Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bùi Lê Thục Nguyên

1. Tình huống cần giải quyết là:

 Có một người khách từ xa đến Đan Hà quê em, họ muốn tìm hiểu về địa lí, lịch sử và những điều độc đáo, đặc sắc ở nơi đây. Em hãy viết bài văn thuyết minh về quê hương Đan Hà để giới thiệu cho người đó.

2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:

 a.Kiến thức:

+ Nguồn gốc

+ Vị trí địa lí

+ Đặc điểm địa hình

+ Các di tích lịch sử

+ Các đặc sản nổi tiếng.

 b. Kĩ năng

+ Làm bài văn đúng thể loại thuyết minh.

+ Trình bày sạch sẽ, lời văn trong sáng, diễn đạt trôi chảy.

 c. Thái độ

 + Có tình yêu quê hương đất nước.

 + Có ý thức tôn trọng văn hóa và gìn giữ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, những nét độc đáo của quê hương.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn môn Ngữ Văn Lớp 8 - Bùi Lê Thục Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên thân cọ đài bi những vảy rắn vảy rồng nhọn sắc. Mưa nắng bào mòn thân cọ rắn chắc như lim như sắt để những ai có thể bào làm song cửa sổ tưởng chất sừng. Bởi sự hoang dại và sức sống mãnh liệt nên ở Đan Hà đâu đâu cũng thấy cọ.Ven đầm nước, trong vườn nhà, ven đường làng hay ngước nhìn lên trời một màu xanh lá cọ. Ngoài bờ sông Thao, bến Ba Kẹo (thuộc xã Đan Thượng) ngập bến nước là cọ Đan Hà chất đống cao ngất ngưởng chờ đóng các chuyến bè chở về xuôi. Hàng năm cọ Đan Hà cung cấp tới 250.000 tàu lá. Có các lái chuyên buôn lá, lại có cả các đoàn thợ đường xuôi chuyên khai thác lá cọ lên Đan Hà như đoàn cụ Cả Du người Hà Đông tới Đan Hà chặt cọ mấy chục năm rồi định cư luôn nơi đất lành nhiều cọ. Ngoài lá cọ lợp nhà, làm chổi, làm nón lá, người dân quê tôi còn lấy lá cọ làm móm.Tức là một dụng cụ đựng, mang như một chiếc làn, chiếc giỏ xách vậy.Chả thế mà có câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi, Cơm nắm, móm cọ là người trung du". Để làm móm, ta phải chọn một tàu lá cọ có đường kính chỉ khoảng 5-70cm, gọi là cọ cưỡi trâu, và nhất là phải mỏng và có cuống dài để làm quai xách.Trước hết, bạn phải dùng dao cắt vát và lột bỏ phần cật của cuống cọ chỉ để phẩm bụng mỏng như 1 chiếc lạt, tiếp đó uốn cho xoắn gập cuống lá làm đôi tại vị trí sao cho chiều dài của quai xách phù hợp với kích thước của móm. Sau đó dùng 1 hay cả 2 đầu gối của người để làm cữ khuôn mà quấn các tua mép lá lại hình thành giỏ chứa của móm. Người làm khéo sẽ được một chiếc móm cân đối, đều đặn và xinh. Móm dùng để chứa mang các sản vật trên đồi dưới ruộng như trám, dọc, măng, rau rừng cho đến sắn khoai ngô đều tiện cho cả tư thế mang xách cũng như gánh 2 móm khi lên đồi, xuống dốc vì Đan Hà là một xã thượng du đồi dốc nếu gánh bằng quang sẽ bất tiện. Chiếc móm quê còn xuất hiện cả ở Thủ đô những năm 60 của thế kỷ trước