Bài tập Hóa học 10 - Chương 3: Halogen

Câu 1: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim tăng dần

A. Si < C < O < Cl B. Si < C < Cl < O

C. C < Si < O < Cl D. C < Si < Cl < O .

Câu 2: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự tính phi kim giảm dần trong dãy halogebn

A. Cl > Br > F > I B. Br > Cl > F > I

C. I > Br > Cl > F D. F > Cl > Br > I

Câu 3: Những nguyên tố ở nhóm nào sau đây có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np5?

A. Nhóm IVA. B. Nhóm VA

C. Nhóm VIA D. Nhóm VIIA.

Câu 4: Các nguyên tử halogen đều có

A. 3e ở lớp electron ngoài cùng. B. 5e ở lớp electron ngoài cùng.

C. 7e ở lớp electron ngoài cùng. D. 8e ở lớp electron ngoài cùng.

Câu 5: Cho các ion có cùng cấu hình electron: F-, Na+, O2-. Dãy có trật tự bán kính các ion giảm dần là

A. Na+, F-, O2; B. F-, O2,Na+;

C. O2,Na+,F-; D. O2,F-,Na+.

 

doc24 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 4068 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Hóa học 10 - Chương 3: Halogen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lo (đktc) đã tham gia phản ứng nếu có 27g CuCl2 tạo thành sau phản ứng. Câu 13: Cho 1,03 gam muối natri halogenua (A tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được một kết tủa, kết tủa này sau khi phân huỷ hoàn toàn cho 1,08 gam bạc. Xác định tên của muối A. Câu 14: Tính khối lượng CaF2 cần dùng để điều chế 2,5 kg dung dịch axit flohiđric nồng độ 40%. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Câu 15: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khíCl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI. Câu 16: Để điều chế flo, người ta phải điện phân dung dịch KF trong hiđro florua lỏng đã được loại bỏ hết nước. Vì sao phải tránh sự có mặt của nước? Câu 17: Trong phòng thí nghiệm có canxi oxit, nước, MnO2, axit H2SO4 70% (D = 1,61 g/cm3) và NaCl. Hỏi cần phải dùng những chất gì và với lượng chất là bao nhiêu để điều chế 254 g clorua vôi? Câu 18: Chất A là muối canxi halogenua. Cho dung dịch chứa 0,200g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0,376 g kết tủa bạc halogenua. Hãy xác định công thức chất A. Câu 19: Cho 19,05 g hỗn hợp KF và KCl tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc thu được 6,72 lít khí (đktc). Xác định thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp muối. Câu 20: Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch KBr biết rằng 4,48 lít khí clo (đktc) đủ để tác dụng hết với KBr có trong 88,81 ml dung dịch KBr đó (có D = 1,34 g/m). Câu 21: Trong một loại nước clo ở 250C, người ta thấy nồng độ của Cl2 là 0,061 mol/l còn nồng độ HCl và HClO đều là 0,030 mol/l. Hỏi phải hoà tan bao nhiêu lít khí clo (lấy ở đktc) vào nước để thu được 5 lít nước clo như trên Câu 22: Cho 10.000 lít H2 và 6,720 lít Cl2 (điều kiện tiêu chuẩn) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,400g nước ta thu được dung dịch A. Lấy 50.000 g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 7,175 g kết tủa.Tính hiệu suất của phản ứng giữa H2 và Cl2. Câu 23: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu. Khí Clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25g FeCl3? Câu 24: Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết vơis một hỗn hợp gồm 4,80g magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05 g hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A. Câu 25: Trong việc sản xuất brom từ các bromua có trong tự nhiên, để thu được một tấn brom phải dùng hết 0,6 tấn clo. Hỏi việc tiêu hao clo như vậy vượt bao nhiêu phần trăm so với lượng cần dùng theo lí thuyết? Câu 26 : Nguyên tố R tạo thành hợp chất RH4 trong đó hyđro chiếm 