- Lời Bác dạy: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Vâng theo lời Bác, ngành giáo dục luôn phấn đấu đổi mới, nâng cao chất lượng ,giáo dục và đào tạo,thi đua dạy tốt,học tốt,đào tạo nguồn nhân tài có đủ phẩm chất, năng lực phục vụ,xây dựng đất nước.
- Nước ta trong thời kì mở cửa,hội nhập và phát triển, công cuộc đổi mới kinh tế xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ trên khắp đất nước. Đòi hỏi phải có những lớp người lao động mới, có bản lĩnh, có năng lực, chủ động sáng tạo. Dám nghĩ dám làm thích ứng được với thực tiễn xã hội luôn thay đổi và phát triển. Nhu cầu này đòi hỏi ngành giáo dục phải có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình đất nước.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực ở Tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc tập cho các em.Đảm bảo để các em đến trường có đầy đủ : “ăn,mặc,sách vở”,tạo động lực để Hs an tâm học tập,không mặc cảm với bạn bè.
Phối hợp với Đội,Sao Nhi đồng tổ chức các buổi sinh hoạt,sân chơi lành mạnh cho các em.Giáo dục Hs có ý thức : “Thương yêu đùm bọc, lẫn nhau”,tặng sách cho các em học sinh năm sau(vào cuối năm học)
Gia đình ,nhà trường,địa phương cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác giáo dục HS,nhất là đối với HS chưa ngoan.Tuyên truyền,giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội,sốt xuất huyết,vệ sinh môi trường,HIV,an toàn giao thông…
Giáo dục chỉ thật sự có hiệu quả toàn diện khi có sự phối hợp toàn diện của gia đình,nhà trường và xã hội.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để giáo dục các em:
Gia đình luôn là chỗ dựa vững chắc cho các em ,giúp các em khỏi thấy cô đơn ,lẻ loi,hụt hẫng,là động lực để các em vượt qua khó khăn.Vì thế chúng ta cần quyết tâm “nối nhịp cầu giáo dục” với cha mẹ các em,đi đến thống nhất cách giáo dục an toàn,hiệu quả nhất.
Gửi phiếu liên lạc của mỗi HS đến tận gia đình,thông báo kết quả học tập,ngày nghỉ,nhận xét cụ thể về học lực,hạnh kiểm.Tổ chức họp PHHS ít nhất mỗi năm 2 lần trao đổi ,tiếp thu ý kiến đóng góp của PHHS,thông báo những qui định,phương pháp giáo dục,mục tiêu cụ thể của nhà trường đối với học sinh.
GV chủ nhiệm thường xuyên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp,thường xuyên thăm hỏi gia đình các em,có biện pháp giúp đỡ,hỗ trợ kịp thời.Để mỗi phụ huynh học sinh luôn có tinh thần hợp tác,là người ủng hộ giáo dục,chứ không phải là người phản bác, chỉ trích chúng ta.
III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Đến cuối năm học 2008 – 2009,2009 -2010 số lượng HS nghỉ học không phép giảm đáng kể ,không có tình trạng HS bỏ học được thể hiện rõ nét qua bảng thống kê tình hình nghỉ học qua các tháng điểm như sau:
Năm học
2008-2009
Lớp 2C
28 học sinh
Tháng điểm thứ
1
2
3
4
5
6
7
8
Nghỉ có phép(lượt)
12
6
5
0
10
8
7
0
Nghỉ không phép (lượt)
16
14
10
7
3
2
0
0
Bỏ học(HS)
0
0
0
0
0
0
0
0
Năm học
2008-2009
Lớp 2C
30 học sinh
Nghỉ có phép(lượt)
14
15
0
3
9
0
1
0
Nghỉ khôngphép
(lượt)
16
17
10
5
0
0
0
0
Bỏ học(HS)
0
0
0
0
0
0
0
0
Thống kê hai mặt giáo dục ớ lớp 2C cuối năm học 2008 – 2009,2009 -2010 như sau :
Năm học 2008 -2009
28HS
Môn học
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đạt
Chưa đạt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Toán
12
42,8
11
39,3
5
17,9
0
0
28
100
0
0
Tiếng Việt
10
35,7
13
46,4
5
17,9
0
0
Năm học 2009-2010
30HS
Toán
16
53,3
12
40
2
6,7
0
0
30
100
0
0
Tiếng Việt
15
50
11
36,7
4
13,3
0
0
HS tích cực phát biểu hơn trong các tiết học,nhiều HS trước kia còn nhút nhát,kể cả những Hs yếu đã mạnh dạn phát biểu,đại diện cho nhóm trình bày kết quả thảo luận.Đa số các em đều tham gia trong hoạt động ,học tập,vui chơi tích cực,sôi nổi.
