Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 27: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (Tiết 2) - Nguyễn Phước Nhiều

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn th¬ường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện.

- Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết th¬ương, các loại băng và kỹ thuật các kiểu băng cơ bản.

2. Về kỹ năng

- Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao.

- Băng được vết th¬ương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ.

3. Về thái độ

- Có tinh thần thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống.

II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN

 1) Cấu trúc nội dung (Nội dung của bài gồm 2 phần chính)

 I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường

II. Băng vết thương

 2) Nội dung trọng tâm: Băng vết thương (Luyện tập 145 phút)

III. Tổ Chức Và Phương Pháp:

 1) Tổ chức:

Lấy đội hình trung đội của lớp học để lên lớp.

Luyện tập theo đội hình của tổ

 2) Phương pháp:

Người dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại

Học sinh: Chú ý lắng nghe, quan sát, nghi chép.

 

doc6 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục quốc phòng Lớp 10 - Tiết 27: Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (Tiết 2) - Nguyễn Phước Nhiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH SÓC TRĂNG SỞ GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRƯỜNG THPT THIỀU VĂN CHỎI TỔ BỘ MÔN : HÓA- SINH-THỂ DỤC-CÔNG NGHỆ MÔN : GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG-AN NINH GIÁO ÁN SỐ : 27 Ngày soạn : 09/12/2009 TÊN BÀI : CẤP CỨU BAN ĐẦU CÁC TAI NẠN THÔNG THƯỜNG VÀ BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG (TIẾT 2) ( Dùng giảng dạy cho học sinh lớp 10 THPT) Giáo Viên : Nguyễn Phước Nhiều Sinh Ngày 04 Tháng 11 Năm 1981 Năm Vào Ngành : 2004 Phê duyệt (Lãnh đạo trường hoặc Tổ trưởng bộ môn) .. .. .. .. Kế Sách: Ngày Tháng 12 Năm 2009 Phó Hiệu Trưởng Dương Hoàng Dẫn PHẦN 1: Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Hiểu được nguyên nhân, triệu chứng, cách cấp cứu ban đầu và dự phòng một số tai nạn thường gặp bằng các biện pháp đơn giản, dễ thực hiện. - Hiểu được mục đích, nguyên tắc băng vết thương, các loại băng và kỹ thuật các kiểu băng cơ bản. 2. Về kỹ năng - Thực hiện được các biện pháp cấp cứu ban đầu một số tai nạn thường gặp trong lao động, sinh hoạt, vui chơi và hoạt động thể dục thể thao... - Băng được vết thương tại các vị trí trên cơ thể bằng băng cuộn và ứng dụng các phương tiện sẵn có tại chỗ. 3. Về thái độ - Có tinh thần thái độ tích cực luyện tập, vận dụng linh hoạt vào trong thực tế cuộc sống. II. CẤU TRÚC NỘI DUNG, THỜI GIAN 1) Cấu trúc nội dung (Nội dung của bài gồm 2 phần chính) I. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường II. Băng vết thương 2) Nội dung trọng tâm: Băng vết thương (Luyện tập 145 phút) III. Tổ Chức Và Phương Pháp: 1) Tổ chức: Lấy đội hình trung đội của lớp học để lên lớp. Luyện tập theo đội hình của tổ 2) Phương pháp: Người dạy: Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại Học sinh: Chú ý lắng nghe, quan sát, nghi chép. 3) Thời gian - Tổng số thời gian: 5 tiết IV. Thành Phần: Toàn thể lớp học V. Địa Điểm: Lớp học trường THPT Thiều Văn Chỏi VI. Bảo Đảm: Giáo viên: Bài giảng được biên soạn dựa theo tài liệu giáo dục quốc phòng của bộ giáo dục và đào tạo do nhà xuất bản giáo dục phát hành và một số tài liệu khác có liên quan. Học sinh: Trang phục thống nhất ( quần áo thể dục, đi giày,) + Tiết 1: YÊU CẦU CHUẨN BỊ 1. Đối với giáo viên - Giáo án, kế hoạch bài giảng, mô hình, tranh vẽ. - Các loại băng tiêu chuẩn: băng cuộn, băng cá nhân, băng tam giác, băng bốn dải và các loại băng ứng dụng. - Bồi dưỡng trước cho người trợ giảng (nếu có). 2. Đối với học sinh Cá nhân từng học sinh cần có: - Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10, bút viết, vở để ghi chép. - Các loại băng tiêu chuẩn, băng ứng dụng: mỗi loại một cuộn. PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 05 phút 1. Xác định vị trí tập hợp: - Tập trung lớp học, kiểm tra quân số, các vật chất phục vụ việc học tập, kiểm tra trang phục của học sinh theo quy định. 2. Phổ biến các quy định: - Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn, kĩ luật, tác phong, vệ sinh, đi lại trong thời gian ra vào lớp. 