Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 11 - Trần Thị Loan

Câu 1: (3đ) Vì sao Pháp tấn công Đà Nẵng? Quân dân Đà Nẵng đã kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Câu 2: (4đ) Nêu hoàn cảnh kí kết và nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Em có nhận xét gì?

Câu 3: (3đ) So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

 

Đề 2:

Câu 1: (3đ) Vì sao Pháp tấn công Gia Định? Quân dân Gia Định đã kháng chiến chống Pháp như thế nào?

Câu 2: (4đ) Nêu hoàn cảnh kí kết và nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874)? Em có nhận xét gì?

Câu 3: (3đ) So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 11 - Trần Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HÀ GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY SVTT : Nguyễn Thị Thu Hiền Lớp 11 Ban cơ bản GVHD: Trần Thị Loan Môn: Lịch sử Tiết 28 Ngày soạn: 4/03/2011 KIỂM TRA A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Kiểm tra lại hệ thống kiến thức học sinh đã học từ bài 19 đến bài 21 (tiết 1) sách giáo khoa lớp 11, Ban cơ bản. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ của học sinh. - Rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các câu hỏi, bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, và so sánh các sự kiện lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học cho bản thân. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng cho học sinh thái độ trung thực, kiên nhẫn trong kiểm tra, thi cử. - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần trách nhiệm trong học tập và thi cử. B. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp đàm thoại. - Phương pháp trực quan. C. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Chuẩn bị các câu hỏi kiểm tra, chuẩn bị đáp án và thang điểm, chấm bài kiểm tra. - Học sinh: học lại kiến thức cũ từ bài 19 đến bài 21 (tiết 1) D. TIẾN TRÌNH KIỂM TRA: 1. Đề kiểm tra: Đề 1: Câu 1: (3đ) Vì sao Pháp tấn công Đà Nẵng? Quân dân Đà Nẵng đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? Câu 2: (4đ) Nêu hoàn cảnh kí kết và nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Em có nhận xét gì? Câu 3: (3đ) So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. Đề 2: Câu 1: (3đ) Vì sao Pháp tấn công Gia Định? Quân dân Gia Định đã kháng chiến chống Pháp như thế nào? Câu 2: (4đ) Nêu hoàn cảnh kí kết và nội dung của hiệp ước Giáp Tuất (1874)? Em có nhận xét gì? Câu 3: (3đ) So sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương. 2. Đáp án, thang điểm: Đề 1: Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Đà Nẵng là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, có cửa biển rộng lớn để Pháp mở đường tấn công. - Khi chiếm được đà nẵng có thể tấn công ra Huế buộc triều đình nhanh chóng đầu hàng. - Đà Nẵng là nơi giàu có và là nơi Pháp thông thuộc địa địa hình, có những vùng dân cư thiên chúa giáo. - Quân dân ta chiến đấu quyết liệt, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn. - Quân Pháp- Tây Ban Nha bị cầm chân trong suốt 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. - Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 2 - Pháp chiếm được thành Gia Định, và các tỉnh Miền Đông Nam Kỳ. - Nhân dân ta chiến đấu hết sức quyết liệt và gây cho Pháp nhiều khó khăn. - Nội dung chủ yếu là cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp. - Bồi thường chiến phí cho Pháp, mở cho Pháp 3 của biển để thông thương và triều đình đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân chống Pháp. - Tính chất bất bình đẳng, cắt đất cầu hòa, vi phạm chủ quyền dân tộc nghiêm trọng. - Hiệp ước thể hiện tính nhu nhược hèn yếu của triều đình nhà Nguyễn và đi ngược lại nguyện vọng dân tộc. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 Giống nhau: - Lãnh đạo: đều do văn thân sĩ phu, lãnh đạo. - Lực lượng tham gia: đều là đông đảo quần chúng nhân dân và dân tộc ít người. - Tính chất: đều mang tính chất dân tộc, dưới ngọn cờ lãnh đạo của hệ tư tưởng phong kiến. - Kết quả: thất bại. Khác nhau: - Địa bàn: Giai đoạn 1 rộng hơn và chủ yếu là ở đồng bằng. Giai đoạn 2 thu hẹp lại và chủ yếu là ở miền núi. - Mức độ: Giai đoạn 1 nổ ra rầm rộ trên phạm vi rộng lớn. Giai đoạn 2 quy tụ lại thành các trung tâm phát triển theo chiều sâu. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Đề 2 Câu Nội dung Điểm Câu 1 - Không chiếm được Đà Nẵng, Pháp đưa quân vào Gia Định. - Có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi, có vị trí chiến lược quan trọng có thể tấn công sang Campuchia. - Gia Định là vùng giàu có, chiếm được Gia Định cắt đứt con đường lương thực cho triều đình Huế. - Ngày 17/2/1859: Pháp tấn công, quân đội triều đình tan rã nhanh chóng. - Nhân dân tiếp tục chiến đấu ngoan cường, gây cho Pháp nhiều khó khăn, - Tháng 3/ 1860, Pháp gặp khó khăn, quân Pháp chỉ còn một lực lượng nhỏ, triều đình không chủ động tấn công, cơ hội tiêu diệt Pháp qua đi. 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,75 Câu 2 - Pháp tấn công và chiếm được các tỉnh Bắc Kỳ lần thứ nhất. - Nhân dân ta chiến đấu hết sức quyết liệt, chiến thắng Cầu Giấy lần 1 làm Pháp hoang mang lo sợ. - Triều đình tiếp tục nghị hòa và kí hiệp ước với Pháp. - Nhà Nguyễn công nhận 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Pháp. - Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh Bắc Kỳ. - Pháp được tự do đi lại và buôn bán trên toàn lãnh thổ Việt Nam. - Là hiệp ước bất bình đẳng, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ nước ta. - Thể hiện tính chất hèn yếu, nhu nhược của triều đình, đồng thời là một bước hòa hoãn tiến đến đầu hàng thực dân. 0,5 0,5 0,25 0,75 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 3 Giống nhau: - Lãnh đạo: đều do văn thân sĩ phu, lãnh đạo. - Lực lượng tham gia: đều là đông đảo quần chúng nhân dân và dân tộc ít người. - Tính chất: đều mang tính chất dân tộc, dưới ngọn cờ lãnh đạo của hệ tư tưởng phong kiến. - Kết quả: thất bại. Khác nhau: - Địa bàn: Giai đoạn 1 rộng hơn và chủ yếu là ở đồng bằng. Giai đoạn 2 thu hẹp lại và chủ yếu là ở miền núi. - Mức độ: Giai đoạn 1 nổ ra rầm rộ trên phạm vi rộng lớn. Giai đoạn 2 quy tụ lại thành các trung tâm phát triển theo chiều sâu. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5

File đính kèm:

  • docgi+ío +ín kiß+âm tra 2.doc
Giáo án liên quan