theo những người quê tôi mang quà về cho người thân làm người Tràng An ngạc nhiên về một loại làn làm từ lá cây lạ mắt, tiện dùng. Ngoài tác dụng lấy lá lợp nhà, cuống lá cọ dài và có nhiều gai còn được róc chẻ mỏng để sản xuất mành cọ loại treo trang trí như mành lịch, mành cửa đi, cửa sổ thoáng đẹp, loại làm chiếu nằm rất êm, rất mát. Để làm mành, người thợ dùng dao sắc mỏng lột 3 phần cật cứng và láng bóng mặt ngoài cùng của cànnh cọ gọi là lạt cọ. Lạt cọ được phơi nắng cho khô đến khi mặt ngoài chuyển hoàn toàn từ xanh sang trắng ngà, mặt trong màu hồng tươi là thành phẩm sơ chế loại A. Ngoài ra, lạt cọ được phân loại theo kích thước dài 1,2m-1,4m và trên 1,5 m để bán. Những năm chống Mỹ, lạt cọ được tập trung ở ga tàu Đoan Thượng và bến sông Thao để ngành Ngoại thương chuyển đi làm hàng xuất khẩu lấy ngoại tệ về phục vụ đất nước. Về ẩm thực, quả cọ là món khoái khẩu của các bà, các cô và những ai đã một lần được nếm thử. Nó có vị bùi, béo không thứ quả nào sánh được.Quả cọ có rất nhiều trên các cây cọ đã 30,40 năm tuổi trở lên nhưng không phải quả của cây nào ăn cũng ngon.Người sành ăn sẽ chọn và nhớ trên đồi hàng trăm cây chỉ có một vài cây cho quả ngon. Đó là những cây xâm lá, quả tròn hơi thuôn, da xanh đậm và bóng. Đặc biệt cùi phải dày, ruột có thớ mịn, chín màu vàng nghệ không có sâu.Người ta lấy sào dài 8-10m đầu có móc câu bập vào cuống của buồng quả rung cho rụng xuống đất mà chọn nhặt. Khi về cho vào rổ sảo, bẻ thêm mấy mảnh nứa ngắn mà xóc liên tục làm cho tróc phần vỏ xanh của quả lộ ra 1 phần thịt quả. Sau đó rửa sạch ngâm vào nước nóng 60 độ C chừng 15 phút là đã thấy váng mỡ gà nổi lên đổ quả ra ăn được. Có một cách chế biến khác là muối quả cọ. Sau khi làm tróc vỏ như đã nói ở trên, ta cho quả cọ vào vại, mỗi lượt quả cọ lại một lượt muối bể. Để dăm ngày ta đã có món cọ muối ăn với cơm hay ăn riêng đều thấm thía vị bùi, chua chát, béo ngậy của món quà quê miền ngược.Với khách phương xa hay các lái thương đến chợ Đan Hà, không ai bỏ qua hàng quả cọ mà chỉ 1 hào 1 bát con. Đấy là khách lạ, người Đan Hà còn tự thưởng thức món cổ cọ vì rất khó làm và rất tốn kém: Bởi những 30, 40 trồng và chăm sóc người ta mới có được 1 cây cọ cho thu hoạch mà chỉ vì muốn ăn cỗ cọ phải triệt hạ 1 cây. Cổ cọ chính là phần bình ở ngọn tạo ra nõn và búp cọ mới. Muốn lấy được bình ra người ta phải chặt khoanh dần vào giữa cây cọ ở phần phình ra nơi gần ngọn cho tới khi gặp khoảng trắng mềm gọi là mặt khoai.Ta loại hết các phần phụ cứng và bợ trọn bình ra và bẻ một mảnh nếm thử: một vị ngọt mát pha chút béo bùi lan toả làm dịu nỗi mệt nhọc khi chặt khoanh cổ cọ. Nhưng khi ăn sống bạn đừng ham kẻo muốn ăn hoài không biết no tới khi say đấy. Món cổ cọ lát mỏng xào với thịt gì cũng ngon, nếu không có chỉ cần chút