25% khối lượng và nguyên tố R’ tạo thành hợp chất R’O2 trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. a) R và R’ là những nguyên tố nào ? b) Một lít khí R’O2 nặng hơn một lít khí RH4 bao nhiêu lần (cùng nhiệt độ, áp suất). c) Nếu ở đktc, V1 lít CH4 nặng bằng V2 lít SO2 thì tỉ lệ bằng bao nhiêu  lần? Câu 27: Tính thể tích khí clo thu được ở điều kiện tiêu chuẩn khi: cho 7,3 g HCl tác dụng hết với MnO2. cho 7,3 g HCl tác dụng hết với KMnO2. Câu 28: Cho 0,6 lít khí clo phản ứng với 0,4 lít khí hiđro. Tính thể tích khí HCl thu được (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Tính thành phần % về thể tích của các khí có trong hỗn hợp sau phản ứng. Câu 29: Cho 300 ml một dung dịch có hoà tan 5,85 g NaCl tác dụng với 200 ml dung dịch có hoà tan 34g AgNO3, người ta thu được một kết tủa và nước lọc. a) Tính khối lượng chất kết tủa thu được. b) Tính nồng độ mol của chất còn lại trong nước lọc. Cho rằng thể tích nước lọc thu được thay đổi không đáng kể. Câu 30: Cho 69, 6 g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường). a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra. b) Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể. Câu 31: Tính nồng độ của hai dung dịch axit clohiđric trong các trường hợp sau: Cần phải dùng 150 ml dung dịch HCl để kết tủa hoàn toàn 200 g dung dịch AgNO3 8,5%. Khi cho 50g dung dịch HCl vào một cốc đựng NaHCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí ở điều kiện tiêu chuẩn. Câu 32: Khi bị đun nóng, kali clorat đồng thời phân huỷ theo hai cách: Tẩo oxi và kali clorua; Tạo ra kali peclorat và kali clorua. - Viết các phương trình hoá học. - Tính xem có bao nhiêu phần trăm về khối lượng kali clorat đã phân huỷ theo phản ứng (a) và phản ứng (b), biết rằng khi phân huỷ 73,5 g kali clorat, thu được 33,5 g kali clorua. Câu 33: Cho 25 g nước clo vào một dung dịch có chứa 2,5 g KBr ta thấy dung dịch chuyển sang màu vàng và KBr vẫn còn dư. Giải thích hiện tượng Sau thí nghiệm,nếu ta cô cạn dung dịch thì còn lại 1,61 g chất rắn khan.Giả sử toàn bộ clo trong nước đã dự phản ứng, hãy tính nồng độ phần trăm của clo trong nước clo. Tính khối lượng từng chất trong chất rắn khan thu được. Câu 34: Người ta làm nổ hỗn hợp khí chứa : 50% hiđro và 46% clo (về thể tích); 54% clo và 46% hiđro (về thể tích) Hỗn hợp khí thu được trong từng trườn hợp được dẫn vào bình chứa nước có pha thêm dung dịch quỳ xanh. Hỏi sẽ quan sát thấy hiện tượng gì ? Giải thích. Câu 35: 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với 16,98 g hỗn hợp B gồm magie và nhôm tạo ra 42,34 g hỗn hợp clorua và oxit của hai kim loại. Tính thành phần phần trăm về thể tích của từng chất trong hỗn hợp A. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp B. Câu 36: Khi điện phân dung dịch muối ăn bão hoà để sản xuất xút, người ta thu được 560 lít khí clo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính khối lượng muối ăn chứa 98% NaCl đã dùng để điện phân. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Câu 37: Cho một lượng halogen tác dụng hết với magie ta thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Hãy xác định tên và khối lượng halogen nói trên. Câu 38: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19 g magie halogenua. Cũng lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết vớinhom tạo ra 17,8 g nhôm halogenua. Xác định tên và khối lượng đơn chất halogen nói trên. Câu 39: Một dung dịch có hoà tan hai muối là NaBr và NaCl. Nồng độ phần trăm của mỗi muối trong dung dịch đều bằng nhau và bằng C%. Hãy xác định nồng độ C% của hai muối trong dung dịch, biết rằng 50 g dung dịch hai muối nói trên tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch AgNO3 8%, có khối lượng riêng D = 1,0625 g/cm3. Câu 40: Cho một lượng halogen X2 tác dụng vớimotj lượng vừa đủ kim loại M có hoá trị I, người ta được 4,12 g hợp chất A. Cũng lượng halogen đó tác dụng hếtvới nhôm tạo ra 3,56 hợp chất B. Còn nếu cho lượng kim loại M nói trên tác dụng hết với lưu huỳnh thì thu được 1,56 g hợp chất C. Hãy xác định tên các nguyên tố X và M, từ đó viết công thức các chất A, B và C. Câu 41: Người ta có thể điều chế được clo bằng cách đun nóng hỗn hợp các chất có công thức: KHSO4, KCl, MnO2. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng điều chế clo bằng phương pháp này và phân tích vai trò của từng chất trong phản ứng. Câu 42: Công suất của một tháp tổng hợp hiđro clorua là 25,00 tấn hiđro clorua trong một ngày đêm. Tính khối lượng clo và hiđro cần dùng để thu được khối lượng HCl nói trên biết rằng khối lượng hiđro cần dùng lớn hơn 3% so với khối lượng tính theo lí thuyết. Câu 43: A và B là hai dung dịch axit clohiđric có nồng độ khác nhau. Trộn lẫn 1 lít A với 3 lít B,ta được 4 lít dung dịch D. Để trung hoà 10 ml dung dịch D cần 15ml dung dịch NaOH 0,1M. Trộn lẫn 3 lít A với 1 lít B, ta được 4 lít dung dịch E. Cho 80ml dung dịch E tác dụng với dung dịch AgNO3 (lấy dư) thu được 2,87 g kết tủa. Tính nồng độ mol của các dung dịch A, B, D, E. Câu 44: Cho 17,4 g MnO2 tác dụng hết với dung dịch HCl lấy dư. Toàn bộ khí clo sinh ra được hấp thụ hết vào 145,8 g dung dịch NaOH 20% (ở nhiệt độ thường) tạo ra dung dịch A. Hỏi dung dịch A có chứa những chất tan nào ?Tính nồng độ phần trăm của từng chất tan đó. Câu 45: Cho 6g brom có lẫn tạp chất là clo vào một dung dịch có chứa 1,6 g kali bromua và lắc đều thì toàn bộ clo dư phản ứng hết. Sau đó làm bay hơi hỗn hợp sau thí nghiệm và sấy khô chất rắn thu được. Khối lượng chất rắn sau khi sấy là 1,36g. Tính hàm lượng phần trăm của clo trong loại brom nói trên. Câu 46: Cho 78 ml dung dịch AgNO3 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88 g hỗn hợp KBr và NaI. Lọc bỏ kết tủa tạo thành. Nước lọc có thể tác dụng vừa hết với13,3 ml dung dịch HCl 1,5 mol/l. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng muối trong hỗn hợp ban đầu và thể tích hiđro clorua (ở đktc) cần dùng để tạo ra dung dịch axit clohiđric nêu trên. Câu 47: Dung dịch A có chứa đồng thời hai axit: HCl và H2SO4. Để trung hoà 40 ml A cần dùng vừa hết 60ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau khi trung hoà, thu được 3,76 g hỗn hợp muối khan. Xác định nồng độ mol/l của từng axit trong dung dịch A. Câu 48: Cho 69,6 g mangan đioxit tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric đặc. Toàn bộ lượng clo sinh ra được hấp thụ hết vào 500 ml dung dịch NaOH 4M. Hãy xác định nồng độ mol của từng chất trong dung dịch thu được sau phản ứng. Coi thể tích dung dịch không thay đổi. Câu 49: Nước biển chứa một lượng nhỏ muối natri bromua. Bằng cách làm bay hơi nước biển,người ta thu được dung dịch chứa NaBr với hàm lượng 40g/lit. Cần dùng bao nhiêu lit dung dịch đó và bao nhiêu lit khí clo (ở điều kiện tiêu chuẩn) để điều chế 3 lít brom lỏng (khối lượng riêng 3.12 kg/lít). Câu 50: Thêm 78ml dung dịch bạc nitrat 10% (khối lượng riêng 1,09 g/ml) vào một dung dịch có chứa 3,88g hỗn hợp kali bromua và natri iotua. Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc phản ứng vừa đủ với 13,3ml dung dịch axit clohiđric nồng độ 1,5 mol/l. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng từng chất trong hỗn hợp muối ban đầu và tính thể tích hiđro clorua ở điều kiện tiêu chuẩn cần dùng để tạo ra lượng axit clohiđric đã dùng.

File đính kèm:

  • docBAI TAP CHUONG HALOGEN(1).doc