Giáo án Địa 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Tiết: 39. BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU

CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học này học sinh phải

1. Kiến thức

 - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

2. Kĩ năng

 - Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

 - Biết được các hình thức này ở Việt Nam và địa phương

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

 - Hình 33 SGK

 - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam.

 - Các phiếu học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ. Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp cơ khí?

3. Nội dung bài giảng

 

doc2 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4872 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày ……………… Tiết: 39. Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học này học sinh phải 1. Kiến thức - Phân biệt được một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. 2. Kĩ năng - Nhận diện được những đặc điểm chính của mỗi hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Biết được các hình thức này ở Việt Nam và địa phương II. Thiết bị dạy học - Hình 33 SGK - Bản đồ Công nghiệp Việt Nam. - Các phiếu học tập. III. hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ. Trình bày đặc điểm của ngành công nghiệp cơ khí? 3. Nội dung bài giảng Hoạt động của GV và HS Nội dung chính Hoạt động 1: Cả lớp Câu hỏi: Dựa vào SGK cho biết vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. I. Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp - Thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường - Sử dụng hợp lý TNTN, vật chất lao động Hoạt động 2: Nhóm - Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm - Bước 2: HS trao đổi, bổ sung cho nhau. - Bước 3: Đại diện HS trình bày GV chuẩn kiến thức và đưa thêm câu hỏi. + Kể tên một số điểm công nghiệp ở địa phương. + Kể tên một số khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam mà em biết. Khu công nghiệp (KCN) ở Việt Nam: Thăng Long, Nội Bài (Hà Nội), KCN Tân Bình, Tân Thuận, Liên Chiểu (thành phố HCM); Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung (TP Hồ Chí Minh); Đồ Sơn (Hải Phòng)... Hoạt động 3: Cá nhân/ cặp - Bước 1: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy nêu đặc điểm của trung tâm công nghiệp theo dàn ý: + Quy mô. + Mối quan hệ giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp. + Mạng lưới giao thông vận tải. + Kể tên các trung tâm công nghiệp ở Việt Nam. - Bước 2: Một HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Cá nhân/ cặp - Bước 1: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy nêu đặc điểm của vùng công nghiệp (VCN) theo dàn ý: + Quy mô. + Đặc điểm. + Kể tên một số VCN trọng điểm của Việt Nam. - Bước 2: Một HS trình bày, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức . II. Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. Điểm công nghiệp 2. Khu công nghiệp tập trung 3. Trung tâm công nghiệp - Gắn với các đô thị vừa và nhỏ có vị trí địa lí thuận lợi. - Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ về sản xuất kĩ thuật, công nghệ. - Có các xí nghiệp nòng cốt - Có các xí nghiệp bổ trợ và phục vụ 4. Vùng công nghiệp - Là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp. - Gồm nhiều xí nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. - Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. - Có các ngành phục vụ và bổ trợ. 4. Củng cố bài 5. hướng dẫn tự học và làm bài tập Phiếu học tập Nhiệm vụ: Dựa vào nội dung sách giáo khoa trang 131, hãy so sánh điểm công nghiệp và khu công nghiệp tập trung theo dàn ý. Điểm công nghiệp Khu công nghiệp tập trung Vị trí Nằm gần nguồn nguyên, nhiên liệu. Khu vực có ranh giới rõ ràng, gần các cảng biển, quốc lộ, sân bay... Quy mô Quy mô nhỏ chỉ gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp. Quy mô khá lớn, gồm nhiều xí nghiệp công nghiệp và xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Mối quan hệ giữa các xí nghiệp Không có mối liên hệ về mặt kĩ thuật sản xuất, kinh tế với các xí nghiệp khác. Các xí nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.

File đính kèm:

  • doct39.doc