mỡ, ít lá hành thái nhỏ cũng tạo nên đĩa cổ cọ xào làm đẹp lòng mọi đệ tử Lưu linh. Ngon nhất vẫn là món cổ cọ xào với ngạt. Ngạt là thứ trứng của loài kiến sống trên cây. Thứ cây chúng thích làm tổ nhất vẫn là các cây thành ngạnh, cây sặt...là những cây mọc phổ biến trên các đồi cọ Đan Hà. Muốn lấy trứng ngạt phải chờ tới tháng Mười âm lịch khi các mảnh ruộng lúa ven chân đồi đã đỏ đuôi thì cũng vào mùa đi kiếm ngạt(thời gian này tổ ngạt mới có trứng). Người ta chuẩn bị dao sắc, chổi chít, móm cọ để đựng trứng và không thể thiếu một cái nia(vật dụng giống cái nong nhưng nhỏ hơn một chút) để sàng sảy ngạt. Tới nơi có tổ ngạt, người thợ xuống dộc lấy một ít bùn đất nhão để trát vào cành cây ngăn tổ ngạt tới tay cầm khỏi bị ngạt bò lên người cắn. Sau khi chặt cành cây có tổ, người ta mang tới chỗ đặt nia và dùng dao bổ đôi tổ ngạt, gõ nhẹ cho trứng ngạt rơi vào nia. Chúng giống như những hạt gạo nếp cái hoa vàng vì hình dáng và màu trắng ngà của nó. Vì có nhiều con ngạt cũng rơi theo nên người thợ còn chắt các cành lá có nhiều lông như mua, sim, ngái, lọng phủ lên mặt nia để ngạt bám vào. Chờ ít lâu, đem bỏ các cành lá đi; sảy hết lá mục sót lại(vì tổ ngạt làm bằng lá cây mục) ta được một mẻ trứng ngạt. Cứ như thế, lấy khoảng 4,5 tổ ngạt to ta được lượng trứng ngạt để xào với cổ cọ đủ cho 5, 6 người ăn. Khi còn trên bếp, đố ai cưỡng được thứ mùi thơm hấp dẫn của món ăn. Còn khi đã đưa vào miệng, ngâm nga nhai nuốt xuống bụng rồi, ta cứ tưởng dư vị bùi béo ngọt thơm pha trộn vẫn lưu lại nơi nhất khoái. Dư vị không thể quên của miền đất thượng du. 3. Củ từ, kiệu tía: Khoai từ là đặc sản của Đan Hà. Đó là thứ củ có từ loài dây leo cùng họ với củ mài, củ khái..v..v..nhưng củ tròn, nhỏ như chiếc cốc và có gai lông nhỏ. Chỉ mọc trên đất Đan Hà củ từ mới có mùi vị bùi thơm đặc biệt. Khoai từ được trồng vào dịp tháng 3,4 Âm lịch và thu hoạch vào cùng vụ lúa mùa tháng 10, 11 hàng năm. Ngoài 2 món luộc hoặc xôi đều ngon thì khoai từ còn mang nấu canh với sườn lợn, xương gà, vịt, cá rô đồng, tôm đồng giã nhỏ thêm gia vị rau thì là rất tuyệt. Món chè khoai từ vào các dịp ngày Rằm, tuần chay hay giỗ cúng ông bà, cúng Phật, cúng chúng sinh...sau đó thụ lộc mới thấm thía dư vị ngọt ngào nơi trần thế. Muốn làm món chè, ta chọn lứa củ từ to, cạo sạch vỏ rồi lát mỏng. Những lát này lại được thái chỉ 2 lần để tạo ra các miếng nhỏ vuông quân cờ cỡ 0,5 x 0,5cm gọi là thái hạt lựu. Nguyên liệu này được ngâm ít phút qua nước vôi trong cho hết nhớt sau đó vớt ra rổ cho ráo.Mật mía hoà với nước đung sôi liu riu bằng ngọn lửa nhỏ sau đó thả từ vào.