-Thông qua giờ ôn tập cho HS củng cố các kiến thức, kĩ năng đã được học.
-Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
-Bước đầu biết vận dụng vào cuộc sống, tăng thêm tình yêu lao động , thích thú học tập. Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
- Gv nghiên cứu sơ đồ tổng kết và các câu hỏi trong SGk.
- Học sinh học bài, ôn lại kiến thức từ đầu HKII đến tiết 50.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2432 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 51: ôn tập học kỳ II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 36 Tiết: 51 Ngày soạn: 5/5/2014
Tiết 51: ÔN TẬP HỌC KỲ II
I.Mục tiêu:
-Thông qua giờ ôn tập cho HS củng cố các kiến thức, kĩ năng đã được học.
-Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp kiến thức.
-Bước đầu biết vận dụng vào cuộc sống, tăng thêm tình yêu lao động , thích thú học tập. Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
Gv nghiên cứu sơ đồ tổng kết và các câu hỏi trong SGk.
Học sinh học bài, ôn lại kiến thức từ đầu HKII đến tiết 50.
III.Tiến trình dạy học:
1.Ổn định: 1 ph
2.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
3.Bài mới: 37 ph
GV dựa vào sơ đồ tổng kết và các câu hỏi trong SGK hướng dẫn HS ôn tập tập trung vào trọng tâm:
*Các câu hỏi ôn tập:
Phần : Chăn nuôi
Câu 1: Nêu khái niệm thức ăn vật nuôi. Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ đâu ? Cho VD.
Câu 2: Kết quả sự tiêu hoá thức ăn vật nuôi. Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi.
Câu 3:Nêu các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi và ví dụ cụ thể đối với từng trường hợp.
Câu 4: Dựa vào thành phần dinh dưỡng, hãy phân loại thức ăn vật nuôi. Áp dụng phân loại các loại thức ăn sau: bột cá Hạ Long (46% protein), khô dầu lạc (40%protein), rơm lúa (>30% chất xơ), hạt ngô (69% gluxit).
Câu 5: Nêu tầm quan trọng của chuồng nuôi. Tiêu chuẩn của chuồng nuôi hợp vệ sinh.
Câu 6:Phương châm của vệ sinh trong chăn nuôi là gì ? Thực hiện phương châm này mang lại lợi ích như thế nào ?
Câu 7: Nêu một số đặc điểm phát triển cơ thể của vật nuôi non. Với những đặc điểm đó, cần chăm sóc loại vật nuôi này như thế nào ?
Câu 8: Bệnh ở vật nuôi là gì ? Hậu quả ? Hãy phân biệt bệnh không truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm.
Câu 9: Văc-xin là gì ? Thế nào là văc-xin nhược độc, văc-xin chết? Nêu tác dụng của văc-xin và những lưu ý khi sử dụng.
Phần : Thủy sản
Câu 10: Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản ? Bón phân hữu cơ và vô cơ vào trong nước nhằm mục đich gì ?
Câu 11: vẽ sơ đồ tóm tắt mối quan hệ về thức ăn của tôm, cá. Qua sơ đồ cho biết muốn tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên cho tôm, cá ta cần làm gì ?
Câu 12: Trình bày tóm tắt một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản ?
*Gợi ý, chỉ dẫn trả lời
Phần : Chăn nuôi
Câu 1: -Khái niệm thức ăn v/n: Thức ăn vật nuôi là những nguyên liệu có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật và chất khoáng mà có chứa các chất dinh dưỡng ở dạng có thể hấp thu được và không gây hại cho sức khoẻ vật nuôi, chất lượng sản phẩm của chúng.
-Nguồn gốc thức ăn vật nuôi: xem mục I, bài 37.
Câu 2:+Kết quả sự tiêu hoá thức ăn vật nuôi:
-Nước hấp thụ qua vách ruột vào máu
-Protein hấp thụ dưới dạng các axitamin.
-Lipit hấp thụ dưới dạng glyxerin và axit béo.
-Gluxit hấp thụ dưới dạng đường đơn.
-Muối khoáng hâp thụ dưới dạng ion hóa
-Vitamin hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
+Vai trò của thức ăn đối với vật nuôi: (xem bài tập điền từ mucII-SGK trang 103, bài 38)
Câu 3: Dựa vào sơ đồ hình 66-SGK –tr105 để trả lời. VD:
Phương pháp xử lí nhiệt: ví dụ cụ thể như: rang hạt đậu tương, hấp hạt đậu tương...
Câu 4: dựa vào mục I, bài 40(sản xuất thức ăn vật nuôi)-SGK để trả lời. Phần bài tập áp dụng chính là bảng phân loại thức ăn (SGK-trang 107) đã hoàn thành trong tiết dạy. Cụ thể:
+Thức ăn giàu Prtein: bột cá Hạ long, khô dầu lạc
+Thức ăn giàu gluxit: Hạt ngô(bắp)
+Thức ăn thô: rơm lúa.
Câu 5: -Tầm quan trọng của chuồng nuôi: phần hoàn thành bài tập mục I.1 –SGK tr116
-Tiêu chuẩn chuồng nuôi hợp vệ sinh: sơ đồ 10 – SGK tr 116.
Câu 6: -Phương châm: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
-Thực hiện phương châm này mang lại lợi ích: Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt để vật nuôi không mắc bệnh, cho năng suất cao sẽ kinh tế hơn là phải dùng thuốc để chữa bệnh. Nếu để bệnh tật xảy ra mới can thiệp sẽ rất tốn kém hiệu quả kinh tế thấp.
Câu 7:
-Đặc điểm của cơ thể vật nuôi non: sơ đồ hình 72, bài 45, SGK tr 119
-Chăm sóc vật nuôi non:
+Nuôi vật nuôi mẹ tốt
+Giữ ấm cho cơ thể, cho bú sữa đầu
+Tập cho vật nuôi non ăn sớm
+Cho vật nuôi non vận động, giữ vệ sinh, phòng bệnh cho vật nuôi non.
Câu 8: -Bệnh ở vật nuôi:nêu khái niệm về bệnh.
-Hậu quả: vật nuôi bị bệnh thì hạn chế khả năng thích nghi, làm giảm khả năng sản xuất và giá trị kinh tế của vật nuôi.
-Phân biệt bệnh không truyền nhiễm và bệnh truyền nhiễm:
+Bệnh truyền nhiễm: do vi sinh vật gây ra, lây lan nhanh thành dịch bệnh, gây tổn thất nghiêm trọng do chết hàng loạt vật nuôi.
+Bệnh không truyền nhiễm: không do vi sinh vật gây ra, không lây lan, không làm chết nhiều vật nuôi.
Câu 9:*Vắcxin là gì?
Trả lời: văcxin là chế phẩm sinh học , được chế từ mầm bệnh gây ra bệnh mà ta muốn phòng.
*Phân biệt văc-xin nhược độc và văc-xin chết:
+Văc-xin nhược đôc: Là mầm bệnh bị làm yếu đi => tạo ra vắc xin nhược độc
+ Văc-xin chêt: Là mầm bệnh bị giết chết => vắc xin chết
*Cơ chế tác dụng của văcxin: dựa vào bài tập điền từ mục I2-SGK để trả lời.
Đáp án bài tập điền từ như sau:
“Khi đưa vắcxin vào cơ thể vật nuôi khỏe mạnh (bằng phương pháp tiêm, nhỏ, chủng), cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Khi bị mầm bệnh xâm nhập lại, cơ thể vật nuôi có khả năng tiêu diệt mầm bệnh, vật nuôi không bị mắc bệnh gọi là vật nuôi có khả năng miễn dịch.”
*Những điểm cần lưu ý khi sử dụng văcxin: dựa vào thông tin mục II để tra lời.
Phần : Thủy sản
Câu 10: -Đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản: phần I, bài 50 – SGK tr 133
- Bón phân hữu cơ và vô cơ vào trong nước nhằm mục đich: cải tạo đất đáy ao. Khi đất đáy ao đã được cải tạo thì sẽ đủ thức ăn cho sinh vật sống trong nước, từ đó làm cho các sinh vật trong nước là thức ăn của tôm, cá (như thực vật thuỷ sinh, thực vật đáy, động vật phù du, động vật đáy...) phát triển ànguồn thức ăn của tôm, cá sẽ được dồi dào.
Câu 11: -Vẽ sơ đồ 16, phần II, bài 52 “Thức ăn của động vật thuỷ sản”, SGK tr142.
-Để tăng cường nguồn thức ăn cho tôm, cá, ta cần: Bón phân hữu cơ hoặc phân vô cơ để tạo thành chất dinh dưỡng hoà tan làm thức ăn cho thực vật phù du và thực vật đáy.
Câu 12: Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản:
(dựa vào sơ đồ 17, mục III.2, bài 56 “bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản”, SGK trang 153 để trả lời
4.Củng cố: 5ph
GV gọi một vài HS nêu lại các kiến thức chính nội dung GV vừa ôn tập
5.Dặn dò:2ph
Ôn kĩ lại tất cả các nội dung đã ôn tập trên lớp để tiết sau kiểm tra HKII
File đính kèm:
- CN7,tuần 36.doc