Như chúng ta đã biết vai trò và chức năng của văn bản nhật dụng nói chung và 3 bài văn bản nhật dụng lớp 9 nói riêng đều có đặc điểm nổi bật là: Về đề tài (văn bản nhật dụng sử dụng có đề tài đa dạng, phong phú như: môi trường, nhà trường, gia đình, xã hội ). Về chức năng:( Có thể bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả ) về tính cập nhật là tính thời sự kịp thời đáp ứng nhu cầu đòi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện tại, gắn liền với những vấn đề cơ bản của cộng đồng xã hội
Vì thế học sinh học văn bản nhật dụng có vai trò và mục đích rất quan trọng bởi vì:
- Học văn bản nhật dụng thì giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng là quan trọng vì các văn bản nhật dụng đều vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: Miểu tả, kể chuyện, thuyết minh, nghị luận
- Học văn bản nhật dụng không để chỉ mở rộng hiểu biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hoà nhập với xã hội, rút ngăn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. Nên tôi tự nhận ra rằng cần phải thay đổi cách dạy qua phần mở bài và nội dung giáo dục của bài dạy qua đó giúp học sinh tiếp nhận văn bản một cách nhẹ nhàng nhưng cuốn hút học sinh, đầy ý nghĩa.
9 trang |
Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 626 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo sáng kiến: Cách dạy phần mở bài và giáo dục học sinh trong văn bản nhật dụng đối với môn Ngữ Văn 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nam mĩ G.G Mác-két giúp chúng ta thấy rõ nguy cơ về chiến tranh hạt nhân và chúng ta cần phải làm gì để đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
* Cách 3:
- Em biết gì về nguyên tử hạt nhân? Những ứng dụng của nó trong hoà bình và trong chiến tranh?
- Chiến tranh thông thường và chiến tranh nguyên tử hạt nhân khác nhau như thế nào? Hai cuộc chiến tranh thế giới (chiến tranh thế giới I và II). Các cuộc chiến tranh chống xâm lược ở nước ta ở thế kỉ XX thuộc loại chiến tranh nào? Phải làm gì để ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân trên thế giới? Bài viết của Mác-két hôm nay ta được học sẽ bàn luận về những vấn đề thiết yếu và thời sự đó.
+ Phần liên hệ nội dung bài học:
Giáo viên cần đưa ra những dẫn chứng cập nhật mới nhất để liên hệ vào các luận điểm trong bài.
Trong luận điểm 1: Hiểm hoạ của chiến tranh hạt nhân.
Giáo viên đưa ra dẫn chứng:
- Trong cuộc chiến tranh phá hoại ở nước ta đế quốc Mĩ đã rãi xuống Việt Nam 19 triệu gallon chất độc, trong đó 7 triệu gallon chất diệt cỏ, 12 triệu gallon chất độc màu da cam.
Trong luận điểm 2: Đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ của mọi người.
Giáo viên đưa ra các dẫn chứng :
Ngày 9-10-2006 Liên hợp quốc, Nga và nhân dân thế giới phản đối kịch liệt vụ thử thành công hạt nhân của CH nhân dân Triều Tiên (sau 4 năm chuẩn bị dưới lòng đất) bất chấp mọi sức ép của cộng đồng thế giới.
- Tháng 4-2003, I-Ran đã từng bị thế giới trừng phạt vì sử dụng vũ khí hạt nhân.
- Tháng 11-2007, I-Ran vẫn sử dụng chất phóng xạ Uranium để phát triển vũ khí hạt nhân hiện đang bị tổng thống Mĩ lên án kịch liệt về vấn đề này.
- Ngày 17-1-2008, Tổng thống But sang công du ở I-Xra-En và tuyên bố đối đầu với I-Ran về việc I-Xra-en thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Mĩ đang cáo buộc Bình Nhưỡng giúp Xi-Ri xây dựng lò thử hạt nhân nguyên tử.
- Rõ ràng hiện nay cả thế giới rất căm phận và lên án một số nước còn đối đầu sự sống của loài người trong việc sử dụng vũ khí hạt nhân để thực hiện mục đích lợi nhuận của mình làm ảnh hưởng đến hoà bình của thế giới.
Bài 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ
và phát triển của trẻ em
(Lời tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc, Niu-Yooc ngày 30-9-1990)
Học văn bản này học sinh cần nhận thức được những điều cần thiết sau:
- Với trẻ em có liên quan trực tiếp đến tương lai của đất nước, tương lai của nhân loại, bảo vệ và chăm lo cho trẻ em hiện đựơc coi là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế.
