Giáo án Công Nghệ Lớp 7 Tiết 41 - 44

Sau khi học xong bài, HS

a.Kiến thức : Hiểu được vệ sinh an toàn thực phẩm.

b.Kỹ năng : Biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách lựa chọn thực phẩm phù hợp

c.Thái độ : Có ý thức giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, quan tâm bảo vệ sức khoẻ của bản thân và cộng đồng, phòng chống ngộ độc thức ăn.

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công Nghệ Lớp 7 Tiết 41 - 44, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ như thế nào ? +HS trả lời. *HOẠT ĐỘNG 2: Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến -Những điều nào cần lưu ý khi chế biến món ăn. + Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước như thế nào ? + Khuấy nhiều khi nấu như thế nào ? + Hâm lại thức ăn nhiều lần như thế nào + Không nên dùng gạo như thế nào ? và vo gạo như thế nào ? + Nấu cơm chắt nước thì như thế nào ? +HS trả lời. * Trong quá trình sử dụng nhiệt, các chất dinh dưỡng chịu nhiều biến đổi, dể bị biến chất hoặc tiêu huỹ bởi nhiệt. Do đó cần phải quan tâm đến việc sử dụng nhiệt thích hợp trong chế biến để giữ cho món ăn luôn có giá trị dinh dưỡng cao. *HOẠT ĐỘNG 2: Aûnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. + Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao (vượt quá nhiệt độ làm chín chất đạm như thế nào ? ) + Đun nóng nhiều vượt quá nhiệt độ nóng chảy và nấu sôi ) chất béo như thế nào ? + Chất đường khi đun khô đến 180o C như thế nào ? + Chất tinh bột ở nhiệt độ cao như thế nào ? + Khi đun nấu chất khoáng như thế nào +HS trả lời. GDMT:Các em cần thực hiện và nhắc nhở gia đình phải biết cách bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến mĩn ăn. I-Bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến. 1/ Tại sao phải quan tâm bảo quản chất dinh dưỡng trong khi chế biến thức ăn ? Đun nấu lâu, rán lâu thực phẩm sẽ mất nhiều sinh tố, nhất là các sinh tố tan trong nước, trong chất béo như sinh tố C, B, pp, A, D, E, K. *Những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn. -Cho thực phẩm vào luộc hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm lại thức ăn nhiều lần -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kỹ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm, vì sẽ mất sinh tố B1 2/ Aûnh hưởng của nhiệt độ đối với thành phần dinh dưỡng. a-Chất đạm : Khi đun nóng ở nhiệt độ quá cao, giá trị dinh dưỡng sẽ bị giảm đi b-Chất béo : Sinh tố A sẽ bị phân hủy và chất béo sẽ bị biến chất. c-Chất đường bột : Sẽ bị biến mất chuyển sang màu nâu có vị đắng chất dinh dưỡng sẽ bị tiêu hủy hoàn toàn. d-Chất khoáng : Một phần chất khoáng sẽ hoà tan vào nước. e-Sinh tố : Trong quá trình chế biến các sinh tố dể bị mất đi 4.4. Củng cố và luyện tập : -GV cho HS đọc phần ghi nhớ. -Cho HS đọc phần có thể em chưa biết. Câu 1:Nêu những điều cần lưu ý khi chế biến món ăn ? -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tránh khuấy nhiều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. -Không nên dùng gạo xát quá trắng và vo kĩ gạo khi nấu cơm. -Không nên chắt bỏ nước cơm vì sẽ mất sinh tố B1. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học tiết này: -Về nhà học thuộc bài, thuộc phần ghi nhớ. -Làm bài tập 3, 4 trang 84 SGK * Đối với bài học tiết sau: -Chuẩn bị bài mới cá phương pháp chế biến thực phẩm. -Tổ 1 : Chuẩn bị cơm, món luộc. -Tổ 2 : Món kho -Tổ 3 : Món nướng, xôi. 5-RÚT KINH NGHIỆM : NỘI DUNG : PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐDTBDH: Tiết 44-Bài 18 Tuần dạy : 22 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 1-MỤC TIÊU : -Sau khi học xong bài HS hiểu được tại sao cần phải chế biến thực phẩm. a.Kiến thức : -Nắm được các phương pháp chế biến món luộc, nấu, hấp, kho, để tạo nên món ăn ngon. b.Kỹ năng : -Biết cách chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. c.Thái độ : Sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để đáp ứng đúng mức nhu cầu ăn uống của con người. 2-CHUẨN BỊ : Tổ 1 : Luộc ; Tổ 2 : Kho Tổ 3 : cơm ; Tổ 4 : Xôi, nướng. 3-TRỌNG TÂM : Các phương pháp chế biến món luộc, nấu, hấp, kho, để tạo nên món ăn ngon. Chế biến các món ăn ngon, bổ dưỡng, hợp vệ sinh. 4-TIẾN TRÌNH : 4.1.Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS. 4.2. Kiểm tra miệng : Câu 1 :Bài tập 4 trang 84 SGK ( 5đ ) -Cho thực phẩm vào hay nấu khi nước sôi. -Khi nấu tranh khuấy đều. -Không nên hâm thức ăn lại nhiều lần. Câu 2 :Bài tập 1 trang 84 SGK ( 4đ ) -Sinh tố và chất khoáng 4.3. Giảng bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG BÀI HỌC *HOẠT ĐỘNG 1: * Giới thiệu bài. + Tại sao phải chế biến thực phẩm ? để tạo nên những món ăn thơm ngon, chín mềm, dể tiêu hoá, hợp khẩu vị. -Để thay đổi hương vị và trạng thái cả thực phẩm. -Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn. -Để dự trử thức ăn dùng lâu. + Bữa cơm hàng ngày của gia đình em thường dùng những ăn món gì ? +HS trả lời. * GV ghi lên bảng. *HOẠT ĐỘNG 2: * Thực phẩm sử dụng hàng ngày được chế biến bằng nhiều phương pháp. + Nhiệt có công dụng gì trong chế biến thức ăn ? +HS trả lời. * Nhiệt làm cho thực phẩm chín mềm, dể hấp thu và thơm ngon hơn nhưng đồng thời một phần dinh dưỡng bị mất đi trong quá trình chế biến nhất là sinh tố. + Hãy kể những phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên những món ăn thực phẩm được làm chín trong nước. Luộc nấu kho. + Em hãy kể tên một vài món luộc thường dùng ? * GV cho HS xem một dĩa rau luộc, hình 3-20 trang 85 SGK. +HS quan sát, nhận xét. + Luộc là làm chín thực phẩm trong môi trường như thế nào ? * Tuỳ theo yêu cầu của món ăn có thể cho thực phẩm vào luộc lúc nước lạnh. Ví dụ : Trứng, ốc, hến, trai. . . nước ấm nguyên liệu động vật, nước sôi nguyên liệu thực vật. + Mô tả về trạng thái, màu sắc, hương vị của một số món luộc thường dùng ? + Nêu quy trình thực hiện món luộc ? +HS trả lời. + Cho ví dụ một số món lụôc lấy nước làm canh. Rau muống, bắp cải thịt. +HS cho ví dụ. + Nước luộc như thế nào ? + Thực phẩm động vật như thế nào ? + Nấu là gì ? +HS trả lời. + Trong các bữa ăn hàng ngày, món nào được gọi là món nấu. + Gọi HS đọc quy trình thực hiện SGK và yêu cầu kt. +HS đọc SGK + Trước khi nấu nguyên liệu thực phẩm làm như thế nào ? Làm sạch, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị có thể rán sơ qua cho ngấm gia vị và giữ độ ngọt khi nấu. -Khi nấu nguyên liệu nào nấu trước, động vật sau đó cho nguyên liệu thực vật vào nấu tiếp, nêm vừa miệng. Trình bày theo đặc trưng của từng món -Thực phẩm như thế nào ? Chín mềm, không dai, không nát. -Hương vị thơm ngon đậm đà -Màu sắc hấp dẫn + Kho là làm như thế nào ? + Món kho có vị gì ? +HS trả lời. + Em hãy kể tên một vài món kho mà em biết ? * Gọi HS đọc quy trình thực hiện và yêu cầu kỹ thuật trong sách giáo khoa. + Trước khi kho các nguyên liệu thực phẩm ta làm như thế nào ? Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, cắt thái phù hợp, tẩm ướp gia vị. + Nấu thực phẩm với lượng nước như thế nào ? Ít, có vị đậm. +HS trả lời. + Thường sử dụng nguyên liệu nào để kho động vật mặn, thực vật chay. -Trình bày theo đặc trưng của món + Thực phẩm như thế nào ? Mềm, nhừ, không nát, ít nước hơi sánh -Thơm ngon, vị mặn. + Màu như thế nào ? Vàng nâu *HOẠT ĐỘNG 3: Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước +Cho HS xem hình 3-21 trang 87 SGK. +HS quan sát hình, trả lời. + Hấp là làm như thế nào ? + Kể tên và mô tả một số món hấp thường dùng. GV ghi lên bảng Gọi HS đọc trong SGK. +HS đọc SGK. -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm -Sơ chế tùy yêu cầu của món, tẩm ướp gia vị thích hợp. -Hấp chín thực phẩm. -Trình bày đẹp sáng tạo. -Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước. -Hương vị thơm ngon -Màu sắc đặc trưng. Sau khi học xong bài này các em hãy về làm thử một món mà em thích. I-Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt 1/ Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước : a-Luộc : Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. * Quy trình thực hiện : -Làm sạch nguyên liệu thực phẩm. -Luộc chín thực phẩm -Bày món ăn vào dĩa, ăn kèm với nước chấm hoặc gia vị thích hợp. * Yêu cầu kỹ thuật -Nước luộc trong -Thực phẩm động vật mềm, không nhừ -Thực phẩm thực vật : Rau lá chín tới có màu xanh, rau củ có bột chín bở. b-Nấu : Là phối hợp nhiều nguyên liệu động vật và thực vật có thêm gia vị trong môi trường nước. * Quy trình thực hiện : * Yêu cầu kỹ thuật Xem SGK trang 86 c-Kho : Là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị măn đậm đà. * Quy trình thực hiện * Yêu cầu kỹ thuật 2/ Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước a-Hấp ( đồ ) : Là làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi nước. * Quy trình thực hiện. * Yêu cầu kỹ thuật Xem trang 87 SGK 4.4. Củng cố và luyện tập : Câu 1:Cho biết sự khác nhau giữa nấu và luộc. Nấu có nêm mắm muối và gia vị. Câu 2:Món luộc là làm như thế nào ? Là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Câu 3:Hãy kể tên các phương pháp làm chín thực phẩm trong nước. -Luộc -Nấu. -Kho. 4.5. Hướng dẫn học sinh tự học: * Đối với bài học tiết này: -Về nhà học bài. -Làm bài tập 1 trang 91 SGK * Đối với bài học tiết sau: -Chuẩn bị bài tiếp theo -Món nướng, món rán, món rang, món xào. 5-RÚT KINH NGHIỆM : NỘI DUNG : PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐDTBDH:

File đính kèm:

  • doctiet 41 42 cn 7.doc