Tiết 34 Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

Học sinh hiểu được mục đích và phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi.

b) Kĩ năng:

Biết các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.

c) Thái độ:

Có ý thức tiết kiệm và biết cách bảo quản số loại thức ăn cho vật nuôi trong gia đình.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên:

SGK

b) Học sinh: Xem bài trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2476 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 34 Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 42 Ngày:6-4-09 CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: Học sinh hiểu được mục đích và phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi. b) Kĩ năng: Biết các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn. c) Thái độ: Có ý thức tiết kiệm và biết cách bảo quản số loại thức ăn cho vật nuôi trong gia đình. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: SGK b) Học sinh: Xem bài trước. 3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thảo luận, diễn giải. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1------------ 4.2- Kiểm tra bài cũ: 1- Chọn ý đúng :(2đ) - Thành phần dinh dưỡng của thức ăn A. Nước và Vitamin B. Khoáng và Vitamin C. Nước và chất khô D. Prôtêin, gluxit, lipit 2- Thức ăn được cơ thể vật nuôi tiêu hoá như thế nào? (4d) + Thức ăn được tiêu hoá và hấp thu qua thành ruột vào máu và chuyển đến từng tế bào. 3- Vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi như thế nào? (4d) - Cung cấp năng lượng cho vật nuôi hoạt động và phát triển - Cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như: thịt, sữa, trứng… + Tỉ lệ dinh dưỡng trong các loại thức ăn khác nhau. 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Công việc quan trọng trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi là chế biến và dự trữ thức ăn để vật nuôi đủ thức ăn về số lượng và chất lượng trong suốt thời gian nuôi dưỡng. Mục đích và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn cho vật nuôi ta tìm hiểu ở bài hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu về mục đích của việc chế biến và dự trữ thức ăn. 1. Chế biến thức ăn Người nuôi lợn thường nấu chín các loại thức ăn như: cám, rau nhằm mục đích gì? (giảm thể tích thức ăn, diệt các mầm bệnh…) -Khi cho gà, vịt ăn rau thường phải thái nhỏ nhằm mục đích gì? (phù hợp với mỏ gà, vịt) - Khi bổ sung vào khẩu phần ăn cho vật nuôi, người chăn nuôi phải sang chín đậu, xay nghiền nhỏ rồi mới cho ăn nhằm mục đích gì? (phá huỷ chất độc, có mùi thơm) Vậy chế biến thức ăn nhằm mục đích gì? 2. Dự trữ thức ăn GV: Mỗi năm thu hoạch rau, lương thực … thường có mùa vụ, mùa hè thừa thức ăn, mùa đông lại thiếu. Để vật nuôi có đủ thức ăn quanh năm người chăn nuôi phải làmgì? (Dự trữ) - Vào mùa gặt người nông dân thường đánh đống rơm, rạ nhằm mục đích gì? (Dự trữ cho trâu, bò ăn dần) - Để có thóc, khoai, ngô, sắn cho vật nuôi ăn quanh năm vào mùa thu hoạch người nông dân thường làm gì? (khoai lang, sắn, thóc phơi khô cất) - Tại sao phải phơi khô? (lâu hỏng) Vậy dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn GV cho học sinh quan sát hình 66 SGK thảo luận nhóm hoàn thành các câu trang 104, 105. - Hình 1, 2, 3: phương pháp vật lí - Hình 6, 7: phương pháp hoá học - Hình 4: Phương pháp vi sinh vật - Hình 5: Tạo thức ăn hỗn hợp. Vậy có mấy phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi? ( 4 phương pháp) - HS quan sát hình 67 SGK - Làm thế nào để dự trữ rơm, rạ, cỏ thân cây ngô, đậu …? - Làm thế nào để cất giữ khô, thóc, khoai, sắn …? - Khi có nhiều lá su hào, bắp cải củ khoai, các loại cỏ muốn giữ được lâu phải làm thế nào? - Phương pháp nào thường dùng để dự trữ thức ăn? HS làm bài tập trang 106 (Điền từ: làm khô, ủ xanh,…) I- Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn: 1- Chế biến thức ăn: - Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá. - Giảm bớt khối lượng, giảm độ cứng. - Khi bỏ chất độc hại. - Nhằm để giữ thức ăn lâu hỏng và để luôn đủ nguồn thức ăn cho vật nuôi. II- Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn: 1-Các phương pháp chế biến và dự trữ thức thức ăn: - Phương pháp vật lí - Phương pháp hoá học - Phương pháp sinh học - Tạo thức ăn hỗn hợp 2- Một số phương pháp dự trữ thức ăn: - Phương pháp làm khô - Phương pháp ủ xanh. 4.4- Củng cố và luyện tập: 1- Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn? (Học sinh nêu) 2- Em hãy kể một số phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi? + Phương pháp chế biến: Phương pháp vật lí, hoá học, sinh học, tạo thức ăn hỗn hợp. + Phương pháp dự trữ: + Phương pháp làm khô + Phương pháp ủ xanh 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Học thuộc bài. - Trả lời những câu hỏi cuối bài. Đọc phần ghi nhớ - Xem bài: “Sản xuất thức ăn vật nuôi” 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 34.doc
Giáo án liên quan