Tìm hiểu thực hiện kinh nghiệm học tập của học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm là một biện pháp cần đưa ra trong học tập . Để giúp cho các em có những hiểu biết và hăng say trong học tập ,qua đó biện pháp thúc đẩy các em học tập là nhu cầu thiết thực và nhận thức rộng ,chiếm lĩnh vực quan trọng .Sáng kiến kinh nghiệm là một bài học bổ ích giải pháp mới để tác động đến hoạt động học tập và kết quả học tập của học sinh. Sáng kiến là một cái kim chỉ nam học tập của học sinh được tác động nhiều đối tượng của hoạt động học tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị chuẩn mực mà giáo dục sẽ mang lại.

 Thực tế hiện nay học sinh chưa ý thức việc học của mình một cách đúng đắn. Các em chưa hiểu được mục đích trực tiếp của việc học tập, rất ít học sinh có lòng khao khát mở rộng tri thức. Hơn nữa giáo viên có tích cực trong việc giảng dạy,ngược lại một số phụhuynh chưa coi trọng việc học tập của con mình còn lơ là chưa mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức ,nhu cầu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập mà còn dùng thưởng phạt đe doạ ,điểm số để tác động học sinh thích học tập .Bên cạnh đó học sinh của người đồng bàochiếm đa số ,việc nhận thức của các em còn hạn chế , do đó việc nghiên cứu sáng kiến của học sinh tiểu học có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dạy học ở trường tiểu học. Việc xây dựng sáng kiến học tập cho các em là vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tìm hiểu thực hiện kinh nghiệm học tập của học sinh lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CHÀO Qua nhiều năm gắn bó công tác và giảng dạy tại trường tiểu học nói chung, trường tiểu học phân trường nói riêng. Tôi đã rút ra nhiều kinh nghiệm để thúc đẩy học sinh vùng đồng bào dân tộc say mê học tập. Để hoàn thành sáng kiến này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và tập thể giáo viên trường tiểu học Đạ K’Nàng, cũng cảm ơn học sinh lớp 2B phân trường Păng Dung đã tận tình giúp đỡ tôi. Trong khi thực hiện, bản thân tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý xây dựng của thầy cô và cácbạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn chỉnh và hiệu quả hơn trong công tác giảng dạy. Đạ K’Nàng, ngày 11 tháng 12 năm 2006 Người viết Kơ Să Ha Ngheo PHẦN THỨ NHẤT MỞ ĐẦU Sáng kiến kinh nghiệm là một biện pháp cần đưa ra trong học tập . Để giúp cho các em có những hiểu biết và hăng say trong học tập ,qua đó biện pháp thúc đẩy các em học tập là nhu cầu thiết thực và nhận thức rộng ,chiếm lĩnh vực quan trọng .Sáng kiến kinh nghiệm là một bài học bổ ích giải pháp mới để tác động đến hoạt động học tập và kết quả học tập của học sinh. Sáng kiến là một cái kim chỉ nam học tập của học sinh được tác động nhiều đối tượng của hoạt động học tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ, giá trị chuẩn mực mà giáo dục sẽ mang lại. Thực tế hiện nay học sinh chưa ý thức việc học của mình một cách đúng đắn. Các em chưa hiểu được mục đích trực tiếp của việc học tập, rất ít học sinh có lòng khao khát mở rộng tri thức. Hơn nữa giáo viên có tích cực trong việc giảng dạy,ngược lại một số phụhuynh chưa coi trọng việc học tập của con mình còn lơ là chưa mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức ,nhu cầu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập mà còn dùng thưởng phạt đe doạ ,điểm số để