Nội dung tập huấn về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học

Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:

• Môi trường tự nhiên: bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước. Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.

• Môi trường xã hội: là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định. ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,. Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.

 

doc29 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 745 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nội dung tập huấn về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
¹t môc ®Ých chung. Chương 3: THỰC HÀNH A. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC NGÀY HỘI VỀ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC. Mục đích của ngày hội 1. Cải thiện hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường của học sinh. 2. Đảm bảo việc sử dụng và bảo quản tốt công trình vệ sinh trong trường học và gia đình, sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh. 3. Thúc đẩy sự quan tâm hỗ trợ tích cực của lãnh đạo địa phương, nhà trường, cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể để học sinh thực hành tốt và tham gia truyền thông về vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường trong trường học, tại gia đình và cộng đồng Chủ đề nội dung Thông điệp xuyên suốt của ngày hội là: * Chúng ta cùng nhau rửa tay bằng xà phòng * Chúng ta cùng nhau giữ nhà vệ sinh sạch sẽ * Chúng ta cùng nhau sử dụng nguồn nước sạch Để ngày hội đạt kết quả, Nhà trường tổ chức cho học sinh tìm hiểu và ôn lại các chủ đề sau: * Vệ sinh cá nhân: - Sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cá nhân - Vệ sinh thân thể: rửa tay, tửa mặt, tắm giặt.. * Vệ sinh môi trường: - Một số bệnh liên quan đến nước và điều kiện vệ sinh: Bệnh đường tiêu hoá, giun sán, bệnh do muỗi truyền, bệnh về mắt, ngoài da, cúm gia cầm. - Nước sạch và các loại hình cấp nước sạch, các dụng cụ chứa đựng nước và lấy nước. - Tiêu chuẩn nhà tiêu hợp vệ sinh và các loại hình nhà tiêu hợp vệ sinh - Cách sử dụng và bảo quản các loại nhà tiêu hợp vệ sinh. - Cách thu gom và xử lý rác, nước thải - Trách nhiệm của nhà trường và học sinh trong việc giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường ở trường học Hình thức hoạt động 1.Tại trường mần non và tiểu học: - Mít tinh chào mừng ngày hội. - Biểu diễn văn nghệ - Hái hoa dân chủ - Vẽ-xé-cắt-dán - Thực hành vệ sinh: Rửa tay sạch và dọn nhà vệ sinh 2. Tại trường THCS và THPT: Ngoài các nội dung trên, còn có thêm hoạt động: Diễn đàn Họp đánh giá, rút kinh nghiệm Toạ đàm giữa học sinh và lãnh đạo địa phương. Thời gian biểu các hoạt động Buổi sáng: - 6g45 – 7g00: Đón tiếp đại biểu - 7g00 – 7g30: Mít tinh chào mừng ngày hội - 7g35 – 8g20: Biểu diễn văn nghệ - 8g25 – 9g10: Hái hoa dân chủ - 9g15 – 9g30: Nghỉ giải lao - 9g30- 10g30: Tiến hành đồng thời các hoạt động sau: Vẽ-xé-cắt-dán; diễn đàn; thực hành vệ sinh - 10g30 – 11g00: Toạ đàm giữa đại diện học sinh THCS&THPT với lãnh đạo địa phương. Buổi chiều: - 14g00 – 15g00: Họp đánh giá, rút kinh nghiệm . V. Địa điểm tổ chức các hoạt động. 1. Các hoạt đông mít tinh, văn nghệ, hái hoa dân chủ tổ chức chung tại sân trường hoặc hội trường lớn. 2. Các hoạt động khác tổ chức tại các phòng họp hoặc lớp học, hoạt động thực hành dọn vệ sinh tại nhà vệ sinh. 3. Tất cả các địa điểm tổ chức hoạt động đều phải trang trí đẹp phù hợp với nội dung hoạt động B. THỰC HÀNH I. Hoạt động 1: “Làm ap phích tuyên truyền vè nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học”. 