(Có thể nấu chè bằng đường phên hay đường cát trắng hoặc đỏ nhưng ngon nhất vẫn là nấu với mật mía bãi sông Hồng mới có mùi thơm của nó). Tuỳ theo người dùng có thể nấu chè khoai từ với hạt sen, cơm dừa hay với các nguyên liệu khác nhưng người Đan Hà hay khách quen vẫn thích món khoai từ nấu riêng với mật mía mang một dấu đậm trong nét ẩm thực địa phương. Kiệu tía thuộc họ hành tỏi, lá và củ đều nhỏ hơn hành. Kiệu có loài màu trắng nhưng kiệu tía cho củ nhỏ nhất và chỉ sông ở ven các nương sắn, bãi đá sỏi cạnh các tràn đám mạ của Đan Hà mới cho mùi vị hăng cay đặc biệt của nó hơn hẳn các giống kiệu trắng, kiệu tía trồng ở nơi đất khác. Kiệu tía dùng để nấu canh riêu cá, canh củ mài, củ từ làm gia vị nhưng chủ yếu làm muối dưa. Khi thu hoạch cả khóm kiệu là một cụm củ nhỏ xíu như những cánh hoa được bàn tay các mẹ, các chị tách ra, cắt râu (rễ) cắt tóc (lá) bóc áo (bẹ) để được từng củ kiệu nhỏ nhắn xinh xinh như những con mắt tím hấp háy nhìn.Chúng được rửa sạch rồi cho vào nước tro bếp ngâm chừng 20-30 phút cho bớt mùi hăng. Sau đó kiệu được vớt ra, phơi qua nắng cho ráo vỏ và hơi héo. Những ang, vịm sành da lươn của đất Hương Canh đã rửa sạch, úp cho ráo để sẵn sàng muối kiệu Cứ một lượt kiệu lại một lượt muối bể cho đến khi gần đầy thêm vài lát gừng tươi lấy mùi thơm chỗ xăm xắp nước sôi đã để nguội. Miệng vịm được bịt chặt bằng lá chuối khô.Chỉ sau 2 tuần mới được mở ra, những củ kiệu muối đã ngả sang sắc vàng ngà ánh tía mời mọc.Chúng được dùng trong bữa cơm thường cũng như trong các tiệc thịt ngan, vịt chấm ma gi gừng tỏi rất hợp vị. Dù ở khi nào, đĩa kiệu muối vẫn khiêm nhường đứng lặng lẽ ở góc chiếc mâm gỗ nhưng không khi nào các thực khách bỏ qua mà không đưa đũa tới. Vị mặn, ngọt, chua, cay hợp lại nơi đầu lưỡi cứ ngâm nga chẳng muốn trôi... Đĩa kiệu muối trong bữa tiệc như một tiếng thở dài của người thiếu phụ nết na lam làm nhưng đằm thắm của người thượng du quê tôi trong tiếng ồn ào của xã hội đang lên... 9. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập   Kiểm tra học sinh bằng hình thức kiểm tra Tự luận - Viết bài tập làm văn Đề bài: Có một người khách từ xa đến Đan Hà quê em, họ muốn tìm hiểu về địa lí, lịch sử và những điều độc đáo, đặc sắc ở nơi đây. Em hãy viết bài văn thuyết minh về quê hương Đan Hà để giới thiệu cho người đó. Yêu cầu: HS cần trình bày được các nội dung sau: - Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Đan Hà quê mình - Đặc điểm địa lý - Các di tích lịch sử, danh thắng của Đan Hà - Những đặc sản nổi tiếng của miền quê Đan Hà - Thể hiện niềm tự hào, lòng yêu quê hương, đất nước.          10. Kết quả các bài viết của học sinh 5 học sinh đạt điểm : 8 10 học sinh đạt điểm : 7           12 học sinh đạt điểm: 6 5 học sinh đạt điểm : 5 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG Hiệu trưởng Ngô Duy Việt Đan Hà, ngày 24/01/2014 Giáo viên thực hiện dự án Bùi Lê Thục Nguyên

File đính kèm:

  • docBai tich hop kien thuc lien mon.doc