Tiết 32 Bài 36 vật liệu kĩ thuật điện

I/ MỤC TIÊU

Sau bài này giúp học sinh hiểu được

Nhận biết được vật liệu dẫn điện , vật liệu cách điện

Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi vật liệu kĩ thuật điện

II/ CHUẨN BỊ

1) Chuẩn bị cho cả lớp:

Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện

Các vật mẫu về dây điện , các thiết bị điện và đồ dùng điện

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 32 Bài 36 vật liệu kĩ thuật điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Ngày soạn: 23/12/ 2007 Tiết 32 Ngày dạy: 24/ 12/ 2007 BÀI 36 VẬT LIỆU KĨ THUẬT ĐIỆN I/ MỤC TIÊU Sau bài này giúp học sinh hiểu được Nhận biết được vật liệu dẫn điện , vật liệu cách điện Hiểu được đặc tính và công dụng của mỗi vật liệu kĩ thuật điện II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị cho cả lớp: Tranh vẽ các đồ dùng điện gia đình và các dụng cụ bảo vệ an toàn điện Các vật mẫu về dây điện , các thiết bị điện và đồ dùng điện III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập. TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 7ph - GV đặt câu hỏi: - Trong gia đình em có những thiết bị điện nào? Dụng cụ điện nào? - Những dụng cụ điện, thiết bị điện đó được làm bằng các vật liệu có tên gọi chung là gì? - Sau HS trả lời xong GV thông báo: Những vật liệu đùng trong kỉ thuật điện được gọi là vật liệu kỉ thuật điện. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm, công dụng vật liệu kỉ thuật điện được phân thành 3 nhóm. Đó là vật dẫn điện, vật liệu cách điện và vật liệu dẫn từ. - HS lắng nghe GV đặt các câu hỏi sau đó suy nghĩ để trả lời. - Từng cá nhân HS trả lời các câu hỏi của GV nêu ra. + Bóng đèn, nồi cơm điện, ổ cắm điện, công tắc… + làm bằng kim loại, bằng nhựa, bằng sứ… Hoạt động 2: Vật liệu dẫn điện 20ph - GV đưa các vật mẫu về vật liệu dẫn điện để HS quan sát, sau đó đặt các câu hỏi để HS suy nghĩ và trả lời: - Đặc tính và công dụng của vật liệu dẫn điện là gì? GV hướng dẫn học sinh ghi tên các dụng cụ , các phần tử đẫn điện trên hình 36.1. - Sau khi HS trả lời xong GV giới thiệu thêm: các vật liệu dẫn điện thường dùng là: đồng, nhôm, chì, niken, nicroom, vônfram, các dung dịch axit, bazơ, muối… - HS quan sát các vật mẫu mà GV đưa ra. - Đặc tính của vật liệu đẫn điện là dẫn điện tốt vì có điện trở suất nhỏ. - vật liệu dẫn điện được dùng để chế tạo các bộ phận dẫn điện trong các đồ dùng điện và các thiết bị điện. Hoạt động 3: Tìm hiểu vật liệu cách điện. 20ph - GV đưa mẫu vật chỉ rõ các phần tử cách điện để HS quan sát sau đó đặt các câu hỏi để HS trả lời: + Đặc tính và công dụng của vật liệu cách điện là gì? - Sau khi HS trả lời xong GV giới thiệu thêm: các vật liệu cách điện thường dùng là: Cao su, sứ, thuỷ tinh, nhựa, giấy… - HS quan sát các vật mẫu mà GV đưa ra. - Đặc tính của vật liệu cách điện là cách điện tốt, chúng thường được dùng để chế tạo các bộ phận cách điện trong các đồ dùng điện và các thiết bị điện như là đế hoặc vỏ. Hoạt động 4: Tìm hiểu vật liệu dẫn từ. 13ph - GV đặt câu hỏi : + Vật liệu dẫn từ dùng để làm gì? Nó có đặc tính như thế nào? - vì khái niệm về đường sức từ HS chưa được học nên GV không cần nói rõ về vấn đề này, chỉ cần thông báo cho HS biết đặc điểm và công dụng của vật liệu dẫn từ là được. Đặc tính vật liệu dẫn từ là dẫn từ tốt ( các đường sức từ có thể chạy qua). Công dụng: thép kỷ thuật điện dùng làm lõi dẫn từ của nam châm lõi máy biến áp, lõi máy phát điện, ăng ten thu phát sóng... Vật liệu dẫn từ như thép dẫn từ, anico, ferit , pecmalôi. TỔNG KẾT BÀI HỌC (5phút ) GV hướng dẫn học sinh điền đặc tính và công dụng vào bảng 36.1. GV hướng dẫn học sinh đọc trước bài 37 SGK.

File đính kèm:

  • docahdfkijgpaoifp0weufkuadogjapis (24).DOC
Giáo án liên quan