Giáo án Địa Bài 7 vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế

A. Khái niệm.

Vị trí địa lý của một đối tượng là mối quan hệ không gian giữa nó với những đối tượng khác ở xung quanh (cách bao xa, về hướng nào ) và có liên quan đến nó, hoặc về mặt toán học, hoặc về mặt tự nhiên, hoặc về mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng Tuỳ theo mục đích của việc xác định vị trí địa lý của đối tượng mà lựa chọn các đối tượng khác có liên quan về mặt này hay mặt khác với nó, do đó phân biệt vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế

1. Toạ độ địa lý:

 Toạ độ của một điểm, chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó.

 Toạ độ của một lãnh thổ, chính là toạ độ của các điểm cực (bắc, nam, đông, tây).

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa Bài 7 vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+Bài 7 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ. Khái niệm. Vị trí địa lý của một đối tượng là mối quan hệ không gian giữa nó với những đối tượng khác ở xung quanh (cách bao xa, về hướng nào…) và có liên quan đến nó, hoặc về mặt toán học, hoặc về mặt tự nhiên, hoặc về mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng…Tuỳ theo mục đích của việc xác định vị trí địa lý của đối tượng mà lựa chọn các đối tượng khác có liên quan về mặt này hay mặt khác với nó, do đó phân biệt vị trí địa lý tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế… Toạ độ địa lý: Toạ độ của một điểm, chính là kinh độ, vĩ độ của điểm đó. Toạ độ của một lãnh thổ, chính là toạ độ của các điểm cực (bắc, nam, đông, tây). Vị trí địa lý tự nhiên: Là mối quan hệ về mặt không gian của một đối tương tự nhiên nhất định (một con sông, một lãnh thổ, một cái hồ, một mỏ khoáng sản..) với môi trường xung quanh có liên quan ảnh hưởng đến nó và nó cũng tác động tới (như giới hạn, kích thước, các hiện tượng tự nhiên khác, các lãnh thổ khác tiếp giáp…). Căn cứ vào đây người tá có thể giải thích được các đặc điểm của đối tượng tự nhiên đó (trong mối quan hệ nhân quả). Chẳng hạn một lãnh thổ nằm càng gần xích đạo thì có nhiệt độ càng cao; nằm gần bờ biển thì sẽ chịu ảnh hưởng nhiều của biển, khí hậu mang tính chất hải dương; sông ngòi miền núi thì dốc nhiều thác nước… Vì vậy xét, mô tả bất kì hiện tượng tự nhiên nào cũng không thể thiếu được việc xác định vị trí địa lý tự nhiên của nó. Vị trí địa lý kinh tế: Là mối quan hệ về không gian của một đối tượng (thường là một lãnh thổ) với những hiện tượng địa lý trong môi trường xung quanh, có liên quan đến lãnh thổ đó về mặt kinh tế, hoặc gián tiếp rồi ảnh hưởng đến kinh tế. Thông thường, với một lãnh thổ, từ đặc điểm về quy mô, tiếp giáp, giới hạn, hình dạng, đặc điểm môi trường kinh tế xung quanh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của lãnh thổ đó. Mối quan hệ này chỉ tạo ra những thuận lợi hoặc khó khăn chó lãnh thổ đó về mặt kinh tế, không có tính chất quyết định (nhân quả) mà là mối quan hệ phụ thuộc. Song cũng là yếu tố quan trọng khi phát triển kinh tế. Ngoài ra còn có vị trí địa lí chính trị, vị trí địa lý quốc phòng… Vị trí địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội Việt Nam. Vị trí địa lý tự nhiên của Việt Nam: Để giải thích đặc điểm tự nhiên nước ta, các đặc điểm về vị trí: nằm ở Đông nam Á, phía đông bán đảo Đông Dương, diện tích trung bình, nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, trải dài qua nhiều kinh tuyến từ 80 30’B (xóm Rạch tầu, Cà mau) – 230 22’B (xã Lũng cú, Hà giang), hẹp ngang:cực tây:1020 10’Đ (xã Apa chải, Lai châu); cực đông:1090 30’Đ (bđ.Hòn gốm, Khánh hoà)…những đặc điểm đó quy định đặc điểm chung của tự nhiên nước ta. Nên khi phân tích vị trí địa lý tự nhiên nước ta không thể bỏ qua