Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Trần Tế Xương - Nguyễn Trung Kiên

Văn học mọi thời đại vì thế luôn coi con người là yếu tố trung tâm, bởi “ văn học là nhân học” ( Macxim Gorki). Người nghệ sĩ thông qua con người trong tác phẩm để thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời, về nhân tình thế thái Chính vì vậy, ở bất kì một tác phẩm, một tác giả hay một giai đoạn văn học nào đều có sự tồn tại bất di bất dịch của cái gọi là quan niệm nghệ thuật (QNNT)về con người. Và văn học trung đại cũng không nằm ngoài tính bất di bất dịch ấy.

QNNT về con người trong văn học trung đại không đứng yên mà luôn vận động biến đổi. Sự vận động ấy phù hợp với sự vận động của hoàn cảnh lịch sử xã hội, phù hợp với quan điểm sáng tác và quan niệm thẩm mỹ của mỗi nhà văn trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Việc tìm hiểu đề tài: QNNT về con người trong thơ Trần Tế Xương sẽ góp phần lí giải sự vận động trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học trung đại đồng thời chỉ ra được những đóng góp vĩ đại của Tú Xương trong dòng chảy lịch sử văn học ở nhiều phương diện trong đó nổi bật là sự thể hiện thế giới con người trong những sáng tác của ông.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận: Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Trần Tế Xương - Nguyễn Trung Kiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều trớ trêu thứ hai “Năm mới vừa sang được một ngày”. Mới mồng hai tết, mọi người vui vẻ đón xuân mà cô Kí chết. Thật đáng tiếc và cũng đáng thương! Cùng với số phận cô Kí là những người phụ nữ vì đường mòn xã hội, vì hoàn cảnh nghèo đói, nợ nần, lỡ thời dẫn đến cảnh chịu làm thân phận lẻ mọn: “Cha kiếp sinh ra phận má hồng ! Khéo thay một nỗi lấy chung chồng ! Mười đêm chị giữ mười đêm cả Suốt tháng em nằm suốt tháng không. Hầu hạ đã toan phần cát luỹ (1) Nhặt khoan còn ỏm tiếng Hà Đông (2) Ai về nhắn bảo đàn em bé Có ế thì tu, chớ chớ chung ! (3) “ ( Lấy lẽ) (1) Cát luỹ : dây leo.(2) Sư tử Hà Đông (vợ cả ghen) (3) Có thể coi bài này là bài "hậu làm lẽ" sau bài thơ "Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng" .. .. của Hồ Xuân Hương. Tú Xương- một nhà thơ nam nhi- có bài thơ na ná như Hồ Xuân Hương- người phải đi làm lẽ, lấy chồng chung. Một đấng nam nhi mà đã mạnh dạn nói thay cho đàn bà- kẻ bị áp bức đến cùng cực hẳn phải là người có tấm lòng vị tha sâu sắc đến dường nào. Tú Xương viết riêng về tầng lớp dân nghèo, ông không chỉ quan tâm đến nỗi khổ vật chất, mà với ông, cái đáng sợ nhất chính là sự xói mòn về tâm lí. Ông đã nêu cao đạo đức nhân nghĩa, thuỷ chung và sáng tạo những câu ca, lời nói trong trẻo, sâu sắc nhất về con người, cách làm người Ban ngày Tú là người ngông nghênh, kiêu bạc. Nhưng vốn là một nho sĩ, trước cơn vận hạn của nước nhà, Tú chỉ biết ngậm ngùi chia sẻ với nỗi đau hồn nước trong lúc đêm về. 3.2 Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn. Đêm là người bạn đồng hành, đồng cảm nhất với tình cảm yêu nước trong ông, tâm sự ấy thể hiện trước hết qua lời than về đêm trường vận nước: “Đêm sao đêm mãi tối mò. Đêm đến bao giờ mới sáng cho” ( Đêm dài). Đêm ở đây hiển nhiên không phải là đêm của thời gian lí tính, ông thất vọng chán chường với đêm đen xã hội, trông chờ vào ánh sáng của bình minh, và sự đổi thay của vận nước. Và sau bao đêm như thế “Đêm nảo đêm nao” Tú Xương dường như đã mệt mỏi với đợi chờ ở tương lai mà quay về hoài niệm cũng quá vãng. Tiêu biểu cho niềm hoài vọng