Đề kiểm tra 45 phut môn Vật Lý Lớp 11 - Dòng điện không đổi

Câu 1. Tác dụng từ được coi là tác dụng phổ biến nhất của dòng điện là vì:

A. Tác dụng từ ta dễ dàng thấy nhất ở những nơi có dòng điện.

B. Tác dụng từ có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống.

C. Tác dụng từ không thể tách rời khỏi dòng điện trong bất kỳ tình huống nào.

D. Tác dụng từ dễ đo lường nhất.

Câu 2. Bốn nguồn điện giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động e = 6V, điện trở trong

r = 0,6Ω được mắc thành bộ như hình vẽ. Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn

này là:

A. 24V; 2,4Ω. B. 12V; 2,4Ω.

C. 24V; 1,2Ω. D. 12V; 0,8Ω.

Câu 3. Chọn phát biểu sai?

A. Khi nối hai cực nguồn điện bằng một vật dẫn để tạo thành mạch kín thì có các điện

tích dương chuyển dịch từ cực dương (có điện thế cao) sang cực âm qua vật dẫn.

B. Bên trong nguồn điện, do tác dụng của lực lạ các ion dương dịch chuyển ngược chiều

điện trường (từ cực âm sang cực dương).

C. Chiều chuyển động của các electron được chọn là chiều của dòng điện.

D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công

của nguồn điện

pdf4 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 434 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 45 phut môn Vật Lý Lớp 11 - Dòng điện không đổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thế cao) sang cực âm qua vật dẫn. B. Bên trong nguồn điện, do tác dụng của lực lạ các ion dương dịch chuyển ngược chiều điện trường (từ cực âm sang cực dương). C. Chiều chuyển động của các electron được chọn là chiều của dòng điện. D. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện. Câu 4. Mạch điện như hình vẽ. Cho biết E = 12V; r = 1,1Ω; R1 = 0,1Ω. Giá trị R là bao nhiêu để công suất mạch ngoài là lớn nhất? A. 1Ω. B. 1,1Ω. C. 1,2Ω. D. 1,3Ω. Câu 5. Trong trường hợp nào sau đây dòng điện không gây ra tác dụng nhiệt? A. Khi chạy qua vật dẫn ở không độ bách phân (00C). B. Khi chạy qua một bình điện phân. C. Khi chạy qua kim loại ở nhiệt độ rất thấp dưới không độ. D. Trong tất cả các trường hợp A, B và C. Câu 6. Chọn câu đúng. Ba điện trở R1 = R2 = R3 được mắc vào nguồn điện có U = const như hình vẽ. Công suất điện tiêu thụ: A. lớn nhất ở R1. B. nhỏ nhất ở R1. C. bằng nhau ở R1 và hệ mắc nối tiếp R2 và R3. D. bằng nhau ở R1 và R2 hay R3. Câu 7. Chọn phương án đúng. Một bóng đèn được thắp sáng ở hiệu điện thế U = 120V, có công suất là P1. Gọi P2 là công suất đèn ấy khi thắp sáng ở hiệu điện thế U = 110V thì: A. P1 > P2. B. P1 = P2. C. P1 < P2. D. Không xác định được. Câu 8. Có 48 nguồn giống nhau, mỗi nguồn có suất điện động E = 2V, điện trở trong r = 6Ω. Có mấy cách mắc để thắp sáng bình thường một bóng đèn 12V – 6W? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 9. Hiệu điện thế điện hóa là: A. Hiệu điện thế giữa hai cực của một bình điện phân. R1 R E, r R3 R1 R2 U Nhận dạy kèm, LTĐH: Toán – Lý – Hóa cho mọi đối tượng! ThS. LÊ HẢI SƠN – 0913.566.569 – lhson20@gmail.com Page 2 ĐC: 110/77, Mậu Thân, TP. Cần Thơ. B. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi dòng điện gây ra tác dụng hóa trong mạch điện. C. Hiệu điện thế sinh ra giữa thanh kim loại và chất điện phân khi có tác dụng hóa học giữa dung dịch điện phân và thanh kim loại nhúng vào chất này. D. Hiệu điện thế sinh ra giữa hai thanh kim loại khác nhau cùng được nhúng vào một dung dịch điện phân. Câu 10. Cấu tạo của pin Vônta là: A. Một bản sắt và một bản kẽm nhúng vào dung dịch axit sunfuric loãng. B. Một bản kẽm và một bản đồng nhúng vào dung dịch axit sunfuric loãng. C. Một bản sắt và một bản đồng nhúng vào dung dịch axit sunfuric đậm đặc. D. Một bản kẽm và một bản đồng nhúng vào dung dịch axit sunfuric đậm đặc. Câu 11. Các