HS tự giác kiểm tra bài,ôn luyện,đố nhau về kiến thức đã học được trong giờ ra chơi.Giúp nhau làm vệ sinh lớp,giúp nhau trong học tập,phụ đạo cho các em học yếu trong lớp,đầu giờ,giờ giải lao.
Hình thành sở thích đọc truyện,đọc sách trong giờ giải lao.
Hs trong lớp tự quản lí,nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội qui của trường,của lớp,Hs tự tiến hành sinh hoạt lớp dưới sự cố vấn của GV.
HS rất tích cực tham gia vào bản tin lớp em(100%Hs thích xem bản tin,90% các em tham gia cùng giáo viên thực hiện bảng tin)
Ngoài ra lớp còn đạt được một số kết quả trong các hoạt động trong nhà trường,địa phương tổ chức.
+ HS tặng sách cũ cho HS lớp dưới :20 quyển Tiếng Việt,23 quyển Toán,36 quyển sách các môn khác.
+ Giải nhì thi vẽ tranh chào mừng 20/11 của HS (năm 2008-2009).Giải nhất năm (2009-2010)
+ Giải nhất làm báo ảnh chào mừng Ngày 20/11 của HS.(năm 2009 – 2010)
+ Giải nhất khối kì thi vở sạch chữ đẹp cấp trường (2008 -2009 )
+ Giải C thi viết chữ đẹp cấp huyện của HS.(năm 2009-2010)
+ Giải ba cuộc thi “kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ở xã.
+ Nhiệt liệt hưởng ứng phong trào thi đua đạt điểm tốt,thường xuyên được nhận cờ,lớp học xuất sắc thi đua hàng tuần của trường.
+ Tự giác tham gia ủng hộ người nghèo,người khuyết, đồng bào miền Trung…
Đối với bản thân :
Sau thời gian xây dựng nề nếp học tập và sinh hoạt cho HS. Tôi có nhiều thời gian để mở rộng,khắc sâu kiến thức cho HS hơn. Mỗi ngày đi dạy đỡ vất vả hơn.Tôi lại được cái cảm giác: “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Công tác chủ nhiệm cũng đạt nhẹ nhàng hơn so với trước.
Có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên môn hơn cũng đạt được một số thành tích nhờ vào hiệu quả học tập của HS(GVdạy giỏi trường năm 2008-2009,đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở năm 2009-2010).
Đối với tổ chuyên môn:
Trao đổi trình bày kinh nghiệm trong các kì họp tổ,cũng đã được góp ý cho hoàn thiện và được đón nhận thực hiện và đang phát huy hiệu quả.
Thành tích của HS trong khối được nâng cao,hạn chế được tình trạng trốn học,bỏ học của HS.
Một số lớp các khối khác cũng đã tiến hành lập bảng tin lớp học,HS rất phấn khởi .
IV.NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG VÀ NHỮNG TỒN TẠI:
1.Nguyên nhân thành công :
- Được sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền địa hương,các ban ngành các cấp,phụ huynh HS và nhà trường đã hỗ trợ đến mức có thể.
- Được sự hướng dẫn nhiệt tình,sâu sát,kịp thời của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn trong công tác giảng dạy và giáo dục HS.
- Có ý thức nâng cao chuyên môn,đầu tư,đào sâu kiến thức,làm đồ dùng dạy học.
- Hiểu được tâm sinh lí HS,cảm thông,kiên nhẫn.
- Sự đồng tình ủng hộ,quan tâm của PHHS.
- HS nhỏ nên giáo dục uốn nắn cũng không quá khó.
- Đặc biệt hơn hết là Hs ham thích học tập,lao động.
2. Tồn tại :
- Do nhiều lí do khác nhau mà một số phụ huynh vẫn chưa thể quan tâm đúng mức đến việc học của con em mình.
- Học sinh chưa học được nhiều tiết giáo án điện tử.
- Chưa có cuộc thi dành riêng cho Hs giỏi lớp2
- Không có kinh phí hỗ trợ Gv tự làm đồ dùng dạy học trong các tiết dạy .
III/. Bài học kinh nghiệm:
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục Hs phát triển toàn diện đầu tư cao cho công tác giảng dạy,công tác chủ nhiệm.
- Cải thiện tốt mối quan hệ thầy trò,thực hiện qui tắc ứng xử thân thiện.
- Cần chịu khó học hỏi, tìm tòi,đổi mới,phối hợp hài hòa các phương pháp,vận dụng đổi mới các hình thức dạy học phù hợp,tăng tính sư phạm,giảm nhàn chán.Làm đồ dùng dạy học,sưu tầm tài liệu chuyên môn,học tập trao đổi chuyên môn trong trong tổ và các tài liệu có liên quan.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi,HS năng khiếu.Lên Kế hoạch phụ đạo Hs yếu thường xuyên,trong mỗi tiết dạy,đầu hoặc cuối tiết học.