ấy là “ Sông Lấp” , bài thơ không hề có từ đêm nhưng ta nhận ra hình tượng đêm qua tiếng ếch vẳng lên trong khuya vắng. Tưởng chẳng có gì đáng nói qua câu tả thực về sự đổi thay của không gian, về mặt nào đó nó còn là sự đổi thay tất yếu, tích cực: “Sông kia rày đã nên đồng. Chỗ thành nhà cửa chỗ trồng khoai” Thời gian vận hành, không gian biến đổi “ biển xanh” hoá “ nương dâu” cũng là lẽ thường tình, một khúc sông bị bồi lấp nhường chỗ cho nhà cửa, ngô khoai, cho sự sống con người đáng ra nên mừng mới phải. Điều đặc biệt và cũng rất thâm sâu là Tú Xương mượn cái quy luật ấy để diễn tả sự đổi thay của xã hội Việt Nam đương thời, sự đảo lộn của trật tự xã hội, của luân lí đạo đức đây không hẳn là sự đổi thay đúng quy luật mà là sự pha tạp hỗn độn theo âm mưu người Pháp. Sông Lấp bị lấp đi hay cả một quá khứ một dân tộc bị chôn vùi? Tiếng ếch của dư âm vọng lại từ khúc sông xưa phải chăng là tiếng kêu bi thương của quá khứ anh hùng? Nỗi niềm hoài cổ không đơn giản chỉ là nuối tiếc trong vô vọng mà còn là tâm trạng xót xa, uất nghẹn của con người thực tại: “ Vẳng nghe tiếng ếch bên tai. Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Tiếng ếch mỏng manh, tế vi vừa thực, vừa ảo là âm thanh vang vọng trong không gian hay tiếng lòng vang vọng trong tâm tưởng, âm thanh của đồng quê yên ả thanh bình hay tiếng than của hồn Thục Đế? Aâm thanh ấy không chỉ nghe bằng tai mà phải lắng bằng lòng và “ tiếng ếch”, “ tiếng ai” phải chăng tìm gọi con đò đất nước. Tiếng gọi ấy có đủ làm thức tỉnh cả một dân tộc đang nửa tỉnh, nửa mê trong đêm đen hay chỉ đủ làm giật mình kẻ canh cánh một tâm sự yêu nước trong lòng? Nỗi u hoài kín đáo của Tú Xương trước thời cuộc và vận mệnh đất nước thường triền miên day dứt: “ Nhân tình đất Bắc nào ai đó? Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà” ( Vịnh khoa thi Hương năm Đinh Dậu) Tú Xương không chỉ buồn vì cảnh ngộ hỏng thi của ông mà còn buồn vì nghĩ đến tiền đồ của non sông đất nước. Mặc dù có lúc ông đâm ra bối rối, lạc lòng mất phương hướng trước bao biến đổi của thời cuộc: “ Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt. Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ. Đường đất xa khơi ai mách bảo? Biết đâu mà ngóng đến bao giờ?” ( Lạc đường) nhưng nhà thơ vẫn còn tỉnh táo để nhận ra mình: “Tình này ai thấu cho ta nhỉ. Tâm sự năm canh một bóng đèn” (Dạ hoài cố). Lòng yêu nước của Tú Xương còn thể hiện qua sự khâm phục của ông đối với những người có tài, có đức ra cứu đời, giúp nước: “Vá trời gặp hội mây năm vẻ. Lấp bể ra công đất một hòn” ( Gửi cụ Thủ khoa Phan). Tuy không đủ dũng khí để đi vào cuộc cách mạng như bao nghĩa sĩ yêu nước khác nhưng ông có cảm tình nồng hậu đối với những người làm cách mạng. Hình ảnh Phan Bội Châu “ vá trời”, “ lấp bể” đã đến với Tú Xương bằng tất cả sự kính mến, khâm phục. Với cái tâm sự đau buồn trước thời cuộc như thế, Trần Tế Xương là người có nhiều tâm huyết, trái hẳn với con người ăn chơi bừa bãi như mô tả trong phần văn chương tự trào. Chúng ta thấy rõ bên cạnh con người ăn quỵt, chơi lường còn có một con người rất mực đúng đắn, lúc nào cũng ôm một bầu tâm sự u hoài trước cơn quốc biến. Tóm lại: “Tú Xương- “một con người ban ngày và một con người ban đêm. Con người ban ngày là con người thích vui, thích đùa, thích quan sát để rồi mà chế giễu, phán xét. Con người ban đêm là con người ngập chìm trong những nỗi buồn, mà tội nhất là buồn không ngủ” (Giáo sư Nguyễn Đình Chú). Con người ban ngày, con người