I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại và vận dụng linh hoạt. Người giáo viên phải đảm bảo phương pháp dạy học. Thông qua mỗi bài học, mục tiêu của mỗi bài dạy ngoài những kiến thức kỹ năng cơ bản của học sinh cần đạt được giáo viên cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành kỹ năng viết phương trình hóa học và tình theo phương trình hóa học lớp 8 để giúp các em học sinh lớp 8 mới bắt đầu tiếp xúc với chương trình hóa học được dễ dàng hơn và có kết quả tốt hơn trong học tập.
Bản thân là một giáo viên trăn trở tới việc dạy học môn hóa ở trường THCS Đạ Nhim, nhận thấy việc dạy và học môn hóa học chưa đạt kết quả như mong muốn. Số học sinh biết viết phương trình hóa học và giải bài tập theo phương trình hóa học chỉ rơi vào một số học sinh có học lực khá giỏi. Phần đa học sinh có học lực trung bình, yếu còn rất mơ hồ, còn thiếu sót kiến thức hóa học một cách đáng kể. Đặc biệt là học sinh vùng sâu vùng xa, do nhận thức của các em còn chậm nên khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Xuất phát từ những lí do trên với tinh thần trao đổi để học hỏi kinh nghiệm. Tổ sinh hóa mạnh dạn chọn chuyên đề “ rèn kỹ măng viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học lớp 8 trường THCS Đạ Nhim”( áp dụng phần kiểm tra bài cũ và củng cố).
5 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Rèn kỹ năng viết phương trình hóa học và tính theo phương trình Hóa học Lớp 8 trường THCS (Áp dụng phần kiểm tra bài cũ hoặc củng cố), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
RÈN KỸ NĂNG VIẾT PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC VÀ TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS( ÁP DỤNG PHẦN KIỂM TRA BÀI CŨ HOẶC CỦNG CỐ)
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại và vận dụng linh hoạt. Người giáo viên phải đảm bảo phương pháp dạy học. Thông qua mỗi bài học, mục tiêu của mỗi bài dạy ngoài những kiến thức kỹ năng cơ bản của học sinh cần đạt được giáo viên cần chú ý nhiều hơn tới việc hình thành kỹ năng viết phương trình hóa học và tình theo phương trình hóa học lớp 8 để giúp các em học sinh lớp 8 mới bắt đầu tiếp xúc với chương trình hóa học được dễ dàng hơn và có kết quả tốt hơn trong học tập.
Bản thân là một giáo viên trăn trở tới việc dạy học môn hóa ở trường THCS Đạ Nhim, nhận thấy việc dạy và học môn hóa học chưa đạt kết quả như mong muốn. Số học sinh biết viết phương trình hóa học và giải bài tập theo phương trình hóa học chỉ rơi vào một số học sinh có học lực khá giỏi. Phần đa học sinh có học lực trung bình, yếu còn rất mơ hồ, còn thiếu sót kiến thức hóa học một cách đáng kể. Đặc biệt là học sinh vùng sâu vùng xa, do nhận thức của các em còn chậm nên khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Xuất phát từ những lí do trên với tinh thần trao đổi để học hỏi kinh nghiệm. Tổ sinh hóa mạnh dạn chọn chuyên đề “ rèn kỹ măng viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học lớp 8 trường THCS Đạ Nhim”( áp dụng phần kiểm tra bài cũ và củng cố).
II. ĐỐI TƯỢNG NGIÊN CỨU,PHẠM VI,THỜI GIAN NGIÊN CỨU
- Học sinh khối 8 trường THCS Đạ Nhim.
- Phạm vi: các bài học môn hóa học lớp 8.
- Thời gian trải nghiệm: Từ tháng 10 năm 1013.
- Thời gian thực hiện tháng 2 năm 2014.
III. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Hóa học là môn khoa học vừa mang tính lý thuyết vừa mang tính thực nghiệm nên nội dung đổi mới sách giáo khoa Hóa học rất coi trọng việc rèn kĩ năng Hóa học lớp 8 cho học sinh như: kĩ năng làm thí nghiệm, thảo luận hợp tác theo nhóm, kĩ năng viết công thức hóa học, kĩ năng viết phương trình hóa học, kĩ năng tính theo PTHH . trong đó kĩ năng viết PTHH và tính theo PTHH là kĩ năng cơ bản nhất, hết sức quan trọng không thể thiếu của người học bộ môn hóa học. Tuy nhiên để học sinh lớp 8 viết được PTHH và tính theo PTHH là không dễ đối với giáo viên dạy môn Hóa học. Đối với học sinh lớp 8 bước đầu được tiếp cận bô môn Hóa học là môn khoa học mà ngôn ngữ tương đối xa lạ do vậy học sinh còn bỡ ngỡ, lo ngại, không có mấy thiện cảm với bộ môn.
Việc rèn kĩ năng viết PTHH và tính theo PTHH cho học sinh là một quá trình xuyên suốt trong chương trình môn hóa học lớp 8.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Đối với học sinh.
