Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh Lớp 9 - Bùi Thanh Hải

Nói đến bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn là nói đến một vấn đề mang tính chiến lược trong quá trình dạy- học văn chương. Bản thân mỗi tác phẩm văn chương đã có khả năng tạo cho người đọc sức hấp dẫn để rồi bằng nhiều con đường, người ta được tìm hiểu về nó. Với mỗi học sinh lơp 9 THCS, đặt ra vấn đề bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ văn không phải là sớm nhưng cũng không thể nói là muộn. Kể từ khi các em chưa đến trường các em đã được tiếp xúc và cảm thụ các tác phẩm văn chương. Nghe một truyện cổ tích, đọc theo người lớn một bài thơ, nghe một người “ngâm” thơ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi đến trường cùng với việc đọc, học bài học ở trường các em còn tiếp tục được cảm nhận, thưởng thức văn chương qua những sinh hoạt tập thể của Đội - Đoàn, đoc báo, diễn thơ trong hoạt động văn nghệ, nghe nói chuyện về thơ. Nhưng ở đây, điều tôi muốn nói đến thiên về những việc làm của Thầy và Trò trong quá trình chuẩn bị và thực hiên đọc- hiểu văn bản thơ trữ tình. Làm thế nào để qua một bài dạy - học thơ có thể góp thêm một kinh nghiệm để rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho các em. Hay nói cách khác những việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm diễn ra trước, trong và sau tiết bài dạy- học đọc - hiểu văn bản thơ trữ tình. Đây là những việc làm khó.

doc11 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình hiện đại cho học sinh Lớp 9 - Bùi Thanh Hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh đọc trước ở nhà. Đọc và hình dung cảnh “Bếp lửa” quê hương có Bà tần tảo nắng mưa, có Bà chăm chút cháu, có Bà gắn liền bên “Bếp lửa”. Đến lớp, cô giáo bằng giọng đọc truyền cảm của mình, đọc mẫu cho học sinh đoạn thơ đầu: “Một bếp lửa chờn vờn sống mũi còn cay”, sau đó hướng dẫn học sinh đọc và đọc tiếp trong quá trình phân tích. Kết hợp đọc của thầy, đọc của trò, học sinh đã có những cảm nhận bước đầu về bài thơ theo đúng hướng. Với những bài thơ khác như bài “Đồng chí ”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Mùa xuân nho nhỏ”, “Viếng lăng Bác” là những bài thơ được phổ nhạc hoặc có liên quan đến bài ca nào đó thì bên cạnh việc hướng dẫn đọc, tôi còn hướng dẫn cho các em sưu tầm, nghe băng đĩa nhạc, xem băng đĩa hình để giúp các em tái hiện hình tượng một cách dễ dàng hơn. b. Cùng với rèn kĩ năng đọc, tái hiện là rèn luyện kĩ năng phát hiện và bình giá các dấu hiệu nghệ thuật. Nói đến thơ là nói đến chất thơ, lời thơ. Điều đáng chú ý đầu tiên của hình thức nghệ thuật trong thơ là nhịp điệu. Thơ là văn bản được tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ. Nhịp điệu thơ được tổ chức đặc biệt để thể hiện nhịp điệu tâm hồn, nhịp điệu cảm nhận thế giới một cách thầm kín. Nhịp điệu được tạo ra bởi sự trùng điệp: Trùng điệp của âm vận, trùng điệp ở nhịp, ở ý thơ, câu thơ hoặc bộ phận của câu thơ. Ví dụ như dạy - học bài “Mùa xuân nho nhỏ”, phải hướng học sinh chú ý đến nhịp điệu dồn dập, hối hả trong bài thơ để thấy được khí thế vào xuân tưng bừng nhộn nhịp của mùa xuân đất nước. Đặc biệt trong đoạn: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Cùng với nhịp điệu là hình ảnh. Hình ảnh trong thơ trực tiếp truyền đạt sự cảm nhận thế giới một cách chủ quan. Hình ảnh thơ thường gợi sự ngâm ngợi và liên tưởng. Hình ảnh trong thơ là yếu tố được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau (có khi là những nhân tố trực tiếp của nội dung, là bức tranh nhỏ của cuộc sống, có khi có được qua sự so sánh). Khi dạy các bài thơ trữ tình, cần cho học sinh phát hiện và phân tích các hình ảnh, giá trị biểu đạt của các hình ảnh để các em cảm thụ nội dung đầy đủ hơn. Còn rất nhiều điều các em cần phải phát hiện và phân tích nữa như: ngôn ngữ, các biện pháp tu từ, kết cấu. Trong phạm vi thời gian của từng tiết học, dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua mỗi bài sẽ củng cố, rèn luyện thêm cho các em. Bằng hệ thống câu hỏi hướng dẫn, bằng phương pháp gợi tìm, nghiên cứu kết hợp với quá trình truyền cảm thụ của giáo viên và với tính tích cực được phát huy, các em sẽ có được kết quả cảm thụ tốt hơn. c. Để cho những cảm nhận được kiểm nghiệm, để cho những câu thơ, bài thơ hay sống mãi trong cảm nhận của các em thì chỉ đọc, tìm hiểu chưa gọi là đủ. Các em còn phải biết thể hiện, trình bày cảm nhận của mình. Kết thúc quá trình dạy - học trên lớp với một tác phẩm trữ tình không phải là hết mà các em cần tiếp tục “suy ngẫm”, “nhấm nháp”, “thưởng thức”. Sau mỗi bài học, giáo viên cần ra những bài tập rèn luyện kĩ năng cảm thụ cho học sinh để các em tự trình bày những điều mà các em đã thu nhận được. Thông thường, phần luyện tập của mỗi tiết bài đọc - hiểu đều có bài tập. Thiết nghĩ không nên yêu cầu học sinh làm ngay tại lớp những bài tập cảm thụ mà nên để cho học sinh “thấm” bài học rồi về nhà làm bài tập viết đoạn thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của mình. Ví dụ: Khi dạy xong bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên, tôi yêu cầu các em làm bài tập cảm thụ. Bài tập 1: (Cho những học sinh đối tượng trung bình) Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về những lời hát ru? Bài tập 2: (cho học sinh đối tượng khá hơn). Suy nghĩ của em về tấm lòng người mẹ qua hai câu thơ: Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con. Với cả hai bài tập, hai đối tượng sau khi đã đọc, hiểu bài thơ đều đã viết được những đoạn văn thể hiện cảm nhận của mình về lời hát ru (lời hát ru gắn với tuổi thơ bên vành nôi và lời hát ru thể hiện tình cảm của người mẹ, lời hát ru theo con, tiếp sức cho con; mẹ là nguồn tình cảm vô tận đối với con , tình thương của mẹ giành cho con không gì sánh được). Nói tóm lại: Việc rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh thông qua những bài thơ trữ tình, đặc biệt là những bài thơ hiện đại ở lớp 9 là rất có ưu thế. Nhưng việc tổ chức biện pháp rèn luyện và nội dung rèn luyện là cả một quá trình đầy những khó khăn, nhất là với những bài chỉ dạy trong một tiết. Để việc rèn kĩ năng có hiệu quả, khâu chuẩn bị bài học phải thật chu đáo. Khâu tiếp xúc với tác phẩm phải bằng nhiều con đường và tác động nhiều phía. Về nội dung công việc trong tiết dạy - học rèn luyện kĩ năng phải dựa trên cơ sở những nguyên tắc, phương pháp bộ môn. Người giáo viên cần khéo léo khơi gợi hứng thú, có hệ thống câu hỏi xoáy vào những yếu tố trọng tâm và đặt ra những yêu cầu vừa sức để học sinh từng bước cảm thụ tác phẩm. Điều quan trọng là mỗi cá nhân học sinh phải thật sự có ý thức, có tình yêu đối với tác phẩm và chủ động tìm hiểu thì việc rèn kĩ năng sẽ đạt được kết quả trọn vẹn hơn. d. Sau đây là một vài việc làm trong một tiết bài cụ thể Bài “Nói với con” của Y Phương . “Nói với con” của Y Phương là một bài thơ nằm trong cảm hứng phổ biến là lòng thương yêu con cái, mong muốn thế hệ sau nối tiếp xứng đáng, phát huy truyền thống của tổ tiên, quê hương vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam từ bao đời nay. ở bài thơ, Y Phương đã có một cách nói xúc động của riêng mình. Hình thức người cha tâm tình, dặn dò đối với con đã đem lại cho bài thơ giọng điệu thiết tha trìu mến, ấm áp và tin cậy. Với bài thơ này khi dạy – học, để rèn luyện kỹ năng cảm thụ cho học sinh, tôi đã tiến hành một số việc làm ở một số “công đoạn” như sau: Để tạo hứng thú tìm hiểu bài thơ, khi hướng dẫn chuẩn bị bài tôi tiến hành đọc trước một lần. Với giọng đọc mẫu truyền cảm, tôi gợi cho học sinh hứng thú nghe. Để các em thích đọc, tôi có giảng giải cho các em đôi điều sơ lược về cách nói của đồng bào miền núi - xoá dần cho các các em cảm giác “bài thơ này trúc trắc, khó đọc”, sau đó tôi giao nhiệm vụ cụ thể: đọc thầm 2 - 3 lần, đọc to 2 - 3 lần (ở nhà). Nếu có thể đọc theo trí nhớ 1 - 2 lần (ở lớp) và đọc thuộc lòng khi học xong bài. Và khi dạy - học