Tiết 31 Thực hành nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều

1- Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình của giống.

 - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn.

b) Kĩ năng:

Quan sát giống lợn.

c) Thái độ:

Thích thực hành, nghiêm túc trong thực hành.

2- Chuẩn bị:

a) Giáo viên:

Mô hình con lợn, thước dây, phiếu học tập.

b) Học sinh: Xem bài trước.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2582 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiết 31 Thực hành nhận biết và chọn một số giống lợn (heo) qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 39 Ngày: 27-3-09 THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG LỢN (HEO) QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU 1- Mục tiêu: a) Kiến thức: - Học sinh phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình của giống. - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn. b) Kĩ năng: Quan sát giống lợn. c) Thái độ: Thích thực hành, nghiêm túc trong thực hành. 2- Chuẩn bị: a) Giáo viên: Mô hình con lợn, thước dây, phiếu học tập. b) Học sinh: Xem bài trước. 3- Phương pháp dạy học: Quan sát, thực hành. 4- Tiến trình: 4.1- Ổn định tổ chức: Kiểm diện học sinh 7A1------------ 4.2- Kiểm tra bài cũ: Không 4.3- Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Giới thiệu bài: Hôm nay ta thực hành nhận biết một số giống lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều. Hoạt động 1: Mục tiêu bài học. -GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu cần đạt được sau bài thực hành. Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - GV: chia nhóm thực hành - Phân công và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 1- Quan sát ngoại hình của một số giống lợn - HS quan sát hình của SGK đọc nội dung trang 97 SGK điền nội dung vào bảng - GV cung cấp thêm + Hình dạng chung của lợn rắn chắc, nhanh nhẹn, dài mình thường thiên về hướng sản xuất nạc (giống lợn lanđơrat) - Nếu lợn có kết cấu lỏng lẻo, dáng chậm chạp, mình ngắn thường thiên về giống lợn hướng mỡ (lợn Ỉ) VD: Lợn Ỉ, Lợn Đại Bạch, Lợn Móng Cái, Lợn Lantơ rát có những đặc điểm gì về lông, da? HS thảo luận nêu. 2- Đo một số chiều đo - HS quan sát hình 62/98 - GV dùng thước dây hướng dẫn HS đo trên mô hình lợn + Chú ý: tư thế đứng của lợn 4 chân bình thường (2 chân trước cùng háng, hai chân sau cùng háng) - Đo chiều dài thân: Đặt đầu của thước dây tại điểm giữa nối 2 gốc tai của lợn, đi theo sống lưng (đặt thước dây vào lưng) đến khấu đuôi. Đơn vị đo là cm. - Đo vòng ngực cũng dùng thước dây đo chu vi vòng ngực lợn ở vị trí sau xương bả vai. Đơn vị đo là cm. 3- HS thực hành theo nhóm kết quả ghi vào phiếu học tập. - GV theo dõi uốn nắn, sửa sai. I- Mục tiêu bài học: - Phân biệt được một số giống lợn qua quan sát một số đặc điểm ngoại hình giống. - Biết được phương pháp đo một số chiều đo của lợn. - Quan sát tỉ mỉ trong việc nhận biết các loại giống lợn nuôi. II- Qui trình thực hành: 1-Quan sát đặc điểm ngoại hình: - Hình dạng chung: + Hình dáng + Đặc điểm: Mõm, đầu, lưng …. - Màu sắc lông, da 2-Đo một số chiều đo: - Đo chiều dài thân - Đo vòng ngực 3- Thực hành: HS thực hành 4.4- Củng cố và luyện tập: - GV cho học sinh đọc kết quả. - Lớp nhận xét. - GV nhận xét kết quả thực hành của các nhóm. - Nhận xét sự chuẩn bị và trật tự của nhóm - GV thu phiếu thực hành. -Nhắc nhở học sinh dọn vệ sinh nơi thực hành. 4.5- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: - Tập đo kích thức của lợn (nếu có) - Xem bài: “Thức ăn vật nuôi” 5- Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTiet 31.doc
Giáo án liên quan