Giáo án Ngữ Văn 8 - Chương trình cả năm (Bản chuẩn)

A/ Mục tiêu: Sau tiết học , H/S có thể:

 -Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/vật 'tôi'' ở buổi tựu trường

 đầu tiên trong đời.

 - Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh

 Tịnh.

 

B/ Chuẩn bị: - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà

 - G/V: Máy chiếu hoặc bảng phụ ; phiếu học tập.

C/ Hoạt động trên lớp:

 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số : 8 : 8 :

 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5 ' )

 - GV sử dụng máy chiếu hoặc bảng phụ:

 ? VB ''tôi đi học '' thuộc kiểu Vb nào?

 A. Tự sự C. Biểu cảm

 B. Miêu tả D. Nghị luận

 ? ý nào nói đúng nhất tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn: '' Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng'' ?

 A. Tô đậm vẻ đẹp của những cành hoa tươi nở giữa bầu trời quang.

 B. Tô đậm cảm giác trong trẻo, tươi sáng của n/vật '' tôi'' trong ngày đến trường đầu tiên

 C. Nói lên nỗi nhớ thường trực của n/vật ''tôi'' về ngày đến trường đầu tiên.

 D. Cho người đọc thấy những kỉ niệm trong buổi sáng đến trường đầu tiên luôn ám ảnh n/vật ''tôi''.

 3. Bài mới : Giới thiệu bài ( 1' )

 