trên lớp, tôi có cho điểm đọc. Vì thế học sinh, đầu tiên là quyết tâm đọc để có điểm cao, sau đó là học thuộc và thích đọc bài thơ. Cũng để tạo hứng thú, trong giờ học tôi kể chuyện cho các em về cuộc sống của đồng bào miền núi (vốn quen thuộc với các em). Vì thế các em biết đựơc sâu hơn về cuộc sống sinh hoạt của người miền núi, giúp các em hiểu cách tư duy của đồng bào miền núi, hiểu các câu thơ trong bài, không ngỡ ngàng khi tìm hiểu tác phẩm. Khi hướng dẫn các em tìm hiểu bài thơ, tôi gợi ý cho các em tìm hiểu: “Nói với con” là khúc tâm tình của người cha dặn dò con, thể hiện lòng thương yêu con của người miền núi mong muốn con phát huy truyền thống của quê hương. Nội dung này được gắn với nội dung bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” để các em so sánh, đối chiếu hiểu thêm về sinh hoạt của các dân tộc ít người và niềm ước mong của họ, tạo điều kiện cho các em hình thành cảm xúc tự hào, ý nguyện phát huy truyền thống của cha ông. Hoặc khi phân tích đoạn đầu của bài thơ - tôi gợi ý cho các em phân tích hình ảnh cụ thể gợi không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc mà ở đó cha mẹ chăm chút con, thể hiện niềm vui trên từng bước đi của con “Một bước chạm tiếng nói, hai bước tới tiếng cười ”, giúp các em hiểu và có thêm tình yêu gia đình và tự hào với gia đình hạnh phúc. Để các em có kĩ năng phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ của bài thơ, tôi yêu cầu các em ôn lại các biện pháp điệp ngữ, so sánh để tìm hiểu tác dụng của chúng trong đoạn thơ; các câu hỏi tập trung khai thác về cách nói giàu hình ảnh, phóng khoáng và cụ thể, vừa giàu sức khái quát, vừa mộc mạc giàu chất thơ, giọng điệu thiết tha trìu mến và sau khi học xong bài thơ, tôi yêu cầu các em học sinh suy nghĩ làm bài tập về nhà. c. Kết quả đạt được Qua quá trình dạy - học các tiết bài về tác phẩm thơ trữ tình, với những nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện như trên, tôi đã đạt được kết quả cụ thể là: 1. Kỹ năng đọc diễn cảm. Cho đến nay học sinh hai lớp 9A, 9B, 9C tôi phụ trách đã đạt được những kết quả về kĩ năng đọc là: Nội dung đọc Lớp Lớp 9A Lớp 9B Lớp 9C - Đọc đúng (ngữ điệu, câu, nhịp thơ) - Đọc thể hiện tình cảm - đọc sáng tạo 18/26 15/26 22/27 17/227 18/25 12/25 2. Kĩ năng phát hiện, phân tích dấu hiệu nghệ thuật Nội dung Lớp Lớp 9A Lớp 9B Lớp 9C - Biết phát hiện các hình ảnh. - Biết nhận xét, đánh giá - Biết trình bày cảm nhận về đoạn thơ, bài thơ 16/26 12/26 15/26 16/27 15/27 14/27 12/25 11/25 13/25 * Bài học rút ra từ quá trình rèn luyện kĩ năng cảm thụ trên là: 1. Người giáo viên dạy thơ phải yêu thơ, ham thích tìm hiểu và có kĩ năng tìm hiểu, phân tích bình giá thơ và phải có kế hoạch cụ thể để hướng dẫn cho các em. 2. Người giáo viên phải khéo léo tác động vào tình cảm của các em, khơi dậy những tình cảm có sẵn cho các em, tạo điều kiện cho các em nâng cao năng lực cảm thụ và trong quá trình dạy – học; phải có kĩ năng hướng dẫn từng bước cho học sinh. 3. Sự kết hợp hài hoà giữa chủ động của học sinh với hướng dẫn chu đáo của giáo viên là điều kiện tất yếu dẫn đến kết quả. 4. Thời lượng quy định trên lớp là bắt buộc song rất ít, cần giành thời gian ngoại khoá để rèn kĩ năng cho các em. Rèn kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh là việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học văn chương, nhất là dạy tác phẩm trữ tình. Bám sát đặc trưng bộ môn, quán triệt các nguyên tắc dạy học, vận dụng phương pháp đổi mới, tăng cương tính tích hợp, tích cực trong quá trình dạy học là những giải pháp thiết thực để thực hiện rèn kĩ năng . Bước đầu những tiết dạy với những nội dung và biện pháp trên, tôi đã thu được kết quả song còn rất hạn chế. Trong quá trình dạy học những năm sau tôi sẽ tiếp tục bổ sung, rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả tốt hơn. Tuân Đạo, tháng 5 năm 2010 Người thực hiện Bùi Thanh Hải

File đính kèm:

  • docSKKN Van 9 Nam 2009-2010(Hai).doc