Giáo án An ninh Quốc phòng Khối 10 - Bài 1: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam (Tiết 1) - Nguyễn Thị Cúc

 I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

 1. Về kiến thức

 Hiểu được hệ thống tổ chức và những chức năng, nhiệm vụ chính trong Quân đội nhân dân Việt Nam

 2. Về kĩ năng

 Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội, Công an

 3. Về thái độ

 Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân dội, Công an nhân dân vững mạnh

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG

1. Nội dung của bài gồm 2 phần

- Phần 1: Quân đội nhân dân việt nam

- Phần 2: Công an nhân dân việt nam

2. Nội dung trọng tâm

- Phần 1: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội và cấp bậc quân hàm Quân đội

- Phần 2: Chức năng, nhiệm vụ chính của nột số cơ quan, đơn vị trong Công an, cấp bậc quân hàm Công an

 III. THỜI GIAN

- Tổng số: 3 tiết

- Phân bố thời gian:

+ Tiết 1, 2: Quân đội nhân dân Việt nam

+ Tiết 3: Công an nhân dân Việt nam

IV. VẬT CHẤT

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án An ninh Quốc phòng Khối 10 - Bài 1: Tổ chức quân đội và công an nhân dân Việt Nam (Tiết 1) - Nguyễn Thị Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn: Nguyễn Thị Cúc Lớp dạy: BÀI 1: TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI VÀ CÔNG AN NHÂN DÂN VIỆT NAM TIẾT 1 PHẦN I: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Về kiến thức Hiểu được hệ thống tổ chức và những chức năng, nhiệm vụ chính trong Quân đội nhân dân Việt Nam 2. Về kĩ năng Nhận biết được cấp bậc quân hàm, quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội, Công an 3. Về thái độ Xây dựng ý thức trách nhiệm và tích cực góp phần xây dựng Quân dội, Công an nhân dân vững mạnh II. CẤU TRÚC NỘI DUNG Nội dung của bài gồm 2 phần Phần 1: Quân đội nhân dân việt nam Phần 2: Công an nhân dân việt nam Nội dung trọng tâm Phần 1: Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội và cấp bậc quân hàm Quân đội Phần 2: Chức năng, nhiệm vụ chính của nột số cơ quan, đơn vị trong Công an, cấp bậc quân hàm Công an III. THỜI GIAN Tổng số: 3 tiết Phân bố thời gian: + Tiết 1, 2: Quân đội nhân dân Việt nam + Tiết 3: Công an nhân dân Việt nam IV. VẬT CHẤT giáo viên: Chuẩn bị giáo án Sách tham khảo, tài liệu có liên quan Học sinh Đọc trước bài trong sgk Vở ghi, bút viết... V. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề, giảng giải, thuyết trình PHẦN 2: TIẾN TRÌNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC LỚP Kiểm tra sĩ số Phổ biến các quy định Kiểm tra bài cũ Phổ biến ý định giảng bài II. THỰC HÀNH LÊN LỚP Lên lớp Quân đội nhân dân Việt Nam là một tổ chức quân sự, tổ chức nòng cốt của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt NAM và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo, giáo dục và làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam bao gồm: ( VẼ SƠ ĐỒ ) AN CS DBĐV DQTV CAND QĐND BĐBP BDĐP BĐCL LLBVT LLVTTT LLVTND Trong đó, Quân đội đặt dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng và chịu sự điều động của Bộ tổng tham mưu. Lực lượng Công an chịu sự quản lý của Bộ công an. Riêng lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng quản lý hỗn hợp của Bộ Quốc phòng và cơ quan hành chính địa phương. Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Việt Nam là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Chức vụ này thường do chủ tịch nước đảm nhiệm. Giảng bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tổ chức và hệ thống tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam GV: QĐNDVN được thành lập vào ngày tháng năm nào? ở đâu? Lúc đầu có tên gọi là gì? HS: trả lời GV: nhận xét, QĐNDVN được thành lập ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng, lúc đầu có tên gọi là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, và sau nhiều lần đổi tên với các tên gọi khác nhau, cho đến kháng chiến chống thực dân Pháp quân đội ta mang tên quen thuộc nhất cho đến tận ngày nay là Quân đội nhân dân Việt Nam. HS: ghi bài GV: Thế nào là lực lượng thường trực và thế nào là lực lượng dự bị? HS: Trả lời GV: LLTT... LLDB: là một thành phần của QĐNDVN, được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật, có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, sẵn sàng tham gia LLTT khi có yêu cầu. Bao gồm: quân nhân dự bị và phương tiện kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đã được lựa chọn và sắp xếp trong kế hoạch sẵn sàng bổ xung cho LLTT của QĐ. GV: Hiện nay bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước ta hiện nay là ai? HS: Trả lời GV: chuyển ý GV: Nêu hệ thống