HS quan sát hình 51.4 và cấu tạo thật của cầu dao.
? Em hãy nêu cấu tạo của cầu dao?
- GV kết luận và cho ghi.
? Người ta chia cầu dao làm mấy loại?
? Tại sao tay nắm cầu dao lại bằng gỗ, nhựa hoặc sứ.
- HS trả lời:
+ a: Sáng - kín mạch
+ b: Tắt - hở mạch.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép.
- HS tập chung theo nhóm tìm hiểu
HS có thể trả lời:
Vỏ (1): Thường bằng nhựa hoặc sứ cách điện và bảo vệ phần dẫn điện.
Cực động (2), làm bằng đồng, để đóng cắt mạch điện (là vậy dẫn điện).
Cực tĩnh (3), làm bằng đồng, để đóng cát mạch điện (là vật liệu dẫn điện)
- HS trả lời
+ Điện áp định mức: 220V.
+ Cường độ dòng điện định mức 10A.
- HS hoạt động nhóm, điền thông tin vào bảng.
- HS điền các thông tin vào chỗ trống và hoàn thành vào vở.
(Tiếp xúc. ngắt.
Nối tiếp, sau)
- 1 HS đọc các em khác theo dõi SGK.
- HS dựa vào SGK trả lời
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép
- HS dựa vào hình vẽ và SGK trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi chép
- HS có thể trả lời: 3 loại (1 pha, 2 pha, 3 pha)
- HS trả lời: để cách điện
I. Thiết bị đóng - cắt mạch điện.
1. Công tắc điện.
a. Khái niệm.
- Dùng để đóng cắt mạch điện
b. Cấu tạo.
Gồm 3 bộ phận chính:
+ Vỏ: Thường bằng nhựa hoặc sứ cách điện và bảo vệ phần dẫn điện.
+ Cực động: làm bằng đồng, để đóng cắt mạch điện (là vậy dẫn điện).
+ Cực tĩnh: làm bằng đồng, để đóng cát mạch điện (là vật liệu dẫn điện)
c. Phân loại. (SGK)
d. Nguyên lý làm việc.
2. Cầu dao.
a. Khái niệm.
- Là thiết bị đóng cắt điện bằng tay dùng để đóng và ngắt đồng thời cả dây trung tính và dây pha của mạng điện.
b. Cấu tạo
Gồm có 3 bộ phận chính: vỏ, các cực động và các cực tĩnh.
HĐ2: Tìm hiểu thiết bị lấy điện
HĐ của thầy
HĐ của trò
Nội dung
- Cho HS quan sát H51.6 SGK phóng to và vật mẫu.
? Nêu cấu tạo và công dụng của ổ điện?
- GV kết luận cho HS ghi chép.
? Các bộ phận của ổ điện làm bằng vật liệu gì?
- GV kết luận cho HS ghi chép.
* GV cho HS quan sát H51.7 và vật mẫu.
? Nêu cấu tạo, công dụng và vật liệu của các bộ phận chính của phích cắm điện. (GV kết luận )
- HS quan sát hình và mô hình.
- HS dựa vào hình vẽ và mô hình để trả lời.
- HS lắng nghe, ghi chép.
- HS dựa vào vật mẫu và hình vẽ để trả lời
- HS lắng nghe, ghi chép
- HS quan sát vật mẫu và H51.7 phóng to.
- HS dựa vào hình vẽ và vật mẫu để trả lời.
II. Thiết bị lấy điện.
1. ổ điện.
Bao gồm:
+ Vỏ: sứ, nhựa...
+ Cực tiếp điện: đồng
2. Phích cắm điện
- Thường dùng để lấy điện từ ổ cắm điện.
+ Thân: làm bằng chất cách điện chịu nhiệt.
+ Chốt tiếp điện: làm bằng đồng.
IV. Củng cố - luyện tập
- GV: Gọi 1 HS đọc ghi nhớ các em khác theo dõi.
? Trong mạng điện trong nhà, em thấy có những thiết bị đóng- cắt và lấy điện nào? Em hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó.
? Tại sao người ta không nối trực tiếp các thiết bị sử dụng điện vào mạng điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện (ổ điện, phích cắm điện)?
V. Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành Bài 52/Tr.182
VII. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 60
Thực hành
Thiết bị đóng - cắt và lấy điện
I. Mục tiêu bài học: Sau khi học bài này GV phải làm cho HS:
- Hiểu được cấu tạo, công dụng của các thiết bị đóng-cắt và lấy điện, hiểu được nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật, vị trí lắp đặt các thiết bị điện trong mạch điện.
- Rèn luyện kĩ năng tháo, lắp các thiết bị điện.
- Làm việc nghiêm túc, kiên trì, chính xác và khoa học.
II. Chuẩn bị
- GV: Cầu dao 1 pha, công tắc điện (2 cực, 3 cực, nút ấn), phích cắm điện, ổ điện, tua vít 4 cạnh
- HS: Chuẩn bị mẫu báo cáo thực hành Bài 52/Tr.182
III. Lên lớp
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trong mạng điện trong nhà, em thấy có những thiết bị đóng- cắt và lấy điện nào? Em hãy mô tả cấu tạo của các thiết bị đó.
? Tại sao người ta không nối trực tiếp các thiết bị sử dụng điện vào mạng điện mà phải dùng các thiết bị lấy điện (ổ điện, phích cắm điện)?
3. Bài mới
HĐ 1: Tìm hiểu số liệu kĩ thuật của thiết bị điện
Nội dung
HĐ của thầy
HĐ của trò
File đính kèm:
- CN8HKII.doc