Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp trả bài kiểm tra tâp làm văn

Trong chương trình ngữ văn THCS phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp trí thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỹ năng nói – hiểu – khái quát văn bản. Bản thân hoạt động giờ tập làm văn là một giờ hoạt động tích hợp. Tích hợp tri thức văn bản, đọc – hiểu tiếng việt vào việc tạo lập các văn bản mới. Trong các giờ hoạt động tập làm văn thì thực hành là trọng tâm. Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết, thực hành làm văn bản. Bên cạnh đó giờ trả hài viết cũng không kém phần quan trọng. Thông quan giờ trả hài học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn về kiến thức thể loại tập làm văn, tự đánh giá về khả năng viết bài của mình, rèn luyện kỹ năng làm bài, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liện kết câu, liên kết đoạn . . . Hiểu thì như vậy nhưng trong tình hình thực tế hiện nay khi thực hiện giờ trả bài kiểm tra, tôi nhận thấy nhiều giáo viên còn rất lúng túng, không biết thực hiện như thế nào, theo trình tự nào ? các bước nào cho hợp lý.

 

doc7 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp trả bài kiểm tra tâp làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHƯƠNG PHÁP TRẢ BÀI KIỂM TRA TÂP LÀM VĂN A/ ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình ngữ văn THCS phân môn tập làm văn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp trí thức cơ bản về các kiểu văn bản, hình thành các kỹ năng nói – hiểu – khái quát văn bản. Bản thân hoạt động giờ tập làm văn là một giờ hoạt động tích hợp. Tích hợp tri thức văn bản, đọc – hiểu tiếng việt vào việc tạo lập các văn bản mới. Trong các giờ hoạt động tập làm văn thì thực hành là trọng tâm. Xây dựng bài qua thực hành, thực hành nhận biết, thực hành làm văn bản. Bên cạnh đó giờ trả hài viết cũng không kém phần quan trọng. Thông quan giờ trả hài học sinh có điều kiện hiểu sâu hơn về kiến thức thể loại tập làm văn, tự đánh giá về khả năng viết bài của mình, rèn luyện kỹ năng làm bài, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, liện kết câu, liên kết đoạn . . . Hiểu thì như vậy nhưng trong tình hình thực tế hiện nay khi thực hiện giờ trả bài kiểm tra, tôi nhận thấy nhiều giáo viên còn rất lúng túng, không biết thực hiện như thế nào, theo trình tự nào ? các bước nào cho hợp lý. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy nhiêu năm liền lại có điều kiện dự giờ các thầy cô dạy văn ở hầu hết các trường trên địa bạn thành phố cà mau. Tôi rút ra một cách nhìn nhận chung là các tiết trả bài viết chưa thống nhất với nhau. Mỗi giáo viên thực hiện một kiểu theo cách hiểu riêng của mình. Từ thực tế đó nay tôi quyết định đưa ra chuyên đề “ PHƯƠNG PHÁP TRẢ BÀI KIỂM TRA TẬP LÀM VĂN” nhằm giúp cho giáo viên có một định hướng tốt hơn để giờ dạy đạt hiệu quả cao hơn. B/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I/ Khâu chuẩn bị : Để giờ hoạt động trả bài đạt hiệu quả cao. Trước tiên người giáo viên phải thực hiện khâu chuẩn bị, chuẩn bị ở đây có nghiã là : - Chấm bài toàn bộ học sinh của lớp mình sau khi ác em đã viết bài (có cách chấm điểm và lời phê rõ ràng trên giấy kiểm tra của học sinh) - Sau đó hình thành giáo án tiết trả bài. II/ Các bước thực hiện : Nội dung giờ trả bài được thực hiện bằng các bước sau : 1/ Bước 1 : Giáo viên chép đề lên bảng, học sinh ghi vào vở của mình 2/ Bước 2 : Hướng dẫn học sinh phân tích đề : - Trước tiên gọi học sinh đọc đề trên bảng, gạch dưới những từ quan trọng trên đề bài. - Sau đó học sinh chỉ ra yêu cầu về hình thức thể loại và nội dung của đề bài. - Đề thuộc thể loại nào ? (tự sự, miêu tả, thuyết minh hay nghị luận), có thể cho học sinh nhắc lại lý thuyết thể loại mà học sinh vừa tìm ra chẳng hạn như nghị luận về bài thơ đoạn thơ là gì ? để từ đó học sinh vận dụng lý thuyết và thực hiện bài viết của mình tránh lạc đề làm sang thể loại khác. + Nội dung đề bài cần làm sáng tỏ là vấn đề gì ? * Ví dụ : Tình đồng chí, đồng đội là tình cảm cao đẹp của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống pháp. Em hãy phân tích bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được điều đó. - Gạch dưới từ ngữ quan trọng - Thể loại : Nghị luận về một bài thơ. - Nội dung : Làm sáng tỏ tình đồng chí đồng đội của những người lính trong bài thơ “ Đồng chí” 3/ Bước 3 : Lập dàn ý Dàn ý của bài văn bao giờ cũng có bố cục ba phần : Mở bài – Thân bài – Kết luận. Đây là một bước không thể thiếu được trong giờ trả bài, là khâu rất quan trọng giúp học sinh thông qua đó để dánh giá về bài làm của minh đúng hay sai thừa ý hay thiếu ý . . . từ đó để học sinh đối chiếu bài làm của mình với cách chấm chữa của giáo viên trên bài kiểm tra. Tùy theo thời gian của tiết học giáo viên có thể lập dàn ý đại cương hay dàn ý chi tiết. - Phần này có thể cho học sinh thảo luận xây dựng dàn ý chung. - Giáo viên nhận xét và bổ sung hoàn chỉnh dàn ý và các yêu cầu cần đạt của đề bài. * Lưu ý vì thời gian có hạn giáo viên có thể chuẩn bị trước dàn ý trên bảng phụ ở nhà. Sau khi học sinh thảo luận trả lời giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh dàn ý bằng cách treo bản phụ lên phần nội dung để học sinh dễ trực quan nhận biết (tùy theo tình hình thực tế lớp học, giáo viên có thể vận dụng sao cho linh hoạt phù hợp với thời gian) 4/ Bước 4 : Nhận xét đánh giá ưu điểm và khuyết điểm. Cả hai mặt ưu, khuyết điểm đánh giá chung ở các nội dung sau đây. * Về nội dung : - Bài viết thể hiện đúng yêu cầu về thể loại chưa ? - Các ý về nội dung của đề bài thế nào ? - Có sự kết hợp của các yếu tố (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận . . . ) chưa ? * Về hình thức : cần nhận xét - Bố cục ba phần của (văn bản) bài văn. - Chữ viết, cách trình bày, sắp xếp ý. - Lỗi chính tả : + Dùng từ + Đặt câu + Dựng đoạn + Liên kết câu, liên kết đoạn * Lưu ý : Một giáo viên có thể dạy nhiều lớp, mỗi lớp thể hiện ưu khuyết điểm khác nhau. Vì vậy khi chuẩn bị giáo án mục nhận xét đánh giá giáo viên phải soạn riêng cụ thể từng lớp không nên nhập chung lại một nhận xét. 5/ Bước 5 : Chữa lỗi chính tả - Dùng từ : Do đặc điểm cách phát âm của mỗi