1. Yêu cầu: - Yêu cầu các nhóm hoàn thành 1 áp phích tuyên truyền về vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học. - Giải thích và thuyết trình cho sản phẩm của nhóm mình. - Yêu cầu sản phẩm: thu hút được người xem, có ý nghĩa tuyên truyền và giáo dục phù hợp với từng đối tượng học sinh của đơn vị mình. 2. Các bước tiến hành: * Bước 1: Chia lớp thành 9 nhóm: mỗi nhóm từ 7-9 người. - Lưu ý: mỗi cáp học có 2 đến 3 nhóm tuỳ theo số lượng của từng đơn vị. * Bước 2: Các nhóm làm quen và giới thiệu về nhóm mình, đặt tên cho nhóm mình, bầu trường nhóm, thư ký * Bước 3: Nhận dụng cụ từ Ban tổ chức, gồm: giấy Ao, bút (2 loại: xanh và đỏ), giấy màu, màu sáp, báo, keo dán, băng keo. * Bước 4: Các nhóm dùng những dụng cụ BTC cung cấp để hoàn thành sản phẩm của mình. * Bước 5: Đại diện các nhóm lên trình bày * Bước 6: Nhận xét của các nhóm khác * Bước 7: Ban giám khảo cho điểm để chọn 1 nhóm có sản phẩm tốt nhất để BTC trao phần thưởng. 3. Thời gian: - Thời gian hoàn thành sản phẩm: 30 phút - Thời gian thuyết trình và giải thích cho sản phẩm: 3-5 phút. II. Hoạt động 2: “ Thiết kế một kế hoạch tổ chức một chương trình hưởng ứng chương trình Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học” Yêu cầu: Các nhóm lên một kế hoạch hoạt động sẽ tổ chức cho học sinh tham gia hưởng ứng chương trình Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường trong trường học. Lưu ý: trong kế hoạch cần có: + Mục đích-yêu cầu. + Chủ đề- thông điệp xuyên suốt chương trình + Hình thức tổ chức. + Đối tượng tham gia-thể lệ vv Các bước tiến hành: * Bước 1: Chia lớp thành 9 nhóm: mỗi nhóm từ 7-9 người. - Lưu ý: mỗi cáp học có 2 đến 3 nhóm tuỳ theo số lượng của từng đơn vị. * Bước 2: Nhận dụng cụ từ BTC: Giấy Ao, bút. * Bước 3: Các nhóm tiến hành làm việc * Bước 4: Trình bày kế hoạch của nhóm * Bước 5: Nhận xét của các nhóm * Chọn kế hoạch phù hợp và mang tính khả thi nhất. Thời gian: Thời gian lên kế hoạch: 30 phút Thời gian trình bày: 5-7 phút PHỤ LUC Phụ lục 1 QUYẾT ĐỊNH số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Căn cứ Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày 0 7/ 11/ 1 989, Căn cứ nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, Căn cứ Quyệt định số 104/2000/ QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020, Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa ngày 24/12/1999; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều 3. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quyết định này. Điều 4. Các ông bà Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y tế, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Thứ trưởng Trần Chí Liêm TIÊU CHUẨN VỆ SINH NƯỚC SẠCH (ban hành kèm theo Quyết định số 09 / 2005 / QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế) I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ Nước sạch quy định trong tiêu chuẩn này là nước dùng cho các mục đích sinh hoạt cá nhân và gia đình, không sử dụng làm nước ăn uống trực tiếp. Nếu dùng trực tiếp cho ăn uống phải xử lý để đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. II. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các hình thức cấp nước sạch hộ gia đình, các trạm cấp nước tập trung phục vụ tối đa 500 người và các hình thức cấp nước sạch khác. III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Các tổ chức, cá nhân khai thác nguồn nước cung cấp cho hộ gia đình hoặc nguồn cấp nước cho cụm dân cư dưới 500 người sử dụng. 2. Khuyến khích tất cả cơ sở cấp nước và các hộ gia đình áp dụng Tiêu chuẩn Vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. IV. Bảng các giá trị tiêu chuẩn: Số TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính Giới hạn tối đa Phương pháp thử Mức độ kiểm tra (*) I. Chỉ têu cảm quan và thành phần vô cơ 1 Mầu sắc TCU 15 TCVN 6187-1996 (ISO 7887-1985) I 2 Mùi vị Không có mùi vị lạ Cảm quan I 3 Độ đục NTU 5 TCVN 6184-1996 I 4 pH 6.0 - 8.5 (**) TCVN 6194-1996 I 5 Độ cứng mg/l 350 TCVN 6224-1996 I 6 Amoni (tính theo NH4+) mg/l 3 TCVN 5988-1995 (ISO 5664-1984) I 7 Nitrat (tính theo NO2) mg/l 50 TCVN 6180-1996 (ISO 7890-1988) I 8 Nitrit (tính theo NO2) mg/l 3 TCVN 6178-1996 (ISO 6777-1984) I 9 Clorua mg/l 300 TCVN 6194-1996 (ISO 9297-1989) I 10 Asen mg/l 0.05 TCVN 6182-1996 (ISO 6595-1982) I 11 Sắt mg/l 0.5 TCVN 6177-1996 (ISO 6332-1988) I 12 Độ ô-xy hóa theo KMnO4 mg/l 4 Thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường I 13 Tổng số chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1200 TCVN 6053-1995 (ISO 9696-1992) II 14 Đồng mg/l 2 TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1986) II 15 Xianua mg/l 0.07 TCVN 6181-1996 (ISO 6703-1984) II 16 Florua mg/l 1.5 TCVN 6195-1996 (ISO 10359-1992) II 17 Chì mg/l 0.01 TCVN 6193-1996 (ISO 8286-1986) II 18 Mangan mg/l 0.5 TCVN 6002-1995 (ISO 6333-1986) II 19 Thủy ngân mg/l 0.001 TCVN 5991-1995 (ISO 5666/1-1983 ISO 5666/3-1989) II 20 Kẽm mg/l 3 TCVN 6193-1996 (ISO 8288-1989) II II. Vi sinh vật 21 Coliform tổng số vi khuẩn /100ml 50 TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990) I 22 E.coli hoặc Coliform chịu nhiệt vi khuẩn /100ml 0 TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990) I Giải thích: (*) Mức độ kiểm tra: a) Mức độ I: Bao gồm những chỉ tiêu phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng và kiểm tra ít nhất sáu tháng một lần. Đây là những chỉ tiêu chịu sự biến động của thời tiết và các cơ quan cấp nước cũng như các đơn vị y tế chức năng ở các tuyến thực hiện được. Việc kiểm tra chất lượng nước theo các chỉ tiêu này giúp cho việc theo dõi quá trình xử lý nước của trạm cấp nước và sự thay đổi chất lượng của các hình thức cấp nước hộ gia đình để có biện pháp khắc phục kịp thời. b) Mức độ II: Bao gồm các chỉ tiêu cần trang thiết bị hiện đại để kiểm tra và ít biến động theo thời tiết. Những chỉ tiêu này được kiểm tra khi: - Trước khi đưa nguồn nước vào sử dụng. - Nguồn nước được khai thác tại vùng có nguy cơ ô nhiễm các thành phần tương ứng hoặc do có sẵn trong thiên nhiên. - Khi kết quả thanh tra vệ sinh nước hoặc điều tra dịch tễ cho thấy nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm. - Khi xảy ra sự cố môi trường có thể ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh nguồn . nước. - Khi có nghi ngờ nguồn nước bị ô nhiễm do các thành phần nêu trong bảng tiêu chuẩn này gây ra. - Các yêu cầu đặc biệt khác. 2. (**) Riêng đối với chỉ tiêu pH: giới hạn cho phép được quy định trong khoảng từ 6,0 đến 8,5./. KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ Thứ trưởng Trần Chí Liêm

File đính kèm:

  • docTap huan nuoc sach ve sinh moi truong.doc
Giáo án liên quan