tác động học sinh thích học tập .Bên cạnh đó học sinh của người đồng bàochiếm đa số ,việc nhận thức của các em còn hạn chế , do đó việc nghiên cứu sáng kiến của học sinh tiểu học có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dạy học ở trường tiểu học. Việc xây dựng sáng kiến học tập cho các em là vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học của học sinh. Qua thời gian giảng dạy tại trường tiểu học, bản thân tôi rút ra một vài kinh nghiệm để thùc đẩy học sinh ham mê học tập. Nếu đề ra biện pháp phù hợp để xây dựng kinh nghiệm học tập biện pháp mới đúng đắn thì kết quả của việc học tập của học sinh sẽ được nâng cao một ngày tiến bộ hơn. PHẦN THỨ HAI THỰC TRẠNG 1.Thuận lợi: -Ban Giám Hiệu nhà trường cũng thường xuyên tạo điều kiện để giáo viên dự giờ, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi biện pháp giảng dạy và giám sát thái độ học tập của học sinh. -Học sinh và giáo viên luôn gần gũi và quý trọng lẫn nhau nên thầy cô cũng có buổi trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn các em trong giờ chơi và tham gia hoạt động ngoài giờ để tìm những yếu tố có liên quan cũng như những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp hoạt động dạy và học của học sinh. -Qua yếu tố của việc hoạt động dạy học bản thân đã trò chuyện và trao đổi với đồng nghiệp để nghe những nhận định đổi mới cách giảng dạy để thúc đẩy về học tập của các em. -Phần phụ huynh đã nhận thức rõ vai trò học tập, đã quan tâm đối với việc học tập của con em mình, mong muốn có điều kiện thuận lợi để các em học tốt. -Ngoài ra công đoàn nhà trường còn là cánh tay phải của công tác chuyên môn, thường xuyên họp bàn, góp ý rút kinh nghiệm để nâng cao giờ dạy, theom dõi và tận tình giúp đỡ học sinh trong học tập và trong sinh hoạt. 2.Khó khăn: -Phân trường Păng Dung nằm trên địa bàn mà phần lớn là con em đồng bào Tây Nguyên chiếm tỉ lệ cao hơn, bên cạnh đó tiếng phổ thông là tiếng thứ hai của các em, vì vậy ngôn ngữ còn hạn chế nên gia đình một số chưa nhận thức được vai trò của việc học tập. Xong nền kinh tế của người dân còn thấp, nên việc chú trọng quan tâm của phụ huynh chăm lo học tập con cái chưa thật sự nổi bật còn lơ là ỷ lại với giáo viên. Phần nổi bật nhất của các khối là học sinh chưa qua từ lớp dưới như mẫu biết được phần căn bản, mặt khác còn sự chênh lệch độ tuổi, nên việc học tập chưa tiến bộ rõ rệt. Giáo viên giảng dạy còn chú trọng nhiều vào việc truyền đạt kiến thức, ít tập trung vào việc thúc đẩy học sinh làm trung tâm tự học. PHẦN THỨ BA GIẢI PHÁP Đứng trước những khó khăn trên, qua nhiều năm giảng dạy, bản thân tôi đã cố gắng khắc phục những hạn chế, vận dụng những điều kiện thuận lợi và khuyến khích học sinh nên đi học đều để tìm ra những bài học để tạo niềm tin vững vàng và hứng thú học tập cho các em học sinh là người dân tộc ít người như sau : 1.Đối với giáo viên : Trong giảng dạy, thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với đặc trưng của từng môn học, để gây hứng thú học tập, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập của học sinh. Trong dạy học, giáo viên phải tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh sao cho mỗi học sinh tham gia vào quá trình đó với một tinh thần tích cực độc lập. Cần có thái độ cử chỉ ân cần, chăm sóc học sinh làm cho các emdễ gần, từ khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức , nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập. 2.