Thuật ngữ địa lí

ẤN ĐỘ DƯƠNG:

(A. Indian Ocean), đại dương lớn thứ ba trên Trái Đất (sau Thái Bình Dương và Đại Tây Dương). Phần lớn phân bố ở Nam Bán Cầu, giữa các lục địa Á, Phi, Úc và Nam Cực. Diện tích 76,17 triệu km2, khối lượng nước: 282,7 triệu km3, độ sâu trung bình 3.711 m. Các biển và vịnh lớn: Biển Đỏ, Biển Arập, Anđaman (Andaman), vịnh Pecxich (Persique), vịnh Bengan (Bengal), vịnh Ôxtrâylia (Australia) Lớn. Dãy núi ngầm trung tâm phân chia ÂĐD thành hai phần: phần phía tây nông hơn, ở đây có các đảo Mađagaxca (Madagascar), Xâysen (Seychelles), Amiran (Amirantes), Maxcaren (Mascareignes), vv.; phần phía đông sâu hơn, ở nam đảo Java (Java) có máng biển sâu Xôngđơ (Sonde), vực sâu nhất: 7.729 m. Các dãy núi ngầm, các gờ phân chia lòng đại dương thành các bồn: Tây Ôxtrâylia, Phi - Nam Cực, vv. Ở các đới riptơ có mỏ crom, sắt, mangan, đồng. Trên vùng thềm lục địa có mỏ dầu và khí ở vịnh Pecxich. Ở phần phía bắc có khí hậu gió mùa; ở các vĩ độ nhiệt đới, cận nhiệt đới của phần phía nam thống trị gió tín phong; ở những vĩ độ ôn đới, các cơn bão ngoại nhiệt đới có sức mạnh lớn. Nước trên mặt có nhiệt độ ưu thế trên 20 oC, phần phía nam dưới 0 oC. Băng hình thành ở các vĩ độ Nam Cực được gió và các dòng hải lưu đưa tới 65 - 68o vĩ Nam. Độ mặn 32 - 36,5‰ (Biển Đỏ 42‰). Nghề đánh cá hạn chế ở ven bờ, ở phía nam có nghề săn cá voi. Các hải cảng lớn: Ađen (Aden), Bombay (Bombay), Cancutta (Calcutta), Karachi (Karachi), Côlômbô (Colombo), Chittagông (Chittagong), Rangun (Rangoon), Bâyra (Beira), Đơban (Durban), vv.

 

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thuật ngữ địa lí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
so với Mặt Trời. Thực tế, hiện tượng TT bao gồm cả dao động thẳng đứng của mực nước biển và dao động theo chiều ngang của dòng triều. THUỶ TRIỀU VÙNG BIỂN VIỆT NAM: thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau. Đặc biệt, nhật triều ở đảo Hòn Dấu (Đồ Sơn) là điển hình trên thế giới. 1) Vùng bờ biển Bắc Bộ và Thanh Hoá: nhật triều. Hòn Gai, Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 - 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 - 22 ngày nhật triều. 2) Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 - 1,2 m. 3) Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 - 0,6 m. 4) Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều. 5) Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 - 0,8 m. 6) Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 - 1,2 m. 7) Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 - 2,0 m. 8) Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên duới 1 m. TIỀM NĂNG DÂN SỐ: khả năng đáp ứng về số lượng và chất lượng các nhu cầu lao động để phát triển đất nước. TNDS xác định bằng tỉ lệ nhân lực đến tuổi lao động so với tổng dân số của mỗi nước. Chất lượng của TNDS gồm học thức, khả năng chuyên môn, kĩ thuật, vv. TNDS mà không sử dụng hết thì gây sức ép lớn vào đời sống và việc làm của dân cư. TÍNH HẢI DƯƠNG: đặc trưng của môi trường tự nhiên chịu ảnh hưởng quyết định của biển, hình thành tại rìa lục địa, ven đại dương. THD thể hiện ở biên độ nhiệt độ năm và ngày nhỏ, khí hậu điều hoà, thời tiết nhiều mây, độ ẩm không khí cao, mưa nhiều, cảnh quan chủ yếu là đồng cỏ và rừng lá rộng. Xt. Khí hậu hải dương. TÍNH LỤC ĐỊA: đặc trưng của môi trường tự nhiên hình thành tại trung tâm các lục địa lớn, vd. lục địa Á - Âu, lục địa Bắc Mĩ. TLĐ thể hiện ở sự dao động lớn của nhiệt độ năm và nhiệt độ ngày. Thời tiết thường quang mây, khô, ít mưa. Cảnh quan chủ yếu là thảo nguyên khô, nửa hoang mạc, hoang mạc. Xt. Khí hậu lục địa. TRẠM KHÍ TƯỢNG: địa điểm quan trắc và đo đạc các hiện tượng khí quyển và đặc trưng vật lí của khí quyển. Công việc này tiến hành lâu dài và theo định kì quy định của ngành khí tượng (thời gian quan trắc trong một ngày). Các TKT hợp thành một mạng lưới gồm nhiều trạm của ngành khí tượng gọi là mạng lưới điều tra cơ bản khí tượng. Những yếu tố quan trắc ở một TKT phổ thông gồm có các hạng mục quan trắc thông thường: khí áp, nhiệt độ và độ ẩm không khí, gió, mây, giáng thuỷ, giờ nắng, vv. Trong ngành khí tượng còn có những trạm quan trắc chuyên đề như TKT cao không, TKT nông nghiệp, trạm bức xạ, TKT thuỷ văn. TUỔI ĐỊA HÌNH: thời gian tính từ lúc hình thành địa hình cho đến nay (địa hình vẫn