Giáo án Hóa học 8 - Tiết 39-40

I- MỤC TIÊU

1-Kiến thức: Biết đ¬¬ược

- Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác.

- Khái niệm phản ứng hoá hợp.

- Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất.

2-Kĩ năng

- Xác định đ¬¬ược có sự oxi hoá trong một số hiện t¬¬ượng thực tế.

- Nhận biết đ¬¬ược một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, say mê khoa học

II- CHUẨN BỊ

- Tranh vẽ ứng dụng của oxi

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1- Ổn định tổ chức: 8A

 8B

2- Kiểm tra

- Nêu các t/c hoá học của oxi, viết PTPƯ minh hoạ

- Chữa bài tập 4 (SGK-84)

 

doc5 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Tiết 39-40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2014 Ngày giảng: 14/01/2014 TIẾT 39 SỰ OXI HÓA- PHẢN ỨNG HÓA HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI I- MỤC TIÊU 1-Kiến thức: Biết được - Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất khác. - Khái niệm phản ứng hoá hợp. - Ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. 2-Kĩ năng - Xác định được có sự oxi hoá trong một số hiện tượng thực tế. - Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, say mê khoa học II- CHUẨN BỊ - Tranh vẽ ứng dụng của oxi III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1- Ổn định tổ chức: 8A 8B 2- Kiểm tra - Nêu các t/c hoá học của oxi, viết PTPƯ minh hoạ - Chữa bài tập 4 (SGK-84) 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV : Yêu cầu HS nhận xét các VD ở góc phải bảng ? Em hãy cho biết các PTHH trên giống nhau và khác nhau ở điểm nào ? GV: Những PƯHH kể trên được gọi là sự oxi hoá các chất đó ? Vậy sự oxi hoá một chất là gì ? ?Các em hãy lấy ví dụ về sự oxi hoá xảy ra trong đời sống hàng ngày ? GV: Đưa ra các PTHH ? Em hãy nhận xét số chất tham gia PƯ và số chất sản phẩm trong các p/ư hh trên GV: Các PƯHH trên được gọi là PƯ hoá hợp ? Vậy PƯ hoá hợp là gì? GV: Giới thiệu về PƯ toả nhiệt. GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập 1 (Ghi bài làm ra bảng nhóm) a) Mg + S MgS b) Al + O2 Al2O3 c) H2O diện phân H2 + O2 d) CaCO3 CaO + CO2 e) Cu + Cl2 CuCl2 f) Fe2O3 + H2 Fe + H2O ?Trong các PƯ trên, PƯ nào thuộc loại PƯ hoá hợp? GV nhận xét bài làm của một số nhóm và yêu cầu HS giải thích sự lựa chọn của nhóm mình GV Treo tranh ứng dụng của oxi ? Em hãy kể những ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống? GV Cho đọc thông tin sgk và trả lời  ? Oxi có vai trò gì đối với con người và động vật ? ? Trong trường hợp nào phải dùng oxi trong bình đặc biệt ? ? Tại sao không đốt trực tiếp axetilen trong không khí ? GV: Cho HS đọc phần đọc thêm “ Giới thiệu đèn xì oxi-axetilen” ? Trong sản xuất gang thộp oxi có tác dụng gì ? ? Dùng hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp để làm gì ? I. Sự oxi hoá HS: thảo luận nhóm trả lời, yêu cầu nêu được: +Giống: đều tác dụng với O2 +Khác:chất tham gia PƯ là đơn chất hoặc hợp chất, sản phẩm có 1 hay nhiều chất HS: Nêu định nghĩa -Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá. II. Phản ứng hoá hợp 1/ CaO + H2O Ca(OH)2 2/ 2Na + S Na2S 3/ 2Fe + 3Cl2 2FeCl3 4/ 4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 4Fe(OH)3 HS: Số chất tham gia là 2, 3.. nhưng số sản phẩm chỉ là 1 HS Nêu định nghĩa -Phản ứng hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo ra từ hai hay nhiều chất ban đầu. S + O2SO2. 4P + 5O2 2P2O5. 3Fe + 2O2 Fe3O4. - Một số phản ứng của oxi với các đơn chất, hợp chất có toả nhiệt gọi là phản ứng toả nhiệt. HS làm bài tập, yêu cầu nêu được. a- Mg + S MgS b- 4Al + 3O2 2Al2O3 c- 2H2O diện phân 2H2 + O2 d- CaCO3 CaO + CO2 e- Cu + Cl2 CuCl2 f- Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O Trong các PƯ trên, PƯ a, b, e là PƯ hoá hợp vì đều có 1 chất sản phẩm được tạo ra từ 2 hay nhiều chất ban đầu III. Ứng dụng của oxi HS nêu những ứng dụng của oxi dựa vào bảng và kiến thức thực tế trong cuộc sống để trả lời câu hỏi HS đọc thông tin sgk và trả lời 1- Sự hô hấp - Mọi sinh vật đều cần oxi để hô hấp. 2- Sự đốt nhiên liệu. - Đốt nhiên liệu để toả nhiệt - Trong luyện gang théptạo to cao, nâng cao hiệu suất và chất lượng gang thép. - Chế tạo mìn phá đá. - Nhiên liệu cho tên lửa ( oxi lỏng). 4- Củng cố - HS đọc ghi nhớ SGK trang 86. - Thế nào là sự oxi hoá, phản ứng hoá hợp, phản ứng toả nhiệt ? - Chữa bài tập 1, 2 trang 87. 5- Hướng dẫn về nhà- Học bài. Đọc bài 26. BTVN : 3, 4, 5 (SGK-87) - Bài 25.1 25.7 SBT -Ôn lại bài: CTHH, hóa trị, đọc trước bài 26. Ngày soạn: 11/01/2014 Ngày giảng: 14/01/2014 TIẾT 40 OXIT I- MỤC TIÊU 1-Kiến thức: Biết được - Định nghĩa oxit - Cách gọi tên oxit nói chung, oxit của kim loại có nhiều hóa trị, oxit của phi kim nhiều hóa trị - Cách lập CTHH của oxit - Khái niệm oxit axit, oxit bazơ 2-Kỹ năng - Lập được CTHH của oxit dựa vào hóa trị, dựa vào % các nguyên tố - Đọc tên oxit - Lập được CTHH của oxit - Nhận ra được oxit axit, oxit bazơ khi nhìn CTHH 3. Thái độ: Giáo dục yêu thích môn học II- CHUẨN BỊ - Bảng nhóm, bút dạ. III- HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1- Ổn định tổ chức 8A 8B 2- Kiểm tra - Thế nào là phản ứng hoá hợp, cho ví dụ minh hoạ. - Thế nào là sự oxi hoá. Viết PƯHH của Mg, Na, C, P với khí oxi. 3- Bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Sử dụng các ví dụ của phần bài cũ giới thiệu: Các chất tạo thành ở các phản ứng này thuộc loại oxit ? Hãy nhận xét thành phần của các oxit đó ? ? Nêu định nghĩa oxit ? GV: Cho HS làm bài luyện tập 1 Bài tập 1: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào thuộc loại oxit: K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3 ? Giải thích vì sao CuSO4 không phải là oxit? ? Nêu công thức chung của hợp chất gồm hai nguyên tố ? Nếu nguyên tố thứ hai là oxi thì CTC như thế nào ? ? Phát biểu quy tắc hoá trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố? ? Em thấy thành phần nguyên tố trong oxit luôn có oxi còn nguyên tố còn lại thuộc loại gì ? vậy em thử phân loại oxit ? GVgiới thiệu: Dựa vào thành phần, chia oxit thành 2 loại chính: ? Lấy 3 ví dụ về oxit axit GV: giới thiệu axit tương ứng GV: Giới thiệu về oxit bazơ ?Em hãy kể tên những kim loại thường gặp ?Lấy 3 ví dụ về oxit bazơ GV: Giới thiệu ba zơ tương ứng Nêu nguyên tắc gọi tên oxit Hãy gọi tên các oxit bazơ có ở phần III ? GV: Giới thiệu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị và PK nhiều hoá trị ? Em hãy gọi tên FeO, Fe2O3 ? Em hãy gọi tên SO2, SO3, P2O5? Bài tập 2: Trong các oxit sau, oxit nào là oxit axit; Oxit nào thuộc loại oxit bazơ: Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2. hãy gọi tên các oxit đó I. Định nghĩa oxit HS: nhận xét, yêu cầu nêu được: +Phân tử oxit gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. +Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi HS: trả lời +Các hợp chất oxit là:K2O, SO3, Fe2O3 + Vì phân tử CuSO4 có ngtố oxi nhưng lại gồm 3 NTHH II. Công thức Công thức chung của oxit: MxOy Với : M là KHHH; x, y là chỉ số. - Theo quy tắc hoá trị ta có : n.x = II.y Với n là hoá trị của M III. Phân loại oxit HS trả lời, yêu cầu nêu được +Ngtố còn lại là ngtố kim loại hoặc ngtố phi kim +Chia 2 loại : -oxit của phi kim -oxit của kim loại HS nghe quan sát Dựa vào tính chất, người ta chia oxit làm hai loại chính. 1- Oxit axit - Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. - Ví dụ : CO2 axit tương ứng H2CO3. SO3 axit tương ứng H2SO4. SO2 axit tương ứng H2SO3. 2- Oxit bazơ - là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. HS: Các kim loại thường gặp: K, Fe, Al, Mg, Ca VD: K2O, CaO, MgO Ví dụ : Na2O bazơ tương ứng NaOH. MgO bazơ tương ứng Mg(OH)2. IV. Cách gọi tên - Tên oxit = Tên nguyên tố + Oxit K2O Kali oxit CaO Canxi oxit MgO Magie oxit * Nếu kim loại nhiều hoá trị Tên oxit bazơ = Tên kim loại (Kèm theo hoá trị) + oxit. VD: FeO Sắt (II) oxit Fe2O3 Sắt (III) oxit *Nếu phi kim có nhiều hoá trị Tên oxit axit = Tên phi kim(kèm tiền tố chỉ số ngtử phi kim) + oxit (kèm tiền tố chỉ số ngtử oxi) Mono: Nghĩa là 1 Đi : Nghĩa là 2 Tri : Nghĩa là 3 Tetra : Nghĩa là 4 Penta : Nghĩa là 5 VD: SO2 Lưu huỳnh đi oxit SO3 Lưu huỳnh tri oxit P2O5 Đi photpho penta oxit HS làm bài tập a) Các oxit bazơ gồm Na2O: Natri oxit CuO: Đồng II oxit Ag2O: Bạc oxit b) Các oxit axit gồm CO2: Cacbon đioxit N2O5: Đi nitơ pentaoxit SiO2 : Silic đi oxit 4- Củng cố - HS đọc ghi nhớ SGK trang 91. - Thế nào là oxit, cách gọi tên, phân loại oxit ? - Chữa bài tập 1, 2 trang 91. 5- Hướng dẫn về nhà - Học bài. Đọc bài 27. BTVN : 3, 4, 5 (SGK- 91) Tổ duyệt

File đính kèm:

  • doctiet 39.40.doc
Giáo án liên quan