I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sữa chữa điện.
II/ CHUẨN BỊ.
- Vật liệu: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.
- Dụng cụ: bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện, bàn là, máy biến thế
- Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu mục III.
2 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 39: Thực hành dụng cụ bảo vệ an toàn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:23/01/2006 - Tiết 39:
THỰC HÀNH Dụng Cụ Bảo Vệ
AN TOÀN ĐIỆN
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được công dụng, cấu tạo của một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Sử dụng được một số dụng cụ bảo vệ an toàn điện.
- Có ý thức thực hiện các nguyên tắc an toàn điện trong khi sử dụng và sữa chữa điện.
II/ CHUẨN BỊ.
- Vật liệu: thảm cách điện, giá cách điện, găng tay cao su.
- Dụng cụ: bút thử điện, kìm điện, tua vít có chuôi bọc vật liệu cách điện, bàn là, máy biến thế …
- Học sinh chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu mục III.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Họat động 1: Giới thiệu bài.
- Giáo viên giới thiệu mục tiêu cần đạt của bài thực hành.
- Chia lớp thành nhóm nhỏ, kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Học sinh thảo luận nhóm về mục đích cần đạt của bài thực hành.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dụng cụ an toàn điện.
Học sinh làm việc theo nhóm, theo yêu cầu:
- Quan sát, hiểu được yêu cầu, nội dung của báo cáo thực hành về tìm hiểu dụng cụ an toàn điện.
- Quan sát, thảo luận, bổ sung kiến thức trong nhóm và điền kết quả vào báo cáo thực hành.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi về nhận biết vật liệu cách điện, ý nghĩa các số liệu kỹ thuật trên các dụng cụ, công dụng của dụng cụ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu và sử dụng bút thử điện.
- Học sinh quan sát, mô tả cấu tạo bút thử điện khi chưa tháo rời.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quy trình tháo (để theo thứ tự để khi lắp khỏi thiếu và nhanh chóng)
- Quan sát từng chi tiết, giáo viên yêu cầu học sinh nhận dạng nêu tên từng chi tiết như điện trở, bóng đèn …
- Lắp lại bút (cẩn thận, chính xác để bút không hỏng)
- Sử dụng bút để kiểm tra mạch có điện hay không, kiểm tra rò điện của một số dụng cụ dùng điện như máy biến áp , mỏ hàn điện ... (Lưu ý học sinh: không được chạm trực tiếp vào mạch điện hoặc dụng cụ)
- Học sinh quan sát, bổ sung về thao tác sử dụng, công dụng của bút thử điện.
- Vì sao mỗi gia đình nên có một bút thử điện ?
- Vì sao dòng điện qua bút không gây nguy hiểm cho người sử dụng ?
Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành.
- Học sinh ngừng việc, thu dọn dụng cụ, thiết bị thực hành, làm vệ sinh nơi làm việc.
- Giáo viên nhận xét tinh thần, thái độ làm việc và kết quả thực hành của học sinh.
- Học sinh tự đánh giá kết quả theo mục tiêu của bài học.
Hướng dẫn học ở nhà:
Đọc trước bài 35, chuẩn bị: tấm nilon để nằm khi thực tập hô hấp nhân tạo, tấm gỗ khô, sào tre, gậy gỗ khô.
File đính kèm:
- giaoancongnghr8hglkghki (59).doc