vùng miền khác nhau. Học sinh thường sử dụng văn nói vào văn viết. Riêng học sinh Miền Nam – Trung bộ luôn sử dụng từ sai lẫn lộn phụ âm và dấu câu : Dấu hỏi dấu ngã, lẫn lộn phụ âm d–v, r–g, t–c, tr–ch hoặc sai những chữ có nhiều nguyên âm : ng–ngh; g–gh . . . - Đặt câu : Học sinh thường ít khi chú ý cách chấm câu ngắt câu ; sử dụng câu không đúng ngữ pháp. Câu trong bài văn viết thường phải đảm bảo đầy đủ các thành phần chủ ngữ và vị ngữ ( c – v). Hạn chế sử dụng câu đặc biệt. Câu đặc biệt sử dụng trong những bài văn có yêu cầu đối thoại, độc thoại. - Dựng đoạn : Bài văn viết hoàn chỉnh thường được cấu tạo bởi nhiều đoạn văn, mỗi đoạn văn thường thể hiện một nội dung trọn vẹn. Do đó cần phân chia các đoạn văn rõ ràng hợp lý. - Liên kết câu liên kết đoạn văn : Khi thực hiện bài viết hoàn chỉnh trọn vẹn cần chú ý đến khâu liên kết câu và liên kết đoạn văn. Liên kết là làm cho đoạn văn, bài văn liền mạch với nhau một cách hợp lý. Liên kết là nối câu với câu, đoạn với đoạn. Ta có thể sử dụng cách liên kết bằng nhiều hình thức khác nhau. + Liên kết về nội dung ý nghĩa gồm có : ØLiên kết chủ đề. Ø Liên kết ý nghĩa. + Liên kết hình thức : Sử dụng nhiều hình thức khác nhau. Ø Sử dụng phép nối. Ø Sử dụng phép thế. Ø Sử dụng phép lặp từ ngữ. Ø Sử dụng phép đồng nghĩa, gần nghĩa, trái nghĩa. Ø Sử dụng từ liên tưởng. Ø Sử dụng từ mang tính tổng kết, tổng quát. * Lưu ý : Khi chữa lỗi chỉnh tả giáo viên không nên nêu lỗi cụ thể của bất cứ học sinh nào trước lớp, tránh gây tự ái cho học sinh. 6/ Bước 6 : Biểu dương những bài văn hay (viết rõ ràng, có dẫn dắt, giới thiệu, cách dùng từ đặt câu, dựng đoạn, liên kết đoạn chính xác, có cách kể riêng, làm bài sáng tạo . . . ) để học sinh thêm phần tự tin và hứng thú. * Thống kê tỉ lệ điểm cụ thể. Giáo viên đọc tỉ lệ điểm chung cho cả lớp nghe. Điểm Lớp 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 9A 9B 7/ Bước 7 : Phát bài cho học sinh - Nên dành thời gian cho học sinh đọc lại bài của mình tại lớp (đọc thầm, đọc hiểu) - Có thể cho học sinh nêu thắc mắc những chỗ chưa hiểu để giải đáp bổ sung kiến thức đầy đủ hơn. C/ KẾT QUẢ Trên đây là những bước thực hiện cơ bản trong giờ trả bài kiểm tra tập làm văn đã được tôi vận dụng trong thực tế giờ dạy của mình. Tôi nhận thấy kết quả đạt được rất khả quan. Đảm bảo yêu cầu của giờ dạy. Học sinh viết bài có sự tiến bộ rõ ràng. Từ tiết trả bài học sinh thấy được sự thiếu sót của mình cần phải sửa chữa khắc phục. Do đó bài sau hay hơn bài trước Ví dụ : Ở lớp 9A năm học 2007 – 2008 Bài viết số 1 Bài viết số 2 Giỏi Giỏi Khá Khá TB TB Yếu Yếu Kém Kém - Đây chỉ là ý kiến của riêng mình. Tôi mong rằng sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để phương pháp này ngày càng hoàn thiện hơn, sử dụng thống nhất và rộng rãi hơn. .., ngày 10 tháng 06 năm 2008 NGƯỜI VIẾT ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường THCS Tuân Đạo CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT LẠC SƠN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

File đính kèm:

  • docSSKN_PP tra bai TLV.doc
Giáo án liên quan