1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Học sinh hiểu được những biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực, giống, vật nuôi cái sinh sản.
b) Kĩ năng:
Vận dụng một số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp vào việc chăn nuôi ở gia đình.
c) Thái độ:
Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3807 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 41 Nuôi dưỡng và chăm sóc các loại vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 47
Ngày:23-4-09
NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC CÁC LOẠI VẬT NUÔI
1- Mục tiêu:
a) Kiến thức:
Học sinh hiểu được những biện pháp kĩ thuật trong nuôi dưỡng và chăm sóc đối với vật nuôi non, vật nuôi đực, giống, vật nuôi cái sinh sản.
b) Kĩ năng:
Vận dụng một số biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc phù hợp vào việc chăn nuôi ở gia đình.
c) Thái độ:
Có ý thức lao động cần cù chịu khó trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi.
2- Chuẩn bị:
a) Giáo viên:
Sơ đồ 12, SGK/120
b) Học sinh: Xem bài trước.
3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải, đàm thoại.
4- Tiến trình:
4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1-------------
4.2- Kiểm tra bài cũ:
1- Khi làm chuồng cho vật nuôi nên chọn
a. Hướng Bắc hay hướng Đông Bắc
b. Hướng Nam hay hướng Tây Nam
c. Hướng Nam hay hướng Đông Nam
d. Tất cả các ý trên
2- Chuồng nuôi có vai trò như thế nào trong chăn nuôi?
+ Tránh được những sự thay đổi của thời tiết
+ Hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh
+ Thực hiện qui trình chăn nuôi khoa học.
+ Quản lí tốt đàn vật nuôi.
3- Điền từ thích hợp vào chỗ trống hoàn chỉnh câu sau:
- Chuồng nuôi hợp vệ sinh phải có nhiệt độ thích hợp. Độ ẩm trong chuồng 60 – 75%. Độ thông thoáng tốt. Độ chiếu bóng phải phù hợp với từng loại vật nuôi, không khí ít khí độc.
4.3- Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giới thiệu bài:
Để chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. Cần nắm được đặc điểm ở mỗi loại vật nuôi để có những biện pháp kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc phù hợp.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi non:
1- Đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non:
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 72 SGK
- Cơ thể vật nuôi non có những đặc điểm gì?
- Em hãy quan sát hình 72 và lấy ví dụ minh hoạ cho những đặc điểm trên ở vật nuôi non cụ thể mà em biết (gà con, lợn con, chó con, bé, nghé…)
2-Tìm hiểu kĩ thuật nuôi dưỡng chăm sóc vật nuôi non:
- Thức ăn của gia súc non mới sinh là gì?
+ Sữa mẹ.
- Phải cho gia súc non bú sữa đầu nhằm mục đích gì?
+ Có đủ chất dinh dưỡng và kháng thể.
- Muốn vật nuôi có đủ sữa để bú người chăn nuôi phải làm gì?
+ Chăm sóc con mẹ tốt để có nhiều sữa.
- Vì sao phải tập cho gia súc ăn thức ăn thêm?
+ Bổ sung thiếu hụt sữa mẹ
- Vật nuôi non tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm có tác dụng gì?
+ Diệt khuẩn, kích thích thần kinh
GV yêu cầu học sinh đọc nội dung 2 II/119 SGK
- Sắp xếp các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng chăm sóc?
- HS làm bài tập theo nhóm.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi đực giống.
- HS đọc mục II trang 120 SGK
- GV liên hệ thực tế về việc nuôi gà trống, bò đực giống …
Yêu cầu học quan sát sơ đồ 12/120
- Để đời sau có chất lượng tốt phải chăn nuôi vật nuôi đực giống như thế nào?
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt
- Chăm sóc vật nuôi giống phải những công việc gì?
- Nuôi dưỡng vật nuôi giống phải làm những việc gì?
Hoạt động 3: Tìm hiểu về chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản.
GV: Có 2 giai đoạn ảnh hưởng quyết định tới chất lượng sinh sản là giai đoạn vật nuôi mang thai và giai đoạn nuôi con
Hãy tìm hiểu về nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn này.
- HS xem sơ đồ 13 SGK
- Em hãy quan sát sơ đồ 13 về nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi cái sinh sản và đánh số về mức độ ưu tiên dinh dưỡng ở từng giai đoạn.
- HS thảo luận nhóm
- Nuôi dưỡng vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì?
Biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc. (đọc SGK/121)
I- Chăn nuôi vật nuôi non:
1-Một số đặc điểm của sự phát triển cơ thể vật nuôi non:
- Điều tiết thân nhiệt kém
- Chức năng của hệ tiêu hoá chưa hoàn chỉnh.
- Chức năng miễn dịch chưa tốt.
2- Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:
- Nuôi vật nuôi mẹ tốt
- Cho bú sữa đầu
- Tập ăn sớm
- Giữ ấm cho cơ thể
- Cho vật nuôi vận động, tiếp xúc với ánh sáng buổi sớm.
- Giữ vệ sinh, phòng bệnh.
II- Chăn nuôi vật nuôi đực giống:
- Chăn nuôi vật nuôi đực giống nhằm đạt được khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch cao.
III- Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản:
Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản tốt phải chú ý cả nuôi dưỡng, chăm sóc nhất là vệ sinh, vận động tắm, chải.
4.4- Củng cố và luyện tập:
1- Chăn nuôi vật nuôi non phải chú ý những vấn đề gì?
(Học sinh nêu)
2- Cho biết mục đích của chăn nuôi đực giống?
(Học sinh nêu)
3- Chăn nuôi vật nuôi cái sinh sản phải chú ý những vấn đề gì?
(Học sinh nêu)
4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi cuối bài
- Xem bài: “Phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi – vắcxin phòng bệnh cho vật nuôi”
5- Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 41.doc