tổ chức của QĐND VN bằng cách sử dụng bảng phụ - Bộ Quốc phòng - Các cơ quan Bộ Quốc phòng - Các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng - Các bộ, ban chỉ huy quân sự HS: lắng nghe, ghi chép những nội dung chính vào vở GV: Chuyển ý, sang phần tiếp theo Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam GV: Nêu chức năng của Bộ Quốc phòng Tiếp tục đặt câu hỏi: em hãy cho biết nhiệm vụ chính của Bộ Tổng tham mưu là gì? Và ở nước ta hiện nay do Đồng chí nào đứng đầu? HS: Suy nghĩ, trả lời GV: Nhận xét, đứng đầu Bộ Tổng tham mưu hiện nay là Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ HS: Ghi bài GV: Chuyển tiếp, cơ quan tổng cục Chính trị và các cơ quan chính trị các cấp Đặt câu hỏi: Chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Chính trị? HS: Ghi bài GV: Trình bày tiếp chức năng, nhiệm Tổng cục Hậu cần và cơ quan hậu cần các cấp HS: Lắng nghe, ghi bài GV: Tiếp tục nêu chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục Kỹ thuật và các cơ quan kỹ thuật các cấp HS: Ghi ý chính vào vở GV: Gọi một học sinh lên trình bày chức năng, nhiệm vụ của tổng cục Công nghiệp Quốc phòng HS: Trình bày GV: Hướng dẫn học sinh ghi bài HS: Ghi bài GV: Yêu cầu học sinh trình bày, nhiệm vụ, chức năng của Quân khu. Quân đoàn, quân chủng, binh chủng HS: Ghi bài GV: Nêu tiếp nội dung bộ đội Biên phòng HS: Ghi bài GV: Nhắc lại một số nội dung chính trong bài học. I. QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 1. Tổ chức và hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam a. Tổ chức của quân đội nhân dân Việt Nam - QĐND của nước CHXHCNVN đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp của Đảng và chỉ huy điều hành của Bộ Quốc phòng - QĐND Việt Nam bao gồm: BĐCL BDĐP BĐBP Trong đó có lực lượng thường trực và lực lượng dự bị b. Hệ thống tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam. - Bộ Quốc phòng - Các cơ quan Bộ Quốc phòng - Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng - Các Bộ, ban chỉ huy quân sự 2. Chức năng, nhiệm vụ chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội nhân dân Việt Nam a. Bộ Quốc phòng - Là đơn vị thuộc chính phủ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đứng đầu - Chức năng: quản lý, chỉ đạo, chỉ huy b. Bộ tổng tham mưu và các cơ quan tham mưu các cấp trong QĐND VN - Là cơ quan chỉ huy LLVT - Chức năng: + Bảo đảm trình độ sẵn sàng chiến đấu + Điều hành các hoạt động quân sự - Nhiệm vụ: + Tổ chức nắm chắc tình hình địch + Nghiên cứu, những đề xuất những chủ trương chung + Tổ chức lực lượng, chỉ huy Quân đội và dân quân tự vệ + Điều hành các hoạt động quân sự c. Tổng cục Chính trị và các cơ quan chính trị các cấp trong Quân đội nhân dân Việt Nam - Chức năng: Đảm nhiệm công tác Đảng, công tác chính trị - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất những chủ trương, biện pháp về công tác Đảng, công tác chính trị + Đề ra những nội dung, biện pháp, kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra cấp dưới thực hiện d. Tổng cục Hậu cần và các cơ quan tham mưu các cấp trong QĐND VN - Chức năng: Đảm bảo vật chất, quân y, vận tải.. - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất + Chỉ đạo công tác đảm bảo hậu cần e. Tổng cục Kỹ thuật và cơ quan kỹ thuật các cấp trong QĐND VN - Chức năng: + Bảo đảm vũ khí, trang bị, kỹ thuật, phương tiện - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất + Bảo đảm kỹ thuật g. Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cơ quan, đơn vị sản xuất quốc phòng trong QĐND VN - Chức năng: + Quản lý các cơ sở sản xuất quốc phòng - Nhiệm vụ: + Nghiên cứu, đề xuất + Chỉ đạo các đơn vị sản xuất h. Quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng: - Quân khu: Tổ chức quân sự theo lãnh thổ một số tỉnh( thành phố) tiếp giáp nhau có liên quan đến quốc phòng - Chức năng, nhiệm vụ + Chỉ đạo công tác quốc phòng + Xây dựng tiềm lwucj quân sự + Chỉ đạo lực lượng vũ trang - Quân đoàn: Đơn vị tác chiến chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật. Là lực lượng thường trực của quân đội - Quân chủng: Bộ phận quân đội hoạt động ở môi trường địa lý nhất định như : Hải quân, Phòng không – Không quân - Binh chủng: Chức năng trực tiếp chiến đấu hoặc bảo đảm chiến đấu như: Pháo binh, Thông tin, Đặc công i. Bội đội Biên phòng - Chức năng: làm nòng cốt, chuyên trách, quản lí, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia. Luyện tập GV: Gọi học sinh lên vẽ lại sơ đồ LLVT ND VN ? PHẦN III. KẾT THÚC GIẢNG BÀI Giải đáp thắc mắc Dặn dò học sinh - Ôn lại những nội dung đã học - Đọc trước phần còn lại của bài

File đính kèm:

  • docbai 3 quoc phong 12.doc