Vận dụng dạy học tích hợp trong môn địa lí ở trường trung học phổ thông

1. Tên dự án dạy học : VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP

TRONG MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2. Mục tiêu dạy học :

- Theo chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015, học sinh nước ta sẽ học theo phương pháp tích hợp. Đây là xu hướng dạy học hiện đại mà nhiều quốc

gia trên thế giới tiến hành thành công.

- Khoa học Địa Lí có nội dung rất rộng nhưng dễ tìm kiếm để phục vụ cho

dạy học tích hợp ( qua internet để khai thác các nguồn học liệu từ website

giáo dục violet, tailieu.com.vn.; từ các phần mềm World Atlats, Encarta. ;

từ các niên giám thống kê và nhất là sự giao thoa kiến thức với tất cả các

môn học ở trường trung học phổ thông.

→ Phải nói rằng là rất thuận lợi để dạy học tích hợp liên môn, xuyên môn

vừa tránh chồng chéo, vừa đảm bảo tính toàn diện và hiện đại của kiến thức

Địa Lí.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 18061 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng dạy học tích hợp trong môn địa lí ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 4 hòn đảo này nằm nối tiếp nhau theo hình uốn cong như cánh cung. Nhìn xa xa như hình ảnh của con rồng đang uốn mình bay lên trên sóng nước Thái Bình Dương. - Và, với đặc điểm như thế này: vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? * Minh họa và mở rộng: - Về thuận lợi kinh tế biển là quá rõ ràng! + Nhìn lên bản đồ tự nhiên Nhật Bản: Từ các cảng biển lớn nhất Châu Á như Kô bê, Ô xa ca hay Yô cô ha ma, Tô ki ô... tàu chở hàng của Nhật Bản đi về phương nam để đến với vùng Đông Nam Á ( Nơi có 11 quốc gia giàu có, tiềm năng về nguyên nhiên liệu, thị trường tiêu thụ ); Hay đi về phía tây, vượt qua biển Nhật Bản là đã tiếp cận với Hàn Quốc, Trung Quốc: 2 quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới hiện nay. + Tàu cá Nhật Bản cũng dễ dàng đánh bắt đầy khoang vì bao quanh Nhật Bản là biển và đại dương. Đặc biệt là có dòng biển nóng Cư rô si vô chảy từ phía nam lên và dòng biển lạnh Ôi a si vô chảy từ phía bắc xuống. Nơi gặp nhau đã hình thành vùng nước ấm. → Đây chính là ngư trường và vùng nuôi trồng thủy sản bậc nhất thế giới. - Về khó khăn: động đất, núi lửa... + Là vì Nhật Bản nằm trên vành đai động đất, núi lửa Thái Bình Dương. + Hiện ở Nhật Bản có hơn 80 ngọn núi lửa đang hoạt động và mỗi năm có đến hàng nghìn trận động đất lớn nhỏ. Vậy trung bình mỗi ngày có hơn 3 lần động đất với mức phổ biến là từ 3° đến 4° rích te. Với cấp độ này thì chỉ hơi rung rung. Nhưng cứ khoảng hơn 30 năm sẽ có 1 trận động đất lớn, trên 7° rích te kèm theo sóng thần: sẽ làm hàng chục nghìn người tử vong. Và khi đó: trong nháy mắt, cả thành phố đông đúc, tráng lệ chỉ còn là đống gạch vụn, không một bóng người! - Quan sát: bản đồ tự nhiên Nhật Bản, hay hình 9.2 trang 75 Sách giáo khoa, các em cho biết địa hình Nhật Bản có đặc điểm gì? * Minh họa và mở rộng: - Nhìn lên bản đồ tự nhiên Nhật Bản, đồng bằng là Khu vực có màu xanh lá cây. Vậy, đồng bằng chỉ là những dãi đất nhỏ hẹp. - Đồi núi Nhật Bản chiếm đến 4 phần 5 diện tích cả nước, Việt Nam: đồi núi chiếm ¾ diện tích cả nước. Vậy, quốc gia nào có diện tích đồi núi cao hơn? Đáp án: trả lời nhanh là Nhật Bản Tính nhanh: 4 phần 5 > ¾ vì 16 phần 20 > 15 phần 20. Mà tổng diện tích Nhật Bản > tổng diện tích VN - Với đặc điểm trên: địa hình Nhật Bản có thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế? * Khó khăn: - Thiếu đất canh