Đối với nhà trường : Cần trang bị thêm về cơ sở vật chất và phương tiện. Mở chuyên đề các hoạt động ngoại khoá, trò chơi học tập để thu hút các em cùng hứng thú tham gia học hỏi. Qua đó xây dựng học tập đúng đắn. 3.Đối với học sinh: Cần trang bị một vốn kiến thức ngoài giờ lên lớp, chăm chú nghe giảng, giúp bạn xây dựng giờ học có tiến bộ, hăng say phát biểu ý kiến. Cần có nhận thức đúng đắn về vai trò học tập của mình. 4.Đối với phụ huynh : Sát thực với việc học tập của con mình tự học tập ở nhà, uốn nắn giúp đỡ tạo cơ hội cùng anh chị học tập không áp dụng hình thức răn đe, doạ, phạt để bắt buộc con học tập. Gia đình nên phối hợp với nhà trường để cùng hỗ trợ, giúp đỡ cho học sinh trong việc xây dựng biện pháp học tập với trình độ con mình. PHẦN THỨ TƯ TỔ CHỨC THỰC HIỆN Tôi đưa ra lý do sau đây, cùng học sinh trò chuyện trong buổi sinh hoạt để đưa biện pháp để học tập: 1.Học để giúp ích cho xã hội. 2.Học để mở rộng kiến thức. 3.Học để cha mẹ vui lòng. 4.Học để phục vụ bản thân trong tương lai. 5.Học để giúp đỡ mọi người có hoàn cảnh. 6.Học để thầy cô khen ngợi là người trò ngoan ngoãn. 7.Học để xã hội công nhận là có tri thức. PHẦN THỨ NĂM KẾT QUẢ Qua quá trình trò chuyện cùng học sinh, tôi thấy rõ học sinh đã hiểu rõ vai trò học tập của mình, với kết quả đạt được như sau: Tuyên dương và khen ngợi là các em còn nhỏ nhưng các em có ý thức việc học tập mình, mình học để sau này giúp ích cho xã hội, cụ thể chiếm 23/30 học sinh.điều đó chứng tỏ các em đã nhận thức tiến bộ một cách vững vàng là tầm quan trọng trong tri thức, vai trò của mình đối với xã hội, học để sau này cùng xây dựng buôn làng lành mạnh và một tấm gương sáng nhiều đàn em noi theo. Tri thức là kho tàng vô tận, các em cũng đã nhận thức được rõ ràng, mình học đểhiểu biết thêm lý do chiếm tỉ lệ 23/ 30 học sinh. Môi trường xã hội là nơi học sinh sống, học tập và phát triển, luôn có ảnh hưởng đến việc học tập của các em. Nhưng theo các em học để phục vụ gia đình và bản thân là chủ nhân tương lai để thầy cô, tất cả buôn làng khen ngợi là một người con hiếu thảo đây không phải là những lý do chính đáng để thúc đẩy việc học tập của các em. PHẦN THỨ SÁU KẾT LUẬN Qua quá trình thực hiện tìm hiểu sáng kiến trên, tôi đã nhận thấy các em phần nào các em đã xác định được một cách đúng đắn, việc học tập của mình như để hiểu biết, hoàn thiện tri thức ngoài ra các em còn cho rằng học để mở rộng sự hiểu biết. Bên cạnh đó còn có những sáng kiến như học để có phần thưởng nho nhỏ để cha mẹ vui lòng và thầy cô tuy vậy tỉ số chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Chính vì vậy mà người giáo viên cần quan tâm sâu sắc hơn nữa đến học sinh, tổ chức, hướng dẫn cho các em đi sâu chiếm lĩnh tri thức, đồng thời hình thành và bồi dưỡng kiến thức một cách đúng đắn là cần thiết. Trên đây là những phương pháp cần thiết mà bản thân tôi đã thực hiện để thúc đẩy học sinh say mê học tập. MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 2 3 4 5 6 7 8 Lời chào Phần thứ nhất : Mở đầu Phần thứ hai : Thực trạng 1.Thuận lợi 2.Khó khăn Phần thứ ba : Giải pháp 1.Đối với giáo viên 2.Đối với nhà trường 3.Đối với học sinh 4.Đối với phụ huynh Phần thứ tư : Tổ chức thực hiện Phần thứ năm : Kết quả Phần thứ sáu : Kết luận Mục lục 1 2 3 4 5 6 7 8

File đính kèm:

  • docSKKN NGHEO.doc
Giáo án liên quan