Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS - Năm học 2013-2014 - Đỗ Cương Quyết

Bên cạnh đó, trong môi trường nội trú, các em phải xa gia đình, xa môi trường sống gần gũi và truyền thống văn hoá gia đình. Bởi vậy, cần tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, phong phú, gần gũi với lứa tuổi học sinh, giúp học sinh phát triển không lệch lạc khi phải sống bó hẹp trong môi trường học đường nội trú. Nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong môi trường nội trú.

doc19 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương ở trường THCS - Năm học 2013-2014 - Đỗ Cương Quyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình của trường nội trú và địa phương. Lập kế hoạch và phân công các giáo viên phụ trách các chuyên đề lịch sử địa phương. Những chuyên đề khi phân công cho giáo viên phụ trách phải phù hợp với sở trường, chuyên môn của từng người hoặc người có khả năng tìm hiểu và hứng thú với chuyên đề đó. Việc phân công các giáo viên đảm nhận một số chuyên đề sẽ giúp giáo viên có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu sâu, khai thác tư liệu đó nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương. 3.5.2. Cải tiến hình thức giảng dạy * Dạy học tại thực địa: Phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên lồng ghép các nội dung lịch sử địa phương vào các hoạt động ngoại khoá. Thành lập các tổ ngoại khóa lịch sử địa phương và tổ chức cho học sinh tham quan dã ngoại liên quan lịch sử địa phương. Để hoạt động tham quan có kết quả cần: + Chọn nơi tham quan phù hợp. + Lập dự trù kinh phí cho chuyến đi. + Cử người hướng dẫn liên hệ trước. Người hướng dẫn học sinh đi tham quan phải là người có hiểu biết về nơi cần đến và có kinh nghiệm tổ chức. + Trước khi đi tham quan phải trang bị kiến thức cho học sinh về nơi đến tham quan. + Đặt mục đích yêu cầu cho học sinh cần đạt được trong chuyến tham quan. + Sau khi tham quan tổ chức cho học sinh viết thu hoạch hoặc trao đổi trực tiếp về cảm nhận của các em sau chuyến đi để nhà trường nắm được kết quả, chất lượng của chuyến tham quan, từ đó rút kinh nghiệm cho những chuyến tham quan khác. Theo kinh nghiệm, có hai loại bài có thể tổ chức dạy tại thực địa địa phương. Thứ nhất, những bài về lịch sử địa phương. Thứ hai, những bài học trong chương trình lịch sử dân tộc nói về một sự kiện lớn xảy ra ở địa phương như ở lịch sử lớp 9, bài 27 Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 - 1954) với Phong trào chống Pháp của nhân dân Lạng Sơn... * Nói chuyện lịch sử địa phương Hướng dẫn học sinh sưu tập tư liệu và biên soạn thành bài để trình bày trong những buổi nói chuyện lịch sử địa phương. Buổi nói chuyện có thể tiến hành trong những dịp có những ngày lễ kỉ niệm như ngày 22/12, 3/2, 10/3 Bài nói chuyện giúp các em biết cách lựa chọn và biên soạn tài liệu theo các chủ đề, những kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận, nhận xét, so sánh các vấn đề lịch sử. Mặt khác cũng rèn luyện khả năng lôi cuốn thu hút cảm hóa người nghe bằng những hiểu biết và cách diễn đạt súc tích gây ấn tượng và giàu tính thuyết phục của mình. Bên cạnh đó, ở trường nội trú, nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh có cơ hội tiếp cận thêm thông tin, nhà trường thường xuyên mời các chứng nhân lịch sử về nói chuyện tại đơn vị. Qua đó giúp các em hiểu hơn về những tấm gương sáng ngời cách mạng và quá khứ oai hùng của địa phương và bồi đắp tình cảm với quê hương. 