Kiến thức: HS cần nắm được:
-Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
-Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Tìm hiểu thông tin
-Làm việc với SGK
-Liên hệ thực tế
3.Thái độ:
-Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất chăn nuôi
3 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 3201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết: 32 Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22 Tiết: 32 Ngày soạn: 13/1/2014
CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I.Mục tiêu bài học:
Kiến thức: HS cần nắm được:
-Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi
-Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi
2.Kỹ năng: Rèn luyện và phát triển cho HS các kỹ năng sau:
-Tìm hiểu thông tin
-Làm việc với SGK
-Liên hệ thực tế
3.Thái độ:
-Yêu thích và sẳn sàng tham gia vào sản xuất chăn nuôi
II.Chuẩn bị của GV và HS:
1.Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGk và các tài liệu có liên quan
-ĐDDH: Tranh vẽ mô tả các phương pháp chế biến thức ăn và các phương pháp dự trữ thức ăn (hình 66, 67-SGK) hoặc thu thập các ảnh chụp máy cắt thái thức ăn, máy nghiền....
2.Chuẩn bị của HS: đọc trước bài 39 và các tài liệu có liên quan.
III.Phương pháp dạy – học:
Nêu và giải quyết VĐ –làm việc với SGK – quan sát tranh + liên hệ thực tế....
IV. Tiến trình dạy học:
1. ổn định tổ chức: 1ph
2.Kiểm tra bài cũ: 5’
Câu 1: Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống :
Nước được cơ thể hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các ..............Lipit được hấp thụ dưới dạng các...........và........
............... được hấp thụ dưới dạng các đường đơn. Muối khoáng được cơ thể hấp thụ dưới dạng các.......Các vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu.
Đáp án: axit amin à glyxerin à axit béoàgluxit àion khoáng
Câu 2: Dùng các cụm từ: năng lượng, các chất dinh dưỡng, gia cầm để hoàn thành các câu sau nói về vai trò của thức ăn đối với cơ thể vật nuôi.
-Thức ăn được cung cấp .....................cho vật nuôi hoạt động và phát triển
-Thức ăn cung cấp.............................cho vật nuôi lớn lên và tạo ra sản phẩm chăn nuôi như thịt, cho .......đẻ trứng, vật nuôi cái tạo sưã, nuôi con. Thức ăn còn cung cấp chất dinh dưỡng cho vật nuôi tạo ra lông, sừng , móng.
Đáp án: năng lượng àchất dinh dưỡng à gia cầm
3.Bài mới:
*Mở bài: (1 phút)
Sản phẩm nông, lâm, thủy sản được thu hoạch làm thức ăn cho vật nuôi phải được qua chế biến nhằm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Mặt khác, cần phải chủ động nguồn thức ăn, nhất là đối với những mùa khan hiếm.
*Phát triển bài:
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ MỤC ĐÍCH CỦA CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN (16 phut)
*Mục tiêu: HS nắm được: mục đích của chế biến thức ăn là nhằm tăng hiệu quả sử dụng; mục đích của dự trữ thức ăn là để chủ động nguồn thức ăn trong những mùa khan hiếm.
*Tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
Vấn đề 1: Chế biến thức ăn
-GV giảng: liên hệ bài 18 công nghệ 6.
Hỏi: Vậy chế biến thức ăn nhằm mục đích gì ?
-Yêu cầu HS đưa ra ví dụ cho từng nội dung.
-GV bổ sung thêm vài ví dụ thực tế.
Vấn đề 2: Dự trữ thức ăn
GV đưa ra ví dụ thực tế mùa thu hoạch sắn, ngô có một lượng lớn sản phẩm vật nuôi không sử dụng hết ngay nên phải để giành, phải dự trữ để lúc nào cũng có sẳn thức ăn cho vật nuôi àYêu cầu trả lời câu hỏi:
Hỏi: Dự trữ thức ăn nhằm mục đích gì ?
-GV chốt kiến thức.
-HS nghe giảng, liên hệ lại bài cũ.
-Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
-Nghe giảng
-Trả lời: nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi.
I.Mục đích của chế biến và dự trữ thức ăn:
1/Chế biến thức ăn:
-Làm tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng
-Giảm bớt khối lượng, giảm bớt độ khô cứng.
-Khử bỏ chất độc hại.
2/Dự trữ thức ăn:
Nhằm giữ thức ăn lâu hỏng và chủ động nguồn thức ăn cho vật nuôi
Hoạt động 2: TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI( 16ph)
*Yêu cầu: HS chỉ cần nắm được những nguyên lý chung nhất, khái quát nhất của các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn.
*Tiến hành:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung bài học
Vấn đề 1:
Giảng: Có nhiều phương pháp chế biến thức ăn. Các phương pháp này có cơ sở của nó là ứng dụng các nguyên lý, kiến thức về vật lý, hóa học hoặc vi sinh vật để chế biến thức ăn.
-GV dùng sơ đồ hoặc tranh ảnh (H66-SGK) để HS quan sát, nhận biết về các phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi.
àYêu cầu HS trả lời về nội dung của các hình vẽ với các phương pháp chế biến nào.
Vấn đề 2:
-GV treo tranhH69-SGK để HS quan sát.
Hỏi: Trong chăn nuôi thường sử dụng các phương pháp nào để dự trữ thức ăn ?
-Yêu cầu HS làm BT điền từ ở SGK mục 2 tr 106 vào vở BT.
-GV nhận xét và cho điểm
*Chốt kiến thức
-Nghe giảng
-Quan sát hình vẽ
-Làm BT
-Phát biểu kết quả
-Trả lời 2 pp: làm khô và ủ xanh
-HS làm BT và trình bày kết quả trước lớp.
àLớp nhận xét, bổ sung.
II.Các phương pháp chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi:
1/Các phương pháp chế biến thức ăn:
Có nhiều cách chế biến thức ăn vật nuôi như: cắt ngắn, nghiền nhỏ, rang, hấp, nấu chín, đường hóa, kiềm hóa, ủ lên men và tạo thành thức ăn hỗn hợp.
2/Các phương pháp dự trữ thức ăn:
Thức ăn vật nuôi thường được dự trữ bằng phương pháp làm khô hoặc ủ xanh.
4.Tổng kết và kiểm tra đánh giá: (5ph)
*HS đọc phần ghi nhớ, SGK
*GV dựa vào dàn ý ghi trên bảng tóm tắt toàn bộ bài học. Nêu câu hỏi:
-Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?
-Hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi ?
-Phương pháp nào thường dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi?
5.Hướng dẫn về nhà:( 1ph)
Dặn dò HS trả lời câu hỏi cuối bài và chuẩn bị trước bài 40 SGK
V.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- CN7,tuần 22-1.doc