nguồn điện hóa học có cấu tạo chung là: A. Hai bản kim loại khác nhau nhúng vào một dung dịch điện phân. B. Hai kim loại giống nhau nhúng vào một dung dịch điện phân. C. Một bản kim loại và một vật không dẫn điện nhúng vào một dung dịch điện phân. D. Hai bản kim loại giống nhau nhúng vào hai dung dịch điện phân khác nhau. Câu 12. Công suất của dòng điện được tính theo công thức P = UI trong trường hợp nào: A. Trong bất kỳ mạch điện nào. B. Trong đoạn mạch chỉ có R. C. Trong đoạn mạch chỉ có máy thu. D. Trong đoạn mạch không chứa máy phát điện. Câu 13. Tìm phát biểu sai? A. Điện năng một đoạn mạch tiêu thụ bằng công của dòng điện trên đoạn mạch đó tính trong cùng thời gian. B. Toàn bộ công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện sẽ trở thành điện năng tiêu thụ ở mạch ngoài. C. Trong máy thu điện không phải toàn bộ công của dòng điện đều được biến sang dạng năng lượng khác. D. Khi dòng điện chạy qua một vật dẫn, vẫn có trường hợp vật không phát nhiệt. Câu 14. Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết E = 6V; r2 = 0,5Ω; R1 = R2 = 2Ω; R3 = R5 = 4Ω; R4 = 6Ω. Điện trở của ampe kế và của các dây nối không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là: A. 6V. B. 6,5V. C. 5V. D. 5,5V. Câu 15. Hai điện trở R1 và R2 cùng làm bằng một thứ kim loại có dạng hình trụ; điện trở R1 có chiều dài và đường kính tiết diện gấp 2 lần điện trở R2. Tỉ số R1/R2 bằng: A. 2. B. 4. C. 1/4. D. 1/2. Câu 16. Mạch điện như hình vẽ. Cho biết E1 = 3V; r1 = 0,6Ω và E2 = 1,5V; r2 = 0,4Ω; R = 4Ω. Hiệu điện thế giữa hai cực của mỗi nguồn U1, U2 lần lượt là: A. 1,14V; 2,46V. B. 1,14V; 2,58V. C. 2,46V; 5,12V. D. 2,46V; 1,14V. Câu 17. Suất điện động của nguồn điện đo bằng: A. Thương số giữa công A của lực lạ làm dịch chuyển điện tích q bất kỳ bên trong nguồn điện và giá trị của điện tích đó. B. Thương số giữa công A của lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương q bên trong nguồn điện và giá trị của điện tích đó. R2 R4 R1 R5 R3 A E, r E1, r1 R E2, r2 Nhận dạy kèm, LTĐH: Toán – Lý – Hóa cho mọi đối tượng! ThS. LÊ HẢI SƠN – 0913.566.569 – lhson20@gmail.com Page 3 ĐC: 110/77, Mậu Thân, TP. Cần Thơ. C. Tích số giữa công A của lực lạ làm dịch chuyển điện tích q bất kỳ bên trong nguồn điện và giá trị của điện tích đó. D. Tích số giữa công A của lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương q bên trong nguồn điện và giá trị của điện tích đó. Câu 18. Cho mạch điện như hình vẽ. Cho biết E1 = E2; R1 = 3Ω; R2 = 6Ω; r2 = 0,4Ω. Hiệu điện thế giữa cực của nguồn E1 bằng không. Giá trị của r1 là: A. 4,3Ω. B. 2,4Ω. C. 3,4Ω. D. 4,2Ω. Câu 19. Một dây dẫn có điện trở R được cắt ra làm n phần giống nhau sau đó mắc n phần tử này song song với nhau, điện trở tương đương sẽ là: A. nR. B. R/n. C. n 2 R. D. R/n 2 . Câu 20. Một máy thu điện hoạt động dưới hiệu điện thế U = 24V, hiệu suất của máy thu là 80%. Cho biết cường độ dòng điện qua mạch là 2A. Điện trở trong của máy thu là: A. 3Ω. B. 2,4Ω. C. 4,8Ω. D. 1,2Ω. Câu 21. Một nguồn điện có suất điện động E = 12V; điện trở trong r = 1Ω mắc nối tiếp với một biến trở tạo thành mạch kín. Biết rằng có hai giá trị R1 và R2 của biến trở thì công suất của mạch ngoài bằng nhau và bằng 27W. Tích R1.R2 có giá trị là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Cho mạch như hình vẽ. R là biến trở, vôn kế V có điện trở rất lớn, ampe kế có điện trở không đáng kể. Khi ta kéo con chạy C dần dần từ phía B về A thì: A. Số chỉ của A và V đều tăng. B. Số chỉ của A và V đều giảm. C. Số chỉ của A tăng dần, số chỉ của V giảm dần. D. Số chỉ của A giảm dần, số chỉ của V tăng dần. Câu 23. Dùng bếp điện có công suất P = 480W, hiệu suất H = 85% để đun 1 lít nước ở nhiệt độ 200C. Nhiệt dung riêng của nước là 4,18kJ/kg.