3.6. Tích hợp giảng dạy lịch sử địa phương vào chương trình lịch sử cấp THCS Trong tiến trình lịch sử dân tộc, mọi sự kiện có ý nghĩa toàn quốc đều diễn ra ở một địa phương nhất định: nếu sự kiện ấy diễn ra ở địa phương mình thì khai thác về sự đóng góp của nhân dân địa phương vào diễn biến của sự kiện. Nếu không thì liên hệ sự kiện chung của lịch sử dân tộc đối với địa phương. Ví như, trong khi dạy phần lịch sử cách mạng của dân tộc cần liên hệ với sự kiện diễn ra ở Lạng Sơn có liên quan. Khi giảng dạy một tiết lịch sử địa phương cần gắn với lịch sử chung cả nước để học sinh nhận thấy sự thống nhất trong đa dạng của lịch sử dân tộc và những đóng góp của địa phương đối với phát triển lịch sử toàn quốc. Ví dụ, như đối với lịch sử cách mạng địa phương Lạng Sơn thì chiến dịch đường số 4 đi qua huyện Văn Lãng đã đóng góp vào thành công trong những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950) Ví dụ ở lịch sử lớp 9 bài 23. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong quá trình giảng dạy phần III. Giành chính quyền trong cả nước ta có thể giới thiệu về Cách mạng Tháng Tám thành công ở Lạng Sơn. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ Đảng và các Ban Việt Minh, từ tháng 4/1945 đến tháng 9/1945, quần chúng cách mạng đã lần lượt nổi dạy giành chính quyền ở châu Bắc Sơn, Bình Gia, Bằng Mạc, Tràng Định, Điềm He Tháng 8/1945, cách mạng thắng lợi hoàn toàn tại Ôn Châu, Hữu Lũng, Thất Khê, Thoát Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình, thị xã Lạng Sơn, Đình Lập (11/1945) Rạng sáng ngày 25/8/1945, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng các vùng lân cận từ nhiều ngả đường tiến vào thị xã Lạng Sơn. Nhân dân thị xã và các lực lượng cách mạng nhanh chóng chiếm các cơ quan địch, chiếm dinh tỉnh trưởng, buộc tỉnh trưởng Linh Quang Vọng phải đầu hàng Ngày 25/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh tổ chức mít tinh tuyên bố xóa bỏ chính quyền thực dân, phong kiến, công bố mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh tuyên bố ủng hộ Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành cuộc biểu dương lực lượng, quần chúng cách mạng đã diễu hành qua các phố. Cả Lạng Sơn tràn ngập trong không khí vui mừng thắng lợi của cách mạng tháng 8/1945. 3.7. Giảng dạy lịch sử địa phương gắn với cuộc sống thường ngày của học sinh trường nội trú Đối với học sinh người đồng bào trường dân tộc nội trú, phần lớn thời gian các em học tập và sinh hoạt tại nhà trường. Bởi vậy, ngoài giờ học, chúng ta có thể lồng ghép giảng dạy lịch sử địa phương, gắn với những gì gần gũi trong cuộc sống thường ngày của các em. Ví dụ, khi đặt tên cho các chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, ưu tiên sử dụng tên của các anh hùng dân tộc tại tỉnh Lạng Sơn như Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Tri. Tổ chức cho học sinh đi viếng và chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà bia tưởng niệm, các tượng đài của anh hùng liệt sĩ, viếng thăm và chăm sóc, nuôi dưỡng các anh hùng, các nhân vật, nhân chứng lịch sử gắn liền với lịch sử cách mạng địa phương; các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hướng dẫn cho các em sưu tầm một số tư liệu lịch sử địa phương liên quan đến chương trình học tập bộ môn lịch sử, sưu tầm những mẩu chuyện, những tư liệu về các nhân vật lịch sử ở quê hương. Tóm lại, để đạt được việc giảng dạy lịch sử địa phương thu hút học sinh tham gia một cách tự nguyện thì việc đổi mới phương pháp giảng dạy cũng như các hình thức giảng dạy là một vấn đề cấp thiết. Vì vậy trước hết để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cần: - Tổ chức bồi dưỡng các nội dung, phương pháp giảng dạy lịch sử thường xuyên cho giáo viên. - Đổi mới mạnh mẽ hơn phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương nhằm