doc126 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn 8 - Chương trình cả năm (Bản chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iữa các vế câu có phải chỉ dựa vào các từ ngữ hoặc cặp từ hô ứng không? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ' ) - Học thuộc '’ghi nhớ '' của tiết học, kết hợp với 2 ( ghi nhớ) của tiết trước để có 1 kiến thức hoàn chỉnh về câu ghép. - Làm bài tập 3 ( SGK ) và bài tập ( SBT ) . ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết : Dấu ngoặc đơn, dấu 2 chấm . ----------------------------------------------------- Tiết 47 : Tập làm văn Phương pháp thuyết minh Soạn : Dạy :. A/ Mục tiêu: Sau tiết học, HS có thể : - Nắm được các phương pháp thuyết minh. - Có kĩ năng xây dựng kiểu văn bản thuyết minh. B/ Chuẩn bị : - H/S : Đọc , soạn bài và chuẩn bị bài trước ở nhà . - G/V : Bảng phụ , phiếu học tập. C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số: 8 : 8 : 2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 ' ) ? Hãy đánh dấu (X ) vào ô trống ở những ý mà em cho là đúng về văn bản thuyết minh ? - Là kiểu văn bản nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất , nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày , giới thiệu, giải thích ý . - Đem lại cho con người những tri thức mới lạ để con người phát hiện ra cái hay, cái đẹp của những tri thức đó ă . - Mang tính thời sự nóng bỏng ă . - Tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích ý. - Ngôn ngữ có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động ý. - Ngôn ngữ có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm ă. 3. Bài mới : Giới thiệu bài ( 1' ) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu để có những kiến thức cơ bản nhất về văn bản thuyết minh ( vai trò, đặc điểm của văn bản thuyết minh trong đời sống con người). Vậy để làm tốt bài văn thuyết minh cần có những yêu cầu gì? sử dụng các phương pháp nào ’ tiết này ta cùng tìm hiểu phương pháp thuyết minh. Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: 1) Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh. (9’ ) - GV sử dụng phiếu học tập - chia nhóm và cho HS thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi của mục 1 . I a. ? Các văn bản thuyết minh vừa học ( Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, khởi nghĩa Nông Văn Vân, con giun đất ) đã sử dụng các loại tri thức gì? b. ? Làm thế nào để có các tri thức ấy? Vai trò của quan sát , học tập, tích luỹ ở đây như thế nào? c.? Bằng tượng tưởng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh được ko ? ? Qua thảo luận tìm hiểu về các văn bản thuyết minh, em cho biết để làm bài văn thuyết minh người viết cần làm gì ?. - Giáo viên làm rõ các khái niệm: Quan sát, học tập, tích luỹ. * GV chốt: - Muốn làm bài văn thuyết minh, người viết cần phải có tri thức về đối tượng thuyết minh ( thông qua quan sát, tìm hiểu, tra cứu và phân tích). 2) Phương pháp thuyết minh: ( 10 phút) - GV giới thiệu các phương pháp thuyết minh và cho HS thảo luận tìm hiểu các phương pháp này. - GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 phương pháp theo các yêu cầu dưới mỗi phương pháp. - Khi xử lý phiếu, GV đồng thời yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm của từng phương pháp. * GV chốt: a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: - Sử dụng câu định nghĩa. + Mô hình: A là B. A: Là đối tượng cần thuyết minh. B: Tri thức về đối tượng là: Từ dùng trong phương pháp định nghĩa. - Câu định nghĩa phần lớn ở vị trí đầu bài, đầu đoạn có vai trò giới thiệu. ’ GV lưu ý cho HS: Trong phương pháp định nghĩa thường sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. ( GV tích hợp với ngữ văn 6 ). b.Phương pháp liệt kê: - Cách làm: Kể ra lần lượt các đặc điểm, tính chất của sự vật theo một trật tự. - Vai trò: Giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện về đối tượng . ’ GV có thể nêu ví dụ dẫn các văn bản cụ thể: ( Cây dừa Bình Định, thông tin về ngày trái đất năm 2000) c. Phương pháp nêu ví dụ: - Cách làm: Dẫn ra những ví dụ cụ thể để người đọc tin vào nội dung thuyết minh . - Vai trò: Thuyết phục người đọc. ’ GV nêu ví dụ : ( Thông tin về ngày trái đất năm 2000; ôn dịch, thuốc lá ) đều sử dụng phương pháp nêu ví dụ và dùng số liệu. d. Phương pháp dùng số liệu: - Cách làm: Dùng các số liệu cụ thể, chính xác có độ tin cậy cao. - Vai trò: Giúp người đọc dễ nắm bắt, có tính thuyết phục. đ. Phương pháp so sánh: - Cách làm: So sánh 2 đối tượng cùng loại hoặc khác loại nhằm làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. - Vai trò: Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho vấn đề. e. Phương pháp phân loại, phân tích: - Cách làm: Chia đối tượng ra từng loại, từng mặt, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh. - Tác dụng: Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng một cách hệ thống, có cơ sở để hiểu một cách đầy đủ, toàn diện. 3) Kết luận: ( Ghi nhớ: SGK - 128 ). ? Để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, dễ hiểu, sáng rõ. Người ta có thể sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? II / Luyện tập : ( 15 ' ) ’ GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập. ’ GV xử lý phiếu học tập của từng nhóm. * HS làm việc theo 