Câu 1: Những từ nào sau đây là từ nghi vấn?
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. B. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.
C. Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu. D. Không, chưa, chả, không phải (là), đâu có phải
Câu 2: Đâu là câu phủ định có ý nghĩa khẳng định?
A. Ớt nào mà ớt chẳng cay.
B. Không có chuyện chó sói sống chung với cừu non.
C. Cốm không phải thức quà của người vội.
D. Bầu trời trong xanh không một bóng mây.
Câu 3: Đâu là câu nghi vấn không dùng để hỏi?
A. Có phải em vẽ bức tranh này không?
B. Em im lặng một chút có được không?
C. Con có nhận ra con không?
D. Em đã học bài chưa?
Câu 4: Câu “Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.” là câu có trật tự từ như thế nào?
A. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
B. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
C. Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói.
D. Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
Câu 5: Câu nào không phải là câu cầu khiến?
A. Nào ta cùng hát!
B. Hãy lao động cần cù gắng sức.
C. Ông giáo hút trước đi!
D. Ngày mai con sẽ đi Hà Nội.
Câu 6: Câu nào là câu trần thuật?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Hoa đào đỏ, hoa lê trắng ngần, hoa mơ, hoa mận thoảng hương.
C. Đi thôi con!
D. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
3 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn Lớp 8 - Tuần 33 - Trường THCS Tam Thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TAM THANH KIỂM TRA 1 TIẾT
HỌ VÀ TÊN: MÔN: TIẾNG VIỆT 8
LỚP: TUẦN: 33 - TIẾT: 130
ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY, CÔ GIÁO
Đề 1:
A Trắc nghiệm: ( 4 điểm)
Khoanh tròn vào ý của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. (2 điểm)
Câu 1: Những từ nào sau đây là từ nghi vấn?
A. Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào. B. Ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi.
C. Ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu. D. Không, chưa, chả, không phải (là), đâu có phải
Câu 2: Đâu là câu phủ định có ý nghĩa khẳng định?
A. Ớt nào mà ớt chẳng cay.
B. Không có chuyện chó sói sống chung với cừu non.
C. Cốm không phải thức quà của người vội.
D. Bầu trời trong xanh không một bóng mây.
Câu 3: Đâu là câu nghi vấn không dùng để hỏi?
A. Có phải em vẽ bức tranh này không?
B. Em im lặng một chút có được không?
C. Con có nhận ra con không?
D. Em đã học bài chưa?
Câu 4: Câu “Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên thành đồng Tổ quốc và sông Hồng bất khuất có cái chông tre.” là câu có trật tự từ như thế nào?
Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm..
Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Đảm bảo sự hài hoà về mặt ngữ âm của lời nói.
Liên kết câu với câu khác trong văn bản.
Câu 5: Câu nào không phải là câu cầu khiến?
A. Nào ta cùng hát!
B. Hãy lao động cần cù gắng sức.
C. Ông giáo hút trước đi!
D. Ngày mai con sẽ đi Hà Nội.
Câu 6: Câu nào là câu trần thuật?
A. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
B. Hoa đào đỏ, hoa lê trắng ngần, hoa mơ, hoa mận thoảng hương.
C. Đi thôi con!
D. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.
Câu 7: Câu nào là câu cảm thán?
A. Ôi thuốc lá, đồ ôn dịch!
B. Anh tắt thuốc lá đi!
C. Anh có thể tắt thuốc lá được không?
D. Xin lỗi, ở đây không được hút thuốc lá.
Câu 8: Kiểu câu nào sau đây được dùng phổ biến trong giao tiếp?
A. Phủ định B. Nghi vấn C. Trần thuật D. Cảm thán
II. Nối cột: Nối mỗi ý ở cột A với cột B sao cho phù hợp. (1 điểm).
Cột A
Cột B
Trả lời
1. Bác đến chơi đây ta với ta.
a. Câu nghi vấn.
1
2. Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bay giờ?
b. Câu trần thuật.
2
3. Anh im đi!
c. Câu cầu khiến.
3
4. Chao ôi, Bầu trời đẹp quá!
d. Câu cảm thán
4
e. Câu phủ định
III. Xác định cách tạo ra hành động nói và ghi vào chỗ trống:( trực tiếp hay gián tiếp) (1 điểm).
a. Bạn lấy giúp tôi quyển sách được không?..............................................................
b. Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc. ..
c. Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình. ..........................................................................
d. Mình đọc hay tôi đọc?............................................................................................
B. Tư luận: ( 6 điểm)
Viết lại các câu sau cho đúng.
a. Nhà bạn không xa lắm, cách nhà trường khoảng một đoạn.
b. Đúng lúc đó, tiếng chuông vang lên mười hai nhịp.
c. Khi ăn một bát cơm, một trái cây, một chén nước thì ta phải biết đến những người đã tạo ra thành quả đó.
d. Hằng ngày, cô đến trường bằng bộ quần áo giản dị.
e. Em muốn làm họa sĩ hay là một nghệ sĩ?
f. Cô giáo lướt thướt trong bộ áo dài trông rất duyên dáng.
........................................................................
........................................................................
ĐÁP ÁN:
A. Trắc nghiệm: ( 4 điểm)
I. Khoanh tròn vào ý của câu trả lời đúng nhất ở mỗi câu hỏi. (2 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
C
A
B
C
D
B
A
C
II. Nối cột ( 1 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1b 2a 3c 4d
III. Xác định cách tạo hành động nói( 1 điểm)
Mỗi câu đúng 0,25 điểm
1 gián tiếp 2 gián tiếp 3 gián tiếp 4 trực tiếp
B. Tự luận: ( 6 điểm) Mỗi câu đúng 1 điểm
a. Nhà bạn không xa lắm, cách trường khoảng một đoạn.
b. Đúng lúc đó, chuông vang lên mười hai nhịp.
c. Khi ăn một bát cơm, một trái cây, uống một chén nước thì ta phải biết đến những người đã tạo ra thành quả đó.
d. Hằng ngày, cô đến trường với bộ quần áo giản dị.
e. Em muốn làm họa sĩ hay là một ca sĩ?
f. Cô giáo thướt tha trong bộ áo dài trông rất duyên dáng.
File đính kèm:
- De kiem tra Tieng Viet 8 tuan 33 nguyenthiloan.doc