Tiết 40: Thực hành cứu người bị tai nạn điện

I/ MỤC TIÊU:

 Giáo viên làm cho học sinh:

 - Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn.

 - Sơ cứu được nạn nhân.

 - Có ý thức nghiêm túc trong học tập, thực hành.

 II/ CHUẨN BỊ.

 - Tranh vẽ người bị điện giật trong một số trường hợp: chạm vào đồ dùng điện bị rò điện; dây điện đứt đè lên người

 - Tranh vẽ vài phương pháp hô hấp nhân tạo.

 - Vật liệu thực hành như yêu cầu.

 - Mẫu báo cáo.

 

doc2 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 40: Thực hành cứu người bị tai nạn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng : 25/01/2006 - Tiết 40: THỰC HÀNH Cứu Người BỊ TAI NẠN ĐIỆN I/ MỤC TIÊU: Giáo viên làm cho học sinh: - Biết cách tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện một cách an toàn. - Sơ cứu được nạn nhân. - Có ý thức nghiêm túc trong học tập, thực hành. II/ CHUẨN BỊ. - Tranh vẽ người bị điện giật trong một số trường hợp: chạm vào đồ dùng điện bị rò điện; dây điện đứt đè lên người … - Tranh vẽ vài phương pháp hô hấp nhân tạo. - Vật liệu thực hành như yêu cầu. - Mẫu báo cáo. III/ TRÌNH TỰ THỰC HÀNH. * Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Tai nạn về điện là loại tai nạn có nguy cơ cao, có thể gây chết người. Việc cứu người bị tai nạn điện kịp thời, đúng phương pháp an toàn là nội dung chúng ta cần nghiên cứu trong bài học hôm nay. Giáo viên nêu rõ mục tiêu của bài thực hành. - Giáo viên chia lớp thành các nhóm, các em thảo luận và đưa ra cách xử lý tình huống cho phù hợp. * Hoạt động 2: Thực hành tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Giáo viên treo tranh vẽ hai tình huống và câu hỏi tình huống trong SGK, yêu cầu các nhóm thảo luận chọn cách xử lý đúng nhất (an toàn cho người cứu và nhanh nhất) để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Giáo viên có thể đặt thêm tình huống khác (khuyến khích học sinh tự đưa tình huống khác), học sinh xử lý. - 1 học sinh đóng vai người bị nạn, nhóm khác tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Các nhóm khác quan sát và đánh giá, học sinh đổi vị trí cho nhau, thực hành vài lần. - Giáo viên đánh giá kết quả và thái độ học tập của học sinh qua: + Hành động nhanh và chính xác. + Bảo đảm an toàn cho người cứu. + Có ý thức thực hành nghiêm túc. - Giáo viên kết luận phần thực hành tách nhân ra khỏi nguồn điện. * Hoạt động 3: Thực hành sơ cứu nạn nhân Giáo viên chọn phương pháp sơ cứu phù hợp với giới tính của học sinh để các em thực hành tự nhiên, thoải mái. * Hoạt động 4: Tổng kết và đánh giá bài thực hành. - Giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn, làm vệ sinh nơi thực hành. Nhận xét chung về tinh thần thái độ, kết quả thực hành của cả lớp, cá nhân. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tự đánh giá kết quả thực hành của nhóm theo mục tiêu bài học. - Giáo viên thu báo cáo thực hành, phân tích một báo cáo qua đó tổng kết cho học sinh cách cứu nạn nhân bị tai nạn điện sao cho vừa an toàn, vừa hiệu quả. - Dặn học sinh đọc trước bài 36 SGK.

File đính kèm:

  • docgiaoancongnghr8hglkghki (58).doc
Giáo án liên quan