tác nông nghiệp - Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quá cao, nhất là giao thông vận tải đường bộ * Thuận lợi: - Đất đai màu mỡ nhờ có dung nham núi lửa phong hóa - Có thế mạnh phát triển rừng để hấp dẫn du lịch sinh thái - Theo em, ngọn núi thơ mộng nào được xem là biểu tượng của Nhật Bản? - Là ngọn Phú Sĩ, tiềng Nhật là Phu zi za ma: cao 3778 mét ( cao nhất Nhật Bản ) - Đỉnh Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ trắng xóa, còn dưới chân núi có cảnh thiên nhiên cũng xinh đẹp quanh năm: mùa xuân với hoa Anh Đào đủ màu sắc nở rộ nổi bật trên những thảm cỏ xanh mượt như nhung, mùa hạ cây cối xanh tươi dưới bầu trời trong xanh: tự như ở Địa Trung Hải, còn mùa thu cũng đầy quyến rũ với sắc vàng, sắc đỏ của lá cây Phong. - Thiên nhiên Nhật Bản không những xanh mà còn sạch, đẹp nhờ ý thức bảo vệ môi trường rất cao của người dân " xứ sở Mặt Trời mọc ". - Quan sát: bản đồ tự nhiên Nhật Bản, hay hình 9.2 trang 75 Sách giáo khoa, em hãy cho biết khí hậu Nhật Bản có đặc điểm gì? * Minh họa và mở rộng: - Nhìn lên bản đồ tự nhiên Nhật Bản: các em thấy gió mùa mùa đông với mũi tên màu xanh: thổi theo hướng Tây Bắc và gió mùa mùa hạ với mũi tên màu đỏ: thổi ngược lại theo hướng Đông Nam. - Hướng gió nào cũng đi qua biển nên đều tích được hơi nước, khi đến Nhật Bản lại bị các dãy núi chắn lại → Vì vậy, Nhật Bản có mưa nhiều, quanh năm. - Nhưng với lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc Nam, Kéo dài 20° vĩ tuyến thì Nhật Bản từng có loại mưa nào: từng đóng vai trò quan trọng trong mưa mùa đông ở tỉnh Quảng Ngãi? - Đó là mưa frông - Về lượng mưa là như vậy nhưng về nhiệt độ nhưng về nhiệt độ thì tại sao nhiệt độ ở vùng ven biển phía đông lại ôn hòa hơn nhiệt độ ở vùng ven biển phía tây? Em nào biết? - Hướng trả lời: + Mùa đông với khối không khí lạnh thì phía đông ở sườn khuất gió nên đỡ lạnh, ngược lại mùa hạ với khối không khí nóng thì sườn đông ở sườn đón gió nên có nhiệt độ mát mẻ hơn. + Và chính điều này mà dân cư Nhật Bản đã tập Trung ở đồng bằng ven biển phía đông và nam. - Núi ém sát biển trong điều kiện lãnh thổ hẹp ngang sẽ làm sông ngòi có đặc điểm? - Mưa nhiều làm thủy văn sông ngòi có đặc điểm? * Minh họa và mở rộng: - Vì sao vùng trung bộ đảo Hôn xu của Nhật Bản có tiềm năng rất lớn về thủy điện? * Hướng trả lời: - Nơi đây có độ rộng đông – tây đến 250 km, vì vậy sông có nhiều chi lưu với tổng lưu lượng nước lớn. - Đây là nơi sông có độ dốc lớn: vì tập trung các dãy Núi cao nhất Nhật Bản. - Góc chắn hướng gió mang hơi nước trong mùa hạ và mùa đông: lớn nhất ( gần 90° ). * Minh họa và mở rộng: - Tài nguyên thiên nhiên Nhật cơ bản là nghèo ( Bởi lẽ Nhật vẫn có vài tài nguyên giàu có như rừng, hải sản. * Chuyển ý: Tuy điều kiện tự nhiên gặp nhiều khó khăn nhưng Nhật Bản vẫn khắc phục được bằng nghị lực và tính sáng tạo phi thường trong lao động → đưa đảo quốc " hoa Anh Đào " có bước phát triển kinh tế xã hội " thần kỳ ", các em sẽ rõ điều này qua phần: - Quan sát bảng số liệu về " 10 quốc gia có số dân trên 100 triệu người trên thế giới vào 2005 " này, em hãy rút ra 2 số liệu để chứng minh rằng: Nhật Bản là nước có dân số đông? Em nào biết? * Hướng trả lời: Nhật Bản có dân số đông vì: thứ nhất là có số dân > 100 triệu người, thứ hai là dân số đứng thứ 10 toàn thế giới. - Theo số liệu thống kê: vào tháng 7 năm 2013 vừa qua thì dân số Nhật vẫn đứng thứ 10 thế giới nhưng dân số giảm 0,4 triệu người so với năm 2005. số dân giảm chủ yếu là do: * Minh họa và mở rộng: - Quan