- Làm tấm gương tốt cho Hs noi theo như: đi dạy đúng giờ,nếp sống,sinh hoạt đúng đắn,nói là làm,không nói một dằng làm một nẻo. Làm việc gì ,chắc việc đó.Tránh những việc làm hình thức,ít tác dụng vì nó có thể vô tình gây tâm lí mệt mỏi cho HS.
- Nghiên cứu tâm lí lứa tuổi,tạo môi trường thật sự thân thiện,từ việc trang trí lớp đến việc giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ, để phát huy hiệu quả nhất tính tích cực,tự giác của mỗi HS.
- Nhẹ nhàng uốn nắn,sửa sai cho HS kịp thời,thường xuyên.Kịp thời tuyên dương khi thấy các em tiến bộ dù là rất nhỏ,để các em tự tin hơn,vượt qua những mặc cảm tự ti.
- GV cần bao dung và công tâm trong giảng dạy và giáo dục HS.
-GV đông thời là người thầy,người mẹ,người bạn cho HS khi cần được dạy dỗ,khi muốn được che chỡ,khi cần được chia sẻ.
- Tạo điều kiện cho các em hòa nhập với bạn bè trong lớp,ở trường và cộng đồng.(Tham gia các cuộc thi,buổi giao lưu của trường,địa phương tổ chức)
- Phối hợp PHHS thống nhất quan điểm giáo dục.
- Tận dụng tối đa những điều kiện sẵn có để phát triển giáo dục.
- Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của trường,địa phương và PHHS để phục vụ cho hoạt động học tập của HS và công tác giáo dục.
PHẦN BA : KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT
I.KẾT LUẬN :
Nhớ lời Bác dạy: “Dù khó khăn đến đâu cũng tiếp tục thi đua học tốt,dạy tốt” .Mặc dù còn nhiều khó khăn trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh,nhưng tôi tin rằng: “Mỗi giáo viên đều có thể vượt qua được những khó khăn đó và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao bằng chính sự tận tâm của mình”.Bản thân tôi thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc rèn luyện phẩm chất đạo đức,học tập nghiên cứu tìm hiểu,nâng cao kiến thức.Từ đó đúc kết kinh nghiệm cho bản thân và tìm ra những giải pháp để hướng tới mục tiêu chung của toàn ngành đã và đang thực hiện: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và nâng cao hiệu quả giáo dục.
II. ĐỀ XUẤT :
Xây dựng được hoàn thiện một lớp học thân thiện, HS tích cực không phải một ngày một bữa mà đó là cả một quá trình lâu dài cần phải được tiến hành đồng thời ở các lớp ,có sự ủng hộ giúp đỡ của các ban ngành địa phương,gia đình,nhà trường và đoàn,đội thiên niên tiền phong và Sao nhi đồng.
- Đối với xã hội cần quan tâm đến ngành nhiều hơn nữa.Cùng nhà trường làm lành mạnh môi trường sống ,không còn các tệ nạn xã hội ,ảnh hưởng không tốt đến nhận thức và lối sống của HS.
Phòng Giáo dục tạo điều kiện cho giáo điều kiện cho GV dự nhiều hội thảo chuyên đề,nâng cao chuyên môn.
Nhà trường cùng cha mẹ HS triển khai thực hiện qui tắc gia đình thân thiện,để mỗi HS đều được sống trong môi trường thân thiện.
Xây dựng mô hình lớp học thân thiện,học sinh tích cực ở mỗi lớp học.
Cần tạo cho các em sân chơi để các em giáo lưu,học hỏi và tiến bộ hơn,thi giọng hát hay,thi giải Lê Quí Đôn giành cho các HS giỏi ở các khối lớp,thi tìm hiểu các ngày lễ lớn.
Nhà trường phối hợp,Đoàn Thanh niên,Đội Thiếu niên,Sao Nhi đồng tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa như trồng cây nhớ Bác,trò chơi dân gian,tìm hiếu an toàn giao thôn,..…để các em có sân chơi thật sự,vui,khỏe,an toàn.
Mỗi Gv phải tự học tập và bồi dưỡng kiến thức thường xuyên.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy và học tập đã rút ra được.Dù hết sức cố gắng,nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót,rất mong được sự nhận xét,góp ý,xây dựng tận tình của hội đồng giám khảo,để mô hình này mang lại hiệu quả cao hơn và được áp dụng rộng rãi ở các lớp tiểu học.
,ngày 3 tháng 12 năm 2010
Người trình bày
File đính kèm:
- SKKN XAY DUNG LOP HOC THAN THIEN HOC SINH TICH CUC OTIEU HOC.doc