5 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu 1 văn bản theo 3 câu hỏi trên. * HS ghi kết quả ra phiếu học tập và nộp cho GV xử lý ( làm nhanh trong 5 phút). *Yêu cầu cần đạt: - Sử dụng các tri thức về sự vật khoa học, lịch sử, văn hóa. - Thông qua quan sát học tập, tham quan. - Không thể có tri thức thông qua suy luận tưởng tượng. ’ Muốn làm được văn bản thuyết minh phải biết quan sát, học tập, tích luỹ tri thức. * HS thảo luận làm việc theo nhóm. * Các nhóm ghi kết quả ra giấy và nộp cho GV xử lý . * HS quan sát kết quả của từng nhóm và rút ra nhận xét về đặc điểm của từng phương pháp - HS nêu ví dụ một số văn bản đã học. - HS nêu ví dụ một số văn bản đã học. * HS nêu ví dụ: 2 văn bản “Thông tin về ngày trái đất năm 2000; ôn dịch, thuốc lá” * HS có thể dẫn 2 câu trong văn bản “Ôn dịch , thuốc lá”. * HS có thể lấy ví dụ từ văn bản “Huế ” - lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện. * 1 HS đọc ( Ghi nhớ ). * HS thực hiện theo nhóm: Suy nghĩ, thảo luận và ghi kết quả ra phiếu nộp cho GV. * Yêu cầu cần đạt: - Nhóm 1: ( Bài tập 1). + Kiến thức về y học: Tác hại của khói thuốc vào cơ thể. + Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( tâm lý của người hút thuốc). - Nhóm 2: ( Bài tập 2). + Bài viết đã sử dụng các phương pháp: So sánh, đối chiếu, phân tích và phương pháp nêu số liệu. - Nhóm 3: ( Bài tập 3). + Thuyết minh đòi hỏi kiến thức chính xác cụ thể không được hư cấu suy diễn. + Phương pháp chủ yếu: Dùng số liệu, sự kiện cụ thể. - Nhóm 4: ( Bài tập 4). Cách phân loại của bạn lớp trưởng rất có sức thuyết phục bởi đã chỉ ra được nguyên nhân của việc học yếu kém của từng đối tượng. 4. Củng cố: ( 3 ' ) ? Trong văn bản thuyết minh có phải chỉ sử dụng một phương pháp thuyết minh nào đó không? 5. Hướng dẫn về nhà: ( 2 ' ) - Học thuộc '’ghi nhớ '' nắm chắc nội dung kiến thức của bài học. -Hoàn thiện các bài tập ở ( SGK ) và bài tập ( SBT ) . ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết : Trả bài tập làm văn số 2. ----------------------------------------------------- Bài 11 - Tiết 48 : trả bài kiểm tra văn Soạn : bài tập làm văn số 2 Dạy :. A/ Mục tiêu: Sau tiết trả bài, HS có thể : - Nắm vững hơn các kiến thức về truyện kí Việt Nam hiện đại và cách làm văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Nhận ra những chỗ mạnh, chỗ yếu khi làm 2 loại bài này và có hướng sửa chữa, khắc phục những lỗi trong 2 bài làm của mình. B/ Chuẩn bị : - H/S : - Đọc , suy nghĩ nội dung câu hỏi của tiết trả bài TLV số 2 ( SGK - 114 ) . - G/V : - Bài kiểm tra văn , bài TLV số 2 ( đã phân loại theo 4 mức : Giỏi - khá - TB - yếu ). C/ Hoạt động trên lớp : 1. Tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số: 8 : 8 : 2. Kiểm tra bài cũ : ( Kết hợp khi trả bài ) 3. Bài mới: GV trả bài cho HS (4’ ) Hoạt động của GV Hoạt động của HS I/ Trả bài kiểm tra văn: ( 14’ ) 1) Đề bài : - GV đọc lại đề bài hoặc yêu cầu HS đọc lại. 2) Yêu cầu : - GV nhắc lại yêu cầu cần đạt ở từng lớp như tiết 41. 3) Nhận xét : - GV nhận xét các ưu điểm, nhược điểm chính. +) Các em đều làm tương đối đúngphần trắc nghiệm. +) Đa số HS hiểu yêu cầu của phần tự luận : Biết thay đổi ngôi kể ; kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm. +) Cá biệt một vài em chưa hiểu yêu cầu hoặc phân phối thời gian chưa hợp lí. +) Nhiều em chữ viết cẩu thả, mất lỗi nhiều. +) Một số em kể 1 số chi tiết chưa phù hợp với ngôi kể. +) Một số em tỏ ra hiểu đề và có bài viết khá tốt. II / Trả bài tập làm văn số 2 : ( 20 ' ) 1) Đề bài : - GV yêu cầu HS đọc lại đề văn. 2) Yêu cầu : - GV yêu cầu HS phân tích đề, chỉ ra các yêu cầu về ND và hình thức. - GV tổ chức cho HS thảo luận, xây dựng dàn ý cho bài viết. - GV nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt. 3) Nhận xét : - GV cho HS tự nhận xét bài viết của mình ( ưu, nhược điểm ) từ việc đối chiếu với dàn ý và các yêu cầu vừa nêu. - GV nhận xét , đánh giá chung về bài viết của HS : ưu , nhược điểm , những lỗi cơ bản cần khắc phục ( nêu ví dụ cụ thể trên cơ sở kết quả bài làm của HS ). 4) Chữa lỗi : - GV cho HS trao đổi hướng sửa chữa các lỗi về ND và hinmhf thức đặc biệt là lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả. - GV bổ sung, kết luận về hướng và cách sửa lỗi. 5) Đọc bài viết tốt : - GV cho HS đọc bài viết tốt để tham khảo. * HS nghe các yêu cầu. * HS nghe, đối chiếu với bài làm của mình. * HS đọc lại đề bài ( tiết 35 - 36 ). * HS xác định các yêu cầu của đề . * HS thảo luận và xây dựng dàn ý cho đề bài. * 1 vài HS tự nhận xét đánh giá bài viết của mình. * HS trao đổi theo nhóm ( bàn ) và tự chữa các lỗi trong bài viết của mình. * 1 HS đọc - các HS khác nghe tham khảo ’ từ đó rút kinh nghiệm để có kĩ năng và phương pháp cho bài làm sau. 4. Củng cố: ( 3 ' ) - GV gọi điểm và nhận xét về tỉ lệ các điểm trong 1 lớp và giữa các lớp. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 3 ' ) - Nắm chắc kiến thức về văn học Việt Nam hiện đại qua các VB đã học và kĩ năng viết văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. - Hoàn thiện việc sửa chữa các lỗi trong bài làm . ’ Đọc và tìm hiểu trước tiết TLV : Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh . -----------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao an van 8.doc