sát bảng số liệu: " sự biến động của dân số theo độ tuổi " của Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2025, ( hay nhìn vào bảng 9.1 trang 76 Sách giáo khoa ) em có nhận xét và giải thích vì sao? * Hướng nhận xét và giải thích: - Dưới 15 tuổi ( dưới độ tuổi lao động ) giảm liên tục: do tỉ lệ sinh giảm - 65 tuổi trở lên ( ngoài độ tuổi lao động ) tăng liên tục: do tuổi thọ tăng nhờ mức sống nâng cao, y tế phát triển. Vậy: - Từ 15 – 64 tuổi ( trong độ tuổi lao động ) từ 1997 đến nay có xu hướng giảm liên tục. Vậy: * Chuyển ý: → Chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích nhập cư nhưng gặp nhiều khó khăn do thị trường lao động Nhật Bản rất khắt khe về mặt chất lượng. Các em sẽ hiểu điều nầy qua phần * Minh họa và mở rộng: - Chính phẩm chất ưu tú của người lao động Nhật Bản là động lực " thần kỳ " đưa kinh tế - xã hội " xứ sở Mặt trời mọc " phát triển rực rỡ. - Đây là kết quả lâu dài mà chính phủ Nhật Bản đã dày công xây dựng, mà khởi nguồn là chính sách sớm mở cửa và chú trọng phát triển giáo dục. Ngay từ thời Minh Trị Thiên Hoàng ( tức Nhật Hoàng Mây Gi ) Nhật Bản đã đưa hàng loạt sinh viên đi du học khắp thế giới để sau đó trở về phát triển nước Nhật, như: sang Nga học nghề đánh cá, sang Phần Lan học nghề trồng rừng, sang Đức học nghề nấu bia, sang Hoa Kì học nghề điện tử... * Củng cố bài dạy: * Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh: * Dặn dò: - Tích hợp: Xuyên môn ( tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng ) - Tích hợp: Liên môn ( Sử ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Thực hành) - Tích hợp: Liên môn ( Văn ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Thực hành) - Tích hợp: Xuyên môn ( thông tin từ internet ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: Liên môn ( Toán ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Lý thuyết ) - Tích hợp: Liên môn ( Văn ) - Tích hợp: Giáo dục bảo vệ môi trường - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: ngang giữa Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Lý thuyết ) - Tích hợp: Liên môn ( GDCD) ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Thực hành) - Tích hợp: Xuyên môn ( thông tin từ internet ) - Tích hợp: nội môn ( tích hợp: dọc về phân môn Thực hành và Lý thuyết ) - Tích hợp: Liên môn ( Sử ) 10. Mục lục : 1. Tên dự án dạy học .....................................................................Trang : 1 2. Mục tiêu dạy học .......................................................................Trang : 1 3. Đối tượng dạy học của dự án ....................................................Trang : 1,2 4. Ý nghĩa của dự án .....................................................................Trang : 2 5. Thiết bị dạy học, học liệu ..........................................................Trang : 2,3 6. Hoạt động dạy học và các tiến trình dạy học ...........................Trang : 3,4 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ...........................................Trang : 4 8. Các sản phẩm của học sinh ......................................................Trang : 4,5 9. Thuyết trình tiến trình thực hiện phương pháp dạy học tích hợp ...........................Trang : 5,6,7,8,9,10,11 10. Mục lục ..................................................................................Trang : 12 Mộ Đức Ngày 10 / 2 / 2014 G.V.B.M. Huỳnh Thà

File đính kèm:

  • doc(7) nội dung VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP (2013-2014).doc