những đặc điểm vị trí như trên. Từ đó mới giải thích được các đặc điểm tự nhiên Việt Nam. Chẳng hạn: với diện tích trung bình, địa hình nước ta gồm cả miền núi, trung du, đồng bằng, biển nối tiếp nhau tạo nên sự phong phú đa dạng của cảnh quan tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Đó cũng là điều kiện để phát triển kinh tế toàn diện; do nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, kéo dài theo chiều kinh tuyến nên thiên nhiên Việt Nam mang tính nhiệt đới, gió mùa (mùa trái ngược nam bán cầu), nhưng có sự phân hoá từ bắc xuống nam; do nằm ở phía đông bán đảo, lãnh thổ lại hẹp ngang nên khí hậu Việt Nam mang tính hải dương, sa mạc, bán sa mạc không phát triển như nhiều lãnh thổ cùng vĩ độ khác. Cũng do những đặc điểm vị trí trên, Việt Nam còn là cầu nối giữa hai bộ phận bán đảo và quần đảo của khu vực Đông nam Á. Vị trí địa lý kinh tế Việt Nam: Khi phân tích điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam, ta thấy các đặc điểm vị trí: nằm phía đông của bán đảo Trung ấn, trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu, lãnh thổ gồm cả đất nổi, vùng biển với phần đất nối 330991 m2 – quy mô trung bình, nằm gần như trung tâm khu vực Đông nam Á- một khu vục có nền kinh tế năng động, một lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến, giáp trung quốc, Lào, Cămpuchia, vùng biển của nhiều nước (đường bờ biển dài 3260 km, lục giới dài 3730 km) … đều có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả năng phát triển kinh tế của nước ta. Nên khi xét vị trí địa lý kinh tế chúng ta phải nêu bật những đặc điểm trên rồi phân tích ảnh hưởng của nó đến kinh tế xã hội nước ta (có cả thuận lợi, cả khó khăn). Chẳng hạn: Lãnh thổ Việt Nam gồm cả đất nổi, với quy mô trung bình, cả vùng biển rộng tạo khả năng ta vừa có tài nguyên trên cạn, vừa có tài nguyên dưới nước, quy mô đó tạo khả năng mà những nước có diện tích nhỏ không thể suy nghĩ tới là ta có thể vừa giầu, vừa mạnh (trở thành cường quốc về kinh tế trên thế giới); nằm phía đông bán đảo, gần như trung tâm của khu vực đông nam Á năng động ta có thuận lợi trong quan hệ quốc tế và khu vực, có thể hợp tác, học tập mà việc giao lưu dễ dàng với nhiều loại đường giao thông, nhất là đường biển; nằm phía đông bán đảo, bao gồm cả đất nổi cả vùng biển rộng, trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu – nó quy định sự phong phú của tài nguyên tự nhiên nước ta, khí hậu nước ta mang tinh chất nhiệt đới gió mùa rồi gián tiếp ảnh hưởng cơ cấu nông nghiệp, năng xuất nông nghiệp; lãnh thổ kéo dài theo chiều kinh tuyến tiếp giáp với Trung quốc, Lào, Cămpuchia, với vùng biển thuộc nhiều nước – gây khó khăn trong việc bảo vệ an ninh quốc gia về nhiều mặt cả kinh tế, quốc phòng. CÂU HỎI, BÀI TẬP THỰC HÀNH. Nắm vững khái niệm vị trí địa lý tự nhiên và vị trí địa lý kinh tế. Sự khác nhau giữa giữ vị trí địa lý tự nhiên và vị trí địa lý kinh tế. Nắm vững toạ độ địa lí lãnh thổ nước ta. Những đặc diểm vị trí có liên quan tự nhiên và kinh tế. Tại sao nói vị trí địa lý là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nước ta? So sánh diện tích Việt Nam với diện tích các nước trên thế giới và trong khu vực, rút ra nhận xét cần thiết.(qua bảng thống kê sau): So thế giới: Tên nước Diện tích (km2 ) Tên nước Diện tích (km2 ) Anh Pháp Italia Nhật bản Thuỵ sỹ 224.0003 547.026 301.268 377.765 41.279 Ba lan Rumani Ao Hungari Bungari 312.683 237.500 83.858 93.032 110.000 So khu vực: Tên nước Diện tích (km2 ) Tên nước Diện tích (km2 ) Indonesia Mianmar Thailand Philipines Vietnam 1.919.400 676.552 514.000 300.000 330.991 Malaysia Laos Combodian Singapore Brunei 329.749 236.000 181.000 639 5.765

File đính kèm:

  • docThuc hanh Xac dinh vi tri dia ly.doc