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Ý định bài giảng: - Nêu tên bài học. PHẦN 2: THỰC HÀNH GIẢNG BÀI I. TỔ CHỨC GIẢNG BÀI: 05 phút 1. Xác định vị trí tập hợp: - Tập trung lớp học, kiểm tra quân số, các vật chất phục vụ việc học tập, kiểm tra trang phục của học sinh theo quy định. - Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn, kĩ luật, tác phong, vệ sinh, đi lại trong thời gian ra vào lớp. 2. Phổ biến các quy định: - Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn, kĩ luật, tác phong, vệ sinh, đi lại trong thời gian ra vào lớp. 3. Kiểm tra bài cũ: 4. Ý định bài giảng: - Nêu tên bài học. - Mục đích yêu cầu. - Tổ chức phương pháp. (Phổ biến như phần ý định giảng dạy). - Nội dung, thời gian. II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI: Lên lớp: 90 phút Nội Dung- Thời Gian Phương Pháp Vật chất 6. Nhiễm độc lân hữu cơ a. Đại cương Lân hữu cơ là các hợp chất hóa học như : Tiôphốt,Vôphatốcdùng để trừ sâu bọ, côn trùng, nấm có hại. Trong nông nghiệp càng ngày càng được sử dụng rộng rãi, phổ biến. Do không tôn trọng nguyên tắc trong quá trình sử dụng và bảo quản nên đã để xảy ra những tai nạn đáng tiếc, những trường hợp nhiễm độc nặng gây chết người. Chất lân xâm nhập vào cơ thể bằng đường hô hấp, đường tiêu hóa và đường trực tiếp qua da. b. Triệu chứng - Trường hợp nhiễm độc cấp : Nạn nhân thấy lợm giọng, nôn mửa, đau quặn bụng, tiết nhiều nước bọt, vã mồ hôi, khó thở, đau đầu, đau các cơ, rối loạn thị giác đặc biệt là đồng tử co hẹp, có khi chỉ nhỏ bằng đầu đinh ghim. Dấu hiệu này có thể giúp ta chẩn đoán, đáng giá được mức độ nặng nhẹ của nhiễm độc và theo dõi được kết quả điều trị. - Trường hợp nhiễm độc nhẹ : Các triệu chứng trên xuất hiện muộn và nhẹ hơn, nếu được cấp cứu kịp thời sẽ giảm dần, sau một tuần có thể khỏi. c. Cấp cứu ban đầu và đề phòng - Cấp cứu ban đầu : + Nhanh chóng dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Chủ yếu dùng Atrophin liều cao. + Nếu thuốc vào đường tiêu hóa bằng mội biện pháp gây nôn. + Nếu thuốc qua da, phải rửa bằng nước vôi trong, nước xà phòng. + Nếu thuốc vào mắt, rửa mắt bằng nước muối. + Nếu có điều kiện dùng thuốc trợ tim mạch, trợ sức : cafein, coramin, vitamin B1, Ccấm dùng mocphin. + Chuyển ngay đến các cơ sơ y tế để kịp thời cứu chữa. - Đề phòng : + Chấp hành đúng các quy định, chế độ vận chuyển, bảo quản, và sử dụng. + Khi phun thuốc trừ sâu phải : pha đúng liều lượng, có các phương tiện để bảo vệ (quần áo, mũ lao động, khẩu trang, găng tay) quay lưng về hướng gió, và chỉ nên phun 10 phút phải nghỉ, sau đó mới tiếp tục phun. + Không dùng thuốc trừ s6u để chữa ghẻ, diệt chấy, rận + Khi tiếp xúc với thuốc trừ sâu không được ăn, uống, hút thuốc. Sau khi làm việc xong phải thay quần áo, tắm rửa sạch sẽ bằng nước xà phòng. II. Băng Vết Thương: 1) Mục đích: Bảo vệ cho vết thương khỏi bị ô nhiễm. Cầm máu tại vết thương. Giảm đau đớn cho nạn nhân. 2) Nguyên tắc băng: Băng kín, băng hết các vết thương. Băng chắc (đủ độ chặc). Băng sớm, băng nhanh, đúng quy trình thao tác kĩ thuật. 3) Kĩ thuật băng vết thương: a> Các kiểu băng cơ bản: Có nhiều kiểu băng khác nhau: Băng xoắn vòng, băng số tám, băng chữ nhân, băng vành khăn, băng đầu. b> Ap dụng cụ thể: Băng các đoạn chi thường vận dụng kiểu băng xoắn vòng hoặc số 8. Băng vai, nách vận dụng kiểu băng số 8. Băng ngực, lưng vận dụng kiểu băng xoắn vòng. Băng bụng vận dụng kiểu băng số 8. Băng vùng gối-gót chân-vùng khuỷu vận dụng kiểu băng số 8. Băng vùng khoeo, nếp khuỷu vận dụng kiểu băng số 8. Băng bàn chân, bàn tay vận dụng kiểu băng số 8. Băng vùng đầu, mặt, cổ vận dụng kiểu băng vòng tròn hình vành khăn, số 8. Gv giới thiệu về mục đích của việc băng vết thương Đưa ra một số nguyên tắc khi băng vết thương Giới thiệu một số kĩ thuật băng. Gv áp dụng cách băng trên cơ thể người Kiểu băng số 8 Kiểu băng hình vành khăn III. KẾT THÚC BÀI GIẢNG . PHÚT - Giải đáp thắc mắc - Hệ thống nội dung : Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường - GV giải đáp thắc mắc, củng cố nội dung bài học - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK. - Nhận xét tiết học, kiểm tra trang phục - Yêu cầu HS ôn luyện các nội dung ở nhà thông qua các câu hỏi SGK. - Dặn dò học sinh đọc trước bài 5 (SGK). - Kiểm tra vũ khí, vật chất, học cụ

File đính kèm:

  • docGDQP NHIEU 9 KHOI 10 TIET 27.doc