- HS cần hiểu rằng: Qua việc bảo vệ chăm sóc trẻ em, người ta có thể nhận ra trình độ văn minh của một xã hội và vấn đề này đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng.
- HS cần hiểu biết vấn đề đó để xác định nhiệm vụ học tập phấn đấu sao cho xứng đáng với sự quan tâm đó.
+ Phần mở bài (phần giới thiệu).
* Cách 1: “Trẻ em hôm nay- thế giới ngày mai” câu nói đó chính là thông điệp gửi đến tất cả mọi người trên trái đất về tầm quan trọng của “vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế” hiện nay như thế nào?
*Cách 2: Bác Hồ đã từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.
Trẻ em Việt Nam cũng như trẻ em thế giới hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp những thử thách những cản trở không nhỏ ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của trẻ em. Một phần văn bản: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em tại hội nghị cấp cao thế giới họp tại Liên hợp quốc cách đây 18 năm (1990) đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này”.
+ Liên hệ nội dung bài học:
Trong mục: Các giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em- nhiệm vụ. Giáo viên cần liên hệ đưa ra các thông tin cập nhật ở Việt Nam, thế giới với hình thức đặt câu hỏi để học sinh thảo luận sau đó giáo viên đưa ra các số liệu, thông tin quan trọng, cập nhật, cụ thể trong thời gian gần nhất:
Ví dụ:
+ Theo em trẻ em Việt Nam đã được hưởng những quyền lợi gì từ những nỗ lực của Đảng và nhà nước ta? (quyền được học tập, quyền được chữa bệnh, được sáng tác, được vui chơi).
+ Việt Nam là nước đầu tiên kí công ước về quyên trẻ em với Liên hợp quốc (1989) được Liên hợp quốc thông qua việc chăm sóc bảo vệ trẻ em.
- Về thế giới:
+ Đầu năm 2005 hội nghị trẻ em toàn thế giới có hoàn cảnh đặc biệt, nạn nhân của thiên tai được tổ chức ở Tô-Ki-Ô (Nhật Bản) đó là những cuộc gặp gỡ giao lưu của thanh thiếu nhi năm châu, những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ sau trận động đất, núi lửa, bão biển, nạn khủng bố 11- 9 ở Mĩ
+ Hiện nay một số cá nhân tổ chức vì mục đích lợi nhuận, ích kỉ đã biến trẻ em thành những đứa trẻ bị phạm tội sớm, nạn nhân của bạo lực, của sự hành hung độc ác, mù chữ, nạn nhân của tệ nạn xã hội, của các đại dịch Bằng chứng cho thấy:
- Báo nhân dân 18-12-2007 đã đăng tin quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo về việc “ngăn chặn và xử lí nạn bạo hành học sinh và giáo viên”. Phát hiện và thống kê đến tháng 12-2007 đã có 10 tỉnh trên cả nước có gần 20 vụ trẻ em bị giáo viên hành hạ bạo hành, có những trường hợp bị thương tích nguy hiểm dẫn đến tình trạng như: bé Bảo Trâm(18 tháng tuổi) ở trường mần non tư thục Thiên Thơ (Hồ Chí Minh) bị bảo mẫu Lê Vi dùng băng keo dán miệng vì bé hay khóc.
- Một học sinh ở Đắc Lắc vì bị nghi ngờ ăn cắp tiền dẫn đến tự tử.
- Đồng Nai mẹ nuôi đánh con gây thương tích vì bắt con đi xin mỗi ngày phải có 200 000 đ và đã bị pháp luật xử lí.
- Các vụ bắt cóc trẻ em lợi dụng tình dục với trẻ em từ năm 2006 đến 2008 xảy ra ở Việt Nam và thế giới không phải là con số nhỏ.
b) Tính hiệu quả về việc thực hiện sáng kiến.
Những năm học 2009-2010, và 2010-2011, Học sinh lớp 9 và giáo viên dạy học tiếp xúc kiểu văn bản nhật dụng bằng cách áp dụng bài dạy qua thiết kế bài giảng và sách giáo viên nên người dạy cảm thấy rất khô khan cứng nhắc. Học sinh rất khó hiểu, có những lúc tôi cảm thấy thất bại vì số học sinh hiểu bài chỉ đạt 45% rất mơ hồ khi học loại văn bản này và ít có tác dụng khi đó mọi phương tiện thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế.
Với điều kiện của trường THCS Nặm Nhũng hiện nay, năm học 2011-2012 được sự quan tâm của phòng Giáo dục và đào tạo Hà Quảng cấp cho một máy chiếu để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập nên có thể đưa các thông tin lên máy chiếu để tiết dạy thêm sinh động, cũng là cách cho học sinh cảm nhận được những vấn đề về xã hội được các thông tin cập nhật hàng ngày vì là học sinh vùng cao điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.
