Trắc nghiệm lý thuyết hóa hữu cơ - Hiđrocacbon

Câu 1. Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là

 A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.

 Câu 2. Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là

 A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

 Câu 3. Cho các chất sau: CH2=CH-CH=CH2; CH3-CH2-CH=C(CH3)2; CH3-CH=CH-CH=CH2; CH3-CH=CH2; CH3-CH=CH-COOH. Số chất có đồng phân hình học là

 A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

 Câu 4. Ba hiđrocacbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng.

 A. anken. B. ankin. C. ankađien. D. ankan.

 Câu 5. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của.

 A. anken. B. ankin. C. ankan. D. ankađien.

 

docx7 trang | Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm lý thuyết hóa hữu cơ - Hiđrocacbon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
antozơ. C. Glucozơ và fructozơ. D. Mantôzơ và tinh bột. Câu 11: Những hợp chất sau phản ứng được với Ag2O trong NH3: A. Butin-1, butin-2, etylfomiat. B. etanal, glucozơ, etin. C. butin-1, propen, anđêhit axetic. D. mantozơ, saccarozơ, metanol. Câu 12: Cho sơ đồ sau : Xenlulozơ → X → Y → Z (+ Q)→ polivinylaxetat Các chất X, Y, Z, Q lần lượt là : A. Saccaroz, Glucoz, Axit axetic,  Axetilen B. Glucozơ, Ancol etylic, Axit axetic, Axetylen. C. tinh bột, Ancol etylic, Etanal, Axit axetic. D. Dex-trin, Glucozơ, Ancol etylic, Axit axetic Câu 13: Có 4 dung dịch glucozơ, saccarozơ, etanal và propa-1,3-điol (propanđiol-1,3) trong suốt, không màu chứa trong bốn lọ mất nhãn. Chỉ dùng một trong các hoá chất sau để phân biệt các dung dịch trên : A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. Ag2O trong dung dịch NH3 dư. C. Dung dịch nước brom. D. Na Câu 14: Dãy nào gồm các chất đều cho phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit? A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, fructozơ, polivinylclorua B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, protein, chất béo C. Tinh bột, xenlulozơ, mantozơ, chất béo, polietylen D. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, glucozơ, protein Câu 15: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân B. Mantozơ và saccarozơ là đồng phân C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân D. Mantozơ và saccarozơ đều là đisaccarit Câu 16: Nhận xét sai khi so sánh hồ tinh bột và xenlulozơ là: A. Cả hai đều là hợp chất cao phân tử thiên B. Chúng đều có trong tế bào thực vật C. Cả hai đều không tan trong nước D. Chúng đều là nhứng polime có mạch không phân nhánh Câu 17: Tính chất không phải của xenlulozơ là: A. Thuỷ phân trong dd axit B. Tác dụng trực tiếp với CH3 – COOH (xt và nhiệt độ) tạo thành este C. Tác dụng với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc D. Bị hoà tan bởi dd Cu(OH)2 trong NH3 Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa Tinh bột →A→B→axit axetic. A, B tương ứng là: A. etanol, etanal B. glucozơ, etyl axetat C. glucozơ, etanol D. glucozơ, etanal Câu 19: Cho các chất: glucozơ (1); fructozơ (2); saccarozơ (3); mantozơ (4); amilozơ (5); xenlulozơ (6). Các chất có thể tác dụng được với Cu(OH)2 là: A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) B. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4), (6) Câu 20: Một trong các yếu tố quyết định chất lượng của phích đựng nước nóng là độ phản quang cao của lớp bạc giữa hai lớp thuỷ tinh của bình. Trong công nghiệp sản xuất phích, để tráng bạc người ta đã sử dụng phản ứng của: A. axetylen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 B. andehitfomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 C. dung dịch đường saccarozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 D. dung dịch glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 Câu 21: Cho dãy các hợp chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, glixerol, ancol etylic, xenlulozơ, mantozơ, anđehit axetic. Số hợp chất tạp chức có khả năng hoà tan Cu(OH)2 là A. 5 B. 4 C. 6 D. 8 Câu 22: Chất nào sau đây không được điều chế trực tiếp từ glucozơ: A. Ancol etylic B. Sorbitol C. Axit lactic D. Axit axetic Câu 23: Trong phân tử amilozơ, các mắt xích glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết nào sau đây: A. α [1-6] glucozit B. α [1-4] glucozit C. β [1-6] glucozit D. β [1-4] glucozit Câu 24: Cho các chất sau: glucozơ, anđehit axetic, fructozơ, etylen glicol, saccarozơ, mantozơ, metyl glucozit. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 trong kiềm nóng tạo kết tủa đỏ gạch là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 25: Một cốc thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 20ml, đựng khoảng 5gam đường saccarozơ. Thêm vào cốc khoảng 10ml dung dịch H2SO4 đặc, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Hãy chọn phương án sai trong số các miêu tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm: A. Đường saccarozơ chuyển từ màu trắng sang màu đen. B. Có khí thoát ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu đen. C. Sau 30 phút, khối chất rắn xốp màu đen tràn ra ngoài miệng cốc. D. Đường saccarozơ tan vào dung dịch axit, thành dung dịch không màu. Câu 26. Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức của. A. anđehit. B. ancol. C. xeton. D. amin. Câu 27. Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là: A. (1), (3), (4) và (6). B. (2), (3), (4) và (5). C. (3), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (3) và (4). Câu 28. Phát biểu không đúng là A. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2. B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O. C. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit. D. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Glucozơ tác dụng được với nước brom. B. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng. C. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau. D. Khi glucozơ ở dạng vòng thì tất cả các nhóm OH đều tạo ete với CH3OH. Câu 30. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Saccarozơ làm mất màu nước brom. Câu 31. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng. A. tráng gương. B. hoà tan Cu(OH)2. C. thủy phân. D. trùng ngưng. Câu 32. Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là A. mantozơ. B. xenlulozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ. Câu 33. Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 34. Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ X Y CH3COOH. Hai chất X, Y lần lượt là A. CH3CHO và CH3CH2OH. B. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO. C. CH3CH2OH và CH3CHO. D. CH3CH2OH và CH2=CH2. Câu 35: Cho lần lượt các chất: nước brom (X), AgNO3/NH3 (Y), H2/Ni, to (Z), Cu(OH)2 trong môi trường kiềm nóng (T), tác dụng với glucozơ và fructozơ. Hai monosaccarit đó tạo ra cùng một sản phẩm hữu cơ trong phản ứng với: A. X và Y B. Y và Z C. Z và T D. Y, Z và T AMIN – AMINOAXIT Câu 1. Một trong những điểm khác nhau của protit so với lipit và glucozơ là A. protit luôn chứa chức hiđroxyl. B. protit luôn chứa nitơ. C. protit luôn là chất hữu cơ no. D. protit có khối lượng phân tử lớn hơn. Câu2. Phát biểu không đúng là: A. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin). B. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N+-CH2-COO-. C. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. D. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. Câu 3. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, ClNH3 - CH2 - COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, NH2 - CH2 - COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Câu 4. Đun nóng chất H2N-CH2-CONH-CH(CH3)-CONH-CH2-COOH trong dung dịch HCl (dư), sau khi các phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là: A. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH2-COOH. B. H2N-CH2-COOH, H2N-CH(CH3)-COOH. C. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH2-CH2-COOHCl-. D. H3N+-CH2-COOHCl-, H3N+-CH(CH3)-COOHCl-. Câu 5. Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 6. Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 7. Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch HCl. D. dung dịch NaCl. Câu 8. Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là A. amoni acrylat. B. axit b-aminopropionic. C. axit α-aminopropionic. D. metyl aminoaxetat. Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng:. Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là: A. C2H5OH, CH3CHO. B. CH3OH, HCOOH. C. C2H5OH, HCHO. D. CH3OH, HCHO. Câu 10. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: A. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en. B. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en. C. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen. D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua. Câu 11. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit). B. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng. C. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N. D. Tơ visco là tơ tổng hợp. Câu 12. Nilon-6,6 là một loại. A. tơ axetat. B. tơ visco. C. tơ poliamit. D. polieste. Câu 13. Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là: A. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. B. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. C. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2. D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2. Câu14. Polivinyl axetat (hoặc poli(vinyl axetat)) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. A. CH3COO-CH=CH2. B. C2H5COO-CH=CH2. C. CH2=CH-COO-C2H5. D. CH2=CH-COO-CH3. Câu 379. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2. D. CH2 =CHCOOCH3. Câu 15. Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo? A. Tơ visco và tơ axetat. B. Tơ tằm và tơ enang. C. Tơ visco và tơ nilon-6,6. D. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. Câu 16. Polime có cấu trúc mạng không gian (mạng lưới) là A. PVC. B. PE. C. nhựa bakelit. D. amilopectin. Câu 17. Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. B. CH2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C. CH2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. D. CH3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. Câu 18. Tơ nilon - 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH. B. HOOC-(CH2)4-COOH và H2N-(CH2)6-NH2. C. H2N-(CH2)5-COOH. D. HOOC-(CH2)4-COOH và HO-(CH2)2-OH.

File đính kèm:

  • docxtrac nghiem ly thuyet hoa huu co.docx
Giáo án liên quan