độ. Thời gian đun sôi nước là: A. 16phút 30giây. B. 13phút 40giây. C. 18phút 40giây. D. 14phút 20giây. Câu 24. Một mạch điện có 2 điện trở 13 và 6 mắc song song được nối với một nguồn điện có điện trở trong 1 . Hiệu suất của nguồn là: A. 18,25%. B. 90%. C. 81,25%. D. 16,6%. Câu 25. Chọn câu đúng. Ba điện trở R1 = R2 = R3 được mắc vào nguồn điện có U = const như hình vẽ. Công suất điện tiêu thụ: A. lớn nhất ở R1. B. nhỏ nhất ở R1. C. bằng nhau ở R1 và hệ mắc nối tiếp R2 và R3. D. bằng nhau ở R1 và R2 hay R3. Câu 26. Hai nguồn điện có suất điện động giống nhau E1 = E2 = 2V và có điện trở trong tương ứng là r1 = 0,4 Ω và r2 = 0,2Ω được mắc với điện trở R thành mạch kín như hình vẽ. Biết rằng, khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của một trong hai nguồn bằng không. Trị số của điện trở R là: A. 0,1Ω. B. 0,4Ω. C. 0,2Ω. D. 0,8Ω. R1 R2 E1, r1 E2, r2 E, r R A B C A V U R3 R2 R1 E1, r1 R E2, r2 Nhận dạy kèm, LTĐH: Toán – Lý – Hóa cho mọi đối tượng! ThS. LÊ HẢI SƠN – 0913.566.569 – lhson20@gmail.com Page 4 ĐC: 110/77, Mậu Thân, TP. Cần Thơ. Câu 27. Hai bóng đèn có ghi ĐA (110V - 110W) và ĐB (110V - 55W). Muốn dùng nguồn điện có hiệu điện thế U = 220V để thắp sáng bình thường đồng thời 2 đèn trên thì phải mắc thêm 1 điện trở R bao nhiêu, theo cách nào kể sau? Khi mắc nối tiếp hai đèn với nguồn U. A. Mắc thêm R = 220Ω song song đèn B. B. Không có cách nào. C. Mắc thêm R = 110Ω song song đèn A. D. Mắc nối tiếp với 2 đèn vào nguồn U. Câu 28. Cho mạch điện như hình vẽ. Ba pin giống nhau, mỗi pin có E = 12V; r = 1,5Ω. Điện trở mạch ngoài R = 13,5Ω. Ta có: A. UNM = 5,75V. B. UNM = -5,75V. C. UNM = 11,57V. D. UNM = -11,57V. Câu 29. Có thể tạo ra một pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn: A. hai mảnh đồng. B. hai mảnh nhôm. C. hai mảnh tôn. D. một mảnh nhôm và một mảnh kẽm. Câu 30. Hiệu điện thế 1V được đặt vào hai đầu điện trở 10Ω trong khoảng thời gian là 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là bao nhiêu? A. 200C. B. 20C. C. 2C. D. 0,005C. Câu 31. Khi mắc điện trở R1 = 500Ω vào hai cực của một pin mặt trời thì hiệu điện thế mạch ngoài là U1 = 0,10V. Nếu thay điện trở R1 bằng điện trở R2 = 1000Ω thì hiệu điện thế mạch ngoài bây giờ là U2 = 0,15V. Suất điện động và điện trở trong của pin này là: A. 0,3V; 1000Ω. B. 3V; 100Ω. C. 0,3V; 100Ω. D. 3V; 1000Ω. Câu 32. Một điện trở R = 4Ω được mắc vào nguồn điện có suất điện động E = 1,5V để tạo thành mạch kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là P = 0,36W. Điện trở trong của nguồn điện là: A. 4Ω. B. 2Ω. C. 3Ω. D. 1Ω. Câu 33. Một loại đèn ống loại 40W được chế tạo để có công suất sáng bằng đèn dây tóc loại 100W. Nếu sử dụng đèn ống này trung bình mỗi ngày 5 giờ thì trong 30 ngày giảm được bao nhiêu tiền điện so với sử dụng đèn dây tóc nói trên? Cho rằng giáo tiền điện là 700đ/(kWh). A. 6300đ. B. 3600đ. C. 7200đ. D. 2400đ. Câu 34. Một acquy có suất điện động là 12V. Công suất của acquy này là bao nhiêu nếu có 3,4.10 18 electron bên trong acquy dịch chuyển từ cực dương sang cực âm của nó trong một giây? A. 5268W. B. 6,528W. C. 5,268W. D. 6528W. Câu 35. Điểm khác nhau chủ yếu giữa acquy và pin Vônta là: A. sử dụng dung dịch điện phân khác nhau. B. chất dùng là hai cực khác nhau. C. phản ứng hóa học ở trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch. D. sự tích điện khác nhau ở hai cực. Câu 36. Một bộ acquy có thể cung cấp một dòng điện 4A liên tục trong 1 giờ thì phải nạp lại. Cường độ dòng điện mà acquy này có thể cung cấp là bao nhiêu nếu nó được sử dụng liên tục trong 20 giờ thì phải nạp lại? A. 0,3A. B. 0,2A. C. 0,1A. D. 0,4A. M N

File đính kèm:

  • pdfKT1T-CHUONG 2. DONG DIEN KHONG DOI.9741.pdf