Bài 6: bản vẽ các khối tròn xoay

1/ Ổn định tổ chức

2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét bài thực hành.

3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài

Khối tròn xoay là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định (trục quay) của hình. Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như: Hình trụ, hình nón, hình cầu và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ các khối tròn xoay”.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3923 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 6: bản vẽ các khối tròn xoay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 5 Bài 6: BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY A. MỤC TIÊU: Theo sách giáo viên B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY: Chuẩn bị theo sách Giáo viên. C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức 2/ Kiểm tra: Trả và nhận xét bài thực hành. 3/ Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Khối tròn xoay là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định (trục quay) của hình. Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp như: Hình trụ, hình nón, hình cầu và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài “Bản vẽ các khối tròn xoay”. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG Hoạt động 2: Tìm hiểu khối đa diện * GV cho HS quan sát hình vẽ và mô hình: - Khối tròn xoay là gì? * HS quan sát hình vẽ và mô hình, trả lời các câu hỏi theo gợi ý của GV: - Là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh trục quay của hình. I/ Khối tròn xoay - Là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh trục quay của hình. Hoạt động 3: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật * GV cho HS quan sát mô hình và hình vẽ của hình trụ: - Hình trụ có những kích thước nào? - Hình chiếu đứng của hình trụ là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Hình chiếu bằng của hình trụ là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Hình chiếu cạnh của hình trụ là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Để thể hiện hình chiếu của hình trụ, ta dùng ít nhất máy hình chiếu? Em nào biết? * GV cho HS quan sát mô hình và hình vẽ của hình nón: - Hình nón có những kích thước nào? - Hình chiếu đứng của hình nón là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Hình chiếu bằng của hình trụ là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Hình chiếu cạnh của hình nón là hình gì? Thể hiện những kích thước nào? - Để thể hiện hình chiếu của hình nón, ta dùng ít nhất máy hình chiếu? Em nào biết? * GV hướng dẫn HS quan sát hình cầu và nêu: - Để thể hiện khối cầu, cần có hình chiếu nào? hình chiếu có hình dạng gì? * HS quan sát mô hình và hình vẽ của hình trụ: - Có 2 kích thước là d và h. - Là hình chữ nhật, thể hiện d x h. - Là hình tròn, thể hiện d. - Là hình chữ nhật, thể hiện h x d. - Dùng ít nhất 2 hình chiếu: . Hình chiếu đứng + Hình chiếu bằng . Hình chiếu cạnh + Hình chiếu bằng * HS quan sát mô hình và hình vẽ của hình nón: - Có 2 kích thước là d và h. - Là hình tam giác, thể hiện d x h. - Là hình tròn, thể hiện d. - Là hình tam giác, thể hiện h x d. - Dùng ít nhất 2 hình chiếu: . Hình chiếu đứng + Hình chiếu bằng . Hình chiếu cạnh + Hình chiếu bằng * HS quan sát hình cầu và trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV: - Chỉ cần 1 hình chiếu, dạng của hình chiếu là hình tròn. II/ Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu 1. Hình trụ: + Hình chiếu đứng ® chữ nhật (dxh) + Hình chiếu bằng ® tròn (d) + Hình chiếu cạnh ® chữ nhật (dxh) 2. Hình nón: + Hình chiếu đứng ® tam giác (dxh) + Hình chiếu bằng ® tròn (d) + Hình chiếu cạnh ® tam giác (dxh) 3. Hình cầu: + Hình chiếu đứng ® tròn (d) + Hình chiếu bằng ® tròn (d) + Hình chiếu cạnh ® tròn (d) 4/ Tổng kết bài học: - GV đặt câu hỏi chung để HS thảo luận: Để biểu diễn khối tròn xoay, cần mấy hình chiếu và gồm những hình chiếu nào? Để xác định khối tròn xoay, cần có các kích thước nào? - Sau khi HS thảo luận, GV rút ra kết luận: Thường dùng 2 hình chiếu để thể hiện khối tròn xoay (Một hình chiếu thể hện đáy tròn, một hình chiếu thể hiện mặt bên và chiều cao). Kích thước của hình trụ và hình nón là đường kính đáy với chiều cao, kích thước của hình cầu là đường kính của hình cầu. 5/ Hướng dẫn tự học: * Bài vừa học: - Học thuộc bài và đọc phần ghi nhớ SGK. - Trả lời các câu hỏi ở cuối bài. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm tập vẽ các hình chiếu của các khối tròn xoay. * Bài sắp học: - Đọc trước bài tập thực hành 7 “ Bài tập thực hành: Đọc bản vẽ các khối tròn xoay “ - Chuẩn bị: Giấy A4 , bút chì, tẩy, thước, compa - Làm mô hình: Lăng trụ, đa giác. - Mẫu báo cáo thực hành.

File đính kèm:

  • docBai 6 Ban ve cac khoi tron xoay.doc
Giáo án liên quan