Đối với bộ môn Hoá học 8, đây là một môn học mới đối với HS vì chỉ
mới được bắt đầu học ở lớp 8. Đây cũng là một môn học khó, đòi hỏi HS có tính
tư duy trừu tượng cao, có nhiều khái niệm trừu tượng .Ngoài ra các kiến thức
hoá học của các bài học lại có mối quan hệ liên quan mật thiết với nhau.Các kiến thức của bài trước là nền tảng để tiếp thu những kiến thức của các bài sau, kiến thức của các bài sau lại có vai trò bổ sung, hoàn thiện cho các kiến thức của bài trước. Mặt khác đây là môn học khoa học tự nhiên có liên quan nhiều tới tính toán nên có thể gây nhiều hứng thú cho HS. Nhưng nếu học sinh không hiểu bài thì, không nắm chắc kiến thức qua mỗi bài học thì sẽ thấy môn học là khó và không có hứng thú với môn học.
Đối với giáo viên.
Phương pháp rèn kỹ năng viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học còn gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm còn hạn chế.
Bản thân giáo viên phải tìm tòi sáng tạo tìm ra những biện pháp phù hợp để hướng dẫn cho học sinh.
3. Giải pháp.
- Việc hình thành các kỹ năng viết phương trình hóa học và tính theo phương trình hóa học chỉ có được thông qua việc giải bài tập hóa học của học sinh. Chính vì vậy việc hình thành kỹ năng cho học sinh nhất là học sinh vùng sâu vùng xa là rất cần thiết.
+ Hình thành kỹ năng viết phương trình hóa học.
Dựa vào tính chất hóa học, xác định các chất tham gia và chất sản phẩm.
Cân bằng phương trình hóa học, tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức.
1) Để có kỹ năng viết phương trình hóa học tốt thì học sinh phải nắm chắc tính chất hóa học của chất như oxi, hidro, nướcvà viết phương trình hóa học minh họa.
+ Viết đúng công thức hóa học của chất.
Ví dụ: Oxi : công thức hóa học O2 .
Hidro: công thức hóa học H2 .
Nước : công thức hóa học H2O.
+ Cân bằng phương trình hóa học , bằng cách cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố, tìm hệ số thích hợp đặt trước công thức hóa học.
2) Các bước tính theo phương trình hóa học.
+ Nghiên cứu đề bài, đọc kỹ đề bài
Bước 1: Đổi dữ kiện đề bài -> chuyển đổi khối lượng (m), thể tích (v) sang số mol.
Bước 2: Viết phương trình hóa học.
Bước 3: Tìm số mol chất tham gia và các chất sản phẩm theo qui tắc tam suất nhân chéo chia ngang.
Bước 4: Tính theo yêu cầu của đề bài.
* Các công thức cần nhớ.
+ Mối quan hệ giữa khối lương và số mol
M = n. M => n = m /M
+ Mối quan hệ giữa V và số mol ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc).
V = n . 22,4 => n = V/22,4
* Các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học ở trường THCS.
1, Dạng bài toán chỉ cho một dữ kiện và yêu cầu tính số mol của các chất theo yêu cầu đề bài đã cho.
2, Dạng bài toán cho số mol của hai chất tham gia.
Ví dụ:
Dạng bài tập thứ nhất.
Bài tập 1: Cho 5,4 gam Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl theo sơ đồ phản ứng: Al + HCl -> AlCl3 + H2.
a, Lập phương trình hóa học.
b, Tính khối lương AlCl3 sinh ra và thể tích khí hidrô thu được sau khi kết thúc phản ứng (đktc).
+ Nghiên cứu đề bài : Từ khối lượng (m) nhôm ban đầu ta phải đổi sang số mol (n) sau đó dựa vào phương trình hóa học, lập tỉ lệ số mol giữa chất tham gia phản ứng và sản phẩm thông qua đó tìm được số mol của các chất liên quan, sau khi tìm được số mol các chất có liên quan thì tính theo yêu cầu của đề bài và kết luận.
+ Định hướng bước giải
4. Khi thực hiện giải pháp.
1. Đối với giáo viên.
- Tích cực học hỏi nâng cao tay nghề của bản thân trong quá trình giảng dạy thông qua các tiết dạy và học hỏi đồng nghiệp.
- người giáo viên luôn phải có sự sáng tạo, thường xuyên nghiên cứu soạn giảng một cách công phu, dự đoán trước tình huống có liên quan đến đối tượng học sinh.
- phát huy hiệu quả mối quan hệ thầy –trò trong quá trình giảng dạy.
- sử dụng phối hợp linh hoạt các phương pháp đặc thù của bộ môn hóa học nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại, tìm tòi nghiên cứu và kết hợp với thí nghiệm, hệ thống câu hỏi , kỹ năng viết phương trình hóa học, tính theo phương trình hóa học.
2, Đối với học sinh.
-Thích nghi dần với cách học mới, tích cực tiếp cận kiến thức học, hình thành kỹ năng cần thiết khi giải bài tập tính theo phương trình hóa học.
- Chuẩn bị bài mới chu đáo.
- Ôn tập lại những kiến thức đã học ở bài trước.
File đính kèm:
- chuyen de mon hoa hoc 8.doc