phát huy tính chủ dộng, sáng tạo của học sinh theo hướng tăng cường hoạt động của học sinh. - Các hình thức tổ chức dạy học cần được thay đổi đa dạng và phong phú hơn vượt ra khỏi phòng học gắn học với hành như: Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống - Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh trong sưu tầm, tiếp nhận tài liệu, phân tích sự kiện, liên hệ kiến thức quá khứ với hiện tại, thực hiện các loại bài tập thực hành có liên quan. 4. Kết quả thực hiện: Trong năm học vừa qua, nhờ áp dụng những biện pháp đồng bộ, tổ chức các hoạt động lồng ghép phong phú trong giáo dục bộ môn lịch sử nói chung, và phần lịch sử địa phương nói riêng đối với bộ môn lịch sử vì vậy chất lượng chung của nhà trường đã dẫn được nâng lên, điều đặc biệt là các em đã dần yêu thích môn học, năm được những kiến thức, những mốc lịch sử cơ bản của dân tộc và đặc biệt hứng thú với những dấu ấn, dấu tích lịch sử gắn liền với quê hương Lạng Sơn anh hùng Chất lượng giáo dục: Khối Sĩ số Khảo sát đầu năm 2013 - 2014 Kết quả giữa kỳ II Năm học 2013-2014 Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 6 56 9 16.1 34 60.7 13 23.2 15 26.8 35 62.5 6 10.7 7 52 13 25 28 53.8 11 21.2 16 30.8 28 53.8 8 15.4 8 49 8 16.3 32 65.3 9 18.4 12 24.5 30 61.2 7 14.3 9 48 10 20.8 25 52.1 13 27.1 10 20.8 27 56.3 11 22.9 Tổng 205 40 19.5 119 58 46 22.5 53 25.9 120 58.5 32 15.6 III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về ĐT, SKCTKT Giảng dạy lịch sử địa phương trong môi trường nội trú thật sự cần thiết, quan trọng trong kế hoạch giáo dục vì nó tạo ra điều kiện môi trường thống nhất với quá trình dạy học, để tiềm năng của mỗi cá nhân có cơ hội bộc lộ nhằm phát triển các phẩm chất, năng lực của mình. - Hầu hết các học sinh của tôi đều yêu thích lịch sử địa phương vì nó giúp các em hiểu hơn về con người và địa phương, tạo ra hứng thú học tập và giúp các em thêm yêu và tự hào về địa phương, quê hương đất nước. - Giảng dạy lịch sử địa phương có chất lượng đòi hỏi người giáo viên mất nhiều thời gian lên kế hoạch và tổ chức, giáo viên phải luôn bám sát cùng học sinh để hiệu quả được cao nhất. - Chương trình giảng dạy lịch sử địa phương ở bậc THCS hiện có rất nhiều nội dung phong phú, nhiều vấn đề lịch sử của địa phương hấp dẫn. Sự nhiệt huyết, đầu tư kỹ lưỡng của giáo viên trong từng bài giảng là yếu tố quan trọng nhất giúp HS thêm yêu thích và dành nhiều đam mê hơn cho môn học lịch sử nói chung cũng như lịch sử địa phương nói riêng. 2. Các đề xuất và khuyến nghị. - Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn, phương tiện hoạt động cho giáo viên và học sinh. - Đưa nội dung lịch sử địa phương vào nội dung kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì hoặc kì thi học sinh giỏi lịch sử để nâng cao sự quan tâm của thầy và trò, bên cạnh đó giúp thầy cô giáo đánh giá chính xác mức độ tiếp thu, thái độ học tập của học sinh để qua đó có hướng điều chỉnh nâng cao chất lượng giảng dạy. - Cần thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực,kĩ năng và phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương cho giáo viên; tổ chức các chuyên đề, hội thảo, hội giảng các tiết lịch sử địa phương. IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chương trình Trung học cơ sở, NXB Giáo dục, năm 2002. 2. Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn lịch sử cấp THCS của Sở Giáo dục& Đào tạo Lạng Sơn năm 2011. 3. Giáo trình lịch sử địa phương năm 2011 4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS, NXB Giáo dục, năm 2002. 5. Lịch sử Đảng bộ Tỉnh Lạng Sơn.

File đính kèm:

  • docSKKN Lich su dia phuong.doc
Giáo án liên quan