xã hội ta rất dễ nhận thấy với thái độ “ quắc mắt khinh đời” và tiếng cười trào phúng nhiều tầng ý nghĩa suốt chiều dài thơ ông. Con người ban đêm, con người cá nhân với cái tôi trăn trở dằn vặt lại vô cùng kín đáo, sâu xa, nằng nặng một nỗi buồn chất chứa. C. KẾT LUẬN -----aơb----- Tú Xương- người khách thơ ấy đã xa chúng ta đúng 100 năm. Một thế kỉ làm người thiên cổ, liệu Tú có biết rằng con thuyền thơ do chính ông sinh ra vẫn vượt qua thác ghềnh thời gian để căng buồm vượt sóng bụi trần gian. 100 năm sau, lớp hậu thế chúng tôi lại bước chân lên con thuyền thơ ấy, để được ngắm nhìn về quá vãng, để được thích thú với cái tôi ngông nghênh kiêu bạc, để được ngậm ngùi với nỗi buồn nằng nặng suốt canh thâu. 100 năm sau, những kẻ sinh sau đẻ muộn mượn cái phương pháp lý luận để bước vào tìm hiểu QNNT về con người trong thơ người xứ Non Côi sông Vị để xem bức tranh nhiều vẻ, sinh động về một xã hội thực dân nửa phong kiến đã xa, để bồi hồi với những tâm tình trĩu nặng đau xót. Ta hiểu gì? Ta biết gì? Ta còn đọng lại trong tim dáng hình ai? Có phải là: “ Kìa ai chín suối Xương không nát Có lẽ nghìn thu tiếng vẫn còn” ( Nguyễn Khuyến) TÀI LIỆU THAM KHẢO -----aơb----- 1. Nguyễn Đình Chú- Lê Mai: Thơ văn Trần Tế Xương- NXB Giáo dục- Hà Nội- 1984 2. Xuân Diệu- Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (T2)- Nhà xuất bản Văn học- Hà Nội- 1982 3. Xuân Diệu- Bình luận các nhà thơ cổ điển Việt Nam- Nhà xuất bản Trẻ- 1991 4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi ( 1999), Từ điển thuật ngữ văn học- Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 229). 5. Đàm Mỹ Hạnh- Năng lực nhận thức cuộc sống của nhà văn- một biểu hiện của tài năng sáng tạo văn học” -Tạp Chí Văn học số tháng 5 năm 1984. 6. Nguyễn Đăng Mạnh- Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn- NXBGD- 2000 7. Nguyễn Đăng Mạnh- Bùi Duy Tân- Nguyễn Như Ý- Từ điển tác giả tác phẩm văn học Việt Nam dùng cho Nhà trường- NXB ĐHSP- 2003. 8. Trần Đình Sử- Giáo trình Thi pháp học- Trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh – 1993 Trần Đình Sử trong Dẫn luận Thi pháp học, Nxb Giáo dục 1998, trang 41 9. Vũ Văn Sỹ- Đinh Minh Hằng- Nguyễn Hữu Sơn- “ Trần Tế Xương- về Tác gia và tác phẩm”- NXB Giáo dục- Hà Nội- 2003 10. Nguyễn Tuân- Thời và thơ Tú Xương, in trong Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III- NXB Văn học- Hà Nội- 1994 11. Vũ Minh Thêu- Đến với thơ hay và lời bình- NXB Thanh niên- 2000 12. Các tài liệu liên quan về tác giả Tú Xương trên mạng Internet. MỤC LỤC -----aơb----- Trang A. ĐẶT VẤN ĐỂ 1 B. NỘI DUNG 3 I. QNNT VÀ QNNT VỀ CON NGƯỜI 3 II. CUỘC ĐỜI VÀ QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC 4 III. QNNT VỀ CON NGƯỜI TRONG THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG 6 1. Những hạng người sâu mọt trong xã hội thức dân nửa phong kiến 6 1.1 Danh giá ông cò 6 1.2 Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ 7 1.3 Thi thế mà cũng thi 8 1.4 Có hơi kẽm tha hồ ngang ngửa 10 1.5 Chữ bất nhân tạc đó không mòn 10 1.6 Tiểu kết 11 2. Tú Xương- con người khách thể trong thơ 11 2.1 Đệ nhất buồn là cái hỏng thi 11 2. 2 Phong nguyệt tình hoài, giang hồ khí cốt 15 2. 3 Chẳng tội gì hơn cái tội nghèo 13 3. Tú Xương- hai con người trong một con người 14 3.1 Bây giờ lo cả nước cùng nôi 14 3.2 Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn 16 C. KẾT LUẬN 18 TÀI LIỆU THAM KHẢO 19 MỤC LỤC 20

File đính kèm:

  • docTieu luan Ngu van(1).doc
Giáo án liên quan