Đến năm học 2012-2013, tôi đã suy nghĩ trăn trở, tìm tòi và đưa ra quyết định: Dạy văn bản nhật dụng thì phải căn cứ vào đặc điểm nổi bật là tính cập nhật, tính thực tế để vận dụng vào bài học với mục đích tạo hứng thú cho học sinh, gây sự háo hức sôi nổi trong giờ học và để học sinh tiếp cận với kiến thức sách vở ra ngoài xã hội. Nên tôi đã mạnh dạn tìm tòi thống kê, đưa kinh nghiệm này vào chương trình đầu năm học.
Kết quả cho thấy, trong tiết học: học sinh sôi nổi hơn, say sưa hơn, thích thảo luận trao đổi nhiều hơn.
+ Qua một số câu hỏi thảo luận sau mỗi bài và bài kiểm tra thu hoạch tôi thấy: học sinh hiểu bài dễ dàng hơn, 85-95% nắm vững kiến thức cơ bản bài giảng, học sinh hứng thú ham học bộ môn ngữ văn hơn trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay, qua đó học sinh đã biết nhận xét đánh giá mọi vấn đề đang diễn ra trong xã hội hiện nay đặc biệt môi trường sống có vai trò tác động đến nhận thức của các em.
+ Đối với giáo viên, tôi cảm thấy tự tin hơn vì có đủ những bằng chứng sống, thông tin bổ ích giúp cho mình giảng dạy vững vàng hơn trong kiến thức khi truyền thụ cho học sinh đặc biệt với loại văn bản nhật dụng này.
Ngoài kiến thức trong sách giáo khoa (văn bản), sách giáo viên, sách thiết kế, thì người giáo viên đã cung cấp cho mình vốn tri thức từ thực tế vào quá trình đọc, tìm hiểu về tác phẩm, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, các tư liệu liên quan đến kiểu văn bản nhật dụng
Biết chọn lựa những phương pháp, những giải pháp, tình huống tích cực nhất để vận dụng vào từng loại văn bản phù hợp với từng đối tượng học sinh từng vùng, từng lớp, thậm chí từng nhóm đối tượng.
Đối với loại văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận, tính lý luận cao nên thường tâm lý học sinh căng thẳng vì kiến thức dài, khô khan, khó hiểu. Giáo viên biết vận dụng các mẫu chuyện, dẫn chứng mang tính thực tế, lịch sử (áp dụng tuỳ vào nội dung từng bài), để kích thích gây tòi mò, hứng thú, say mê cho học sinh. Giúp học sinh hiểu bài dễ hơn, nhanh hơn qua phần giới thiệu bài và liên hệ ngay từng phần của bài học.
Ngoài ra giáo viên không chỉ giảng dạy rập khuôn, máy móc theo hướng dẫn sách giáo viên mà đã biết tìm tòi, lắng nghe, nắm bắt thông tin cập nhật (liên quan đến nội từng văn bản nhật dụng) qua đài, trên báo chí, qua thông tin mạng, qua tình hình thời sự trong nước, quốc tế, qua từng ngày, từng năm cụ thể để vận dụng vào bài giảng, liên hệ vào phần nội dung phù hợp thì sẽ gây sự chú ý, tin tưởng hơn, giúp học sinh hiểu nhanh hơn, hứng thú học bài hơn qua kiến thức sách giáo khoa và kiến thức thực tế.
c) Khả năng áp dụng:
Đây là một sáng kiến tôi đã áp dụng tại trường THCS Nặm Nhũng trong đầu năm học 2012-2013, là một trường vùng cao khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, khi áp dụng sáng kiến này đã phần nào thay đổi phương pháp day học nhàm chán và cách tìm hiểu văn bản của các em. Vậy nên theo tôi nghĩ với sáng kiến này có thể áp được trong tất cả các trường THCS trong toàn huyện đặc biệt là cụm bài văn bản Nhật dụng lớp 9.
d) Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 25 tháng 8 năm 2012 đến hết học kì I năm học 2012-2013.
Trên đây là báo cáo sáng kiến của bản thân tôi trong năm học 2012-2013, trong quá trình thực hiện chắc rằng còn nhiều thiếu sót cần phải bổ sung chỉnh sửa. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí dạy cùng môn để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn.
Nặm Nhũng, ngày 24 tháng 10 năm 2012
Người viết báo cáo
Hoàng Thị Liên
File đính kèm:
- SKKN Ngu van 9.doc