Bài 9 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

1.1. Kiến thức:

- Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này.

- Biết được nguyên nhân gây xói mòn, tính chất của đất xói mòn mạnh, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này.

 1.2. Kĩ năng:

- Phát triển năng lực tư duy lôgíc qua mối quan hệ: từ đặc điểm suy ra biện pháp cải tạo.

 1.3. Thái độ:

- Hình thành ý thức ngăn chặn, phòng tránh để bảo vệ đất trồng và môi trường sống.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 16458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 9 Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10 tháng 8 năm 2012 Bài 9 - Tiết PPCT: 8 BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG ĐẤT Tuần dạy: 4 XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức: - Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này. - Biết được nguyên nhân gây xói mòn, tính chất của đất xói mòn mạnh, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng loại đất này. 1.2. Kĩ năng: - Phát triển năng lực tư duy lôgíc qua mối quan hệ: từ đặc điểm suy ra biện pháp cải tạo. 1.3. Thái độ: - Hình thành ý thức ngăn chặn, phòng tránh để bảo vệ đất trồng và môi trường sống. 2. Trọng tâm: - Nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xám bạc màu. - Nguyên nhân hình thành, tính chất, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. 3. Chuẩn bị 3.1. Giáo viên: - Nghiên cứu sgk, sgv và tài liệu tham khảo. - Hình: ruộng bậc thang 3.2. Học sinh: - Đọc sgk và trả lời câu hỏi trước ở nhà. 4. Tiến trình 4.1. Ổn định tổ chức: 2’ 4.2. Kiểm tra bài cũ: không 4.3. Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học ª Hoạt động 1: Vào bài GV:Việt Nam thuộc vùng nóng ẩm, 70% diện tích thuộc vùng đồi dốc, một phần ven biển, trình độ canh tác trước đây còn lạc hậu, làm cho đất bị thoái hóa nhiều, trong đó đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh, đất mặn, đất phèn cần được cải tạo hợp lí. Để nắm được các biện pháp cải tạo và sử dụng các loại đất trên thì chúng ta nghiên cứu bài học sau HS: Lắng nghe ªHoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu GV: Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu? HS: Trả lời GV: Ở nước ta vùng nào tập trung đất xám bạc màu? HS: Trả lời GV: Dựa vào nguyên nhân hình thành em nào có thể nêu tính chất của đất xám bạc màu? HS: Trả lời GV: Từ tính chất em nào có thể nêu ra biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập Họ tên: Nhóm: lớp: Biện pháp Tác dụng HS: Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập sau đó cử đại diện lên trình bày. GV: Nhận xét và tóm lại HS: Ghi lại ý kiến của GV GV: Theo em ngoài các biện pháp trên thì còn biện pháp nào góp phần bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sống? HS: Trả lời ª Hoạt động 3: Tìm hiểu biện pháp cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá GV: Thế nào là đất xói mòn? HS: Trả lời GV: Đất xám bạc màu có bị xói mòn không? HS: Trả lời GV: Ở nước ta vùng nào tập trung đất xói mòn mạnh? HS: Trả lời GV: Đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, đất nào bị xói mòn mạnh hơn? HS: Trả lời GV: Từ nguyên nhân hình thành, em nào có thể nêu tính chất của đất xói mòn mạnh? HS: Trả lời GV: Nhận xét GV: Từ tính chất, em nào có thể nêu được biện pháp cải tạo? HS: Trả lời GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập Họ tên: Nhóm: lớp: Biện pháp Tác dụng HS: Thảo luận nhóm, điền vào phiếu học tập, sau đó cử đại diện lên trình bày GV: Nhận xét HS: Ghi lại ý kiến của giáo viên GV: Theo em trong các biện pháp trên thì còn biện pháp nào góp phần bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sống? HS: Trả lời GV: Nhận xét I. Đất xám bạc màu 1. Nguyên nhân hình thành - Ở vùng giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi, ở địa hình dốc thoải. - Do tập quán canh tác lạc hậu lâu đời. 2. Tính chất - Lớp đất canh tác mỏng. - Thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít, đất bị khô hạn. - Đất chua hoặc rất chua. - Đất nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn. - Số lượng VSV ít, hoạt động VSV yếu. 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng a/ Biện pháp cải tạo - Cày sâu dần - Xây dựng hệ thống tưới tiêu hợp lí. - Bón vôi khử chua - Bón phân hữu cơ, phân hóa học(N, P, K) hợp lí. - Luân canh cây trồng: cây họ đậu, cây lương thực, cây phân xanh. b/ Sử dụng - Thích hợp trồng cây: cây lương thực, cây họ đậu, cây mía, mì, cao su.. II. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá 1. Nguyên nhân hình thành - Do mưa lớn phá vỡ kết cấu đất. - Địa hình dốc cao 2.Tính chất: - Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn. - Sét và limon cuốn trôi, cát và sỏi chiếm ưu thế. - Đất chua hoặc rất chua. - Nghèo mùn và chất dinh dưỡng - Số lượng vi sinh vật ít, hoạt động của vi sinh yếu. 3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh a/ Biện pháp công trình - Làm ruộng bậc thang. - Thềm cây ăn quả: là dạng không liên tục của ruộng bậc thang, khoảng cách giữa 2 hàng cây ăn quả trồng cỏ hoặc cây họ đậu. b/ Biện pháp nông học - Canh tác theo đường đồng mức - Bón phân hữu cơ, phân hóa học (N, P, K) - Bón vôi cải tạo đất - Luân canh, xen canh gối vụ cây trồng - Trồng cây thành băng (dải) - Canh tác nông, lâm kết hợp. - Trồng rừng bảo vệ đất. 4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: HS thảo luận nhóm điền vào phiếu học tập Câu 1: Tính chất của đất xám bạc màu Biện pháp cải tạo Đáp án: Tính chất của đất xám bạc màu Biện pháp cải tạo - Lớp đất canh tác mỏng - Đất bị khô hạn - Đất chua hoặc rất chua - Nhiều cát, ít sét, keo, nghèo mùn, chất dinh dưỡng, số lượng vi sinh vật ít, hoạt động của vsv yếu - Cày sâu dần - Hệ thống tưới tiêu hợp lí - Bón vôi - Bón phân hữu cơ, phân hóa học (N,P,k) Câu 2: Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp cải tạo Đáp án Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Biện pháp cải tạo - Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, cát, sỏi chiếm ưu thế; sét và limon cuốn trôi. - Đất chua hoặc rất chua - Nghèo mùn và chất dinh dưỡng - Làm ruộng bậc thang, thềm cây ăn quả, canh tác nông lâm kết hợp, trồng cây theo băng, canh tác theo đường đồng mức. - Bón vôi - Bón phân hữu cơ kết hợp với phân hóa học (N, P, K); luân canh và xen canh gối vụ cây trồng 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Về nhà học bài 9 và trả lời câu hỏi SGK. - Đọc trước bài 10 và tìm hiểu ở địa phương mình đất trồng là loại đất nào được cải tạo và sử dụng như thế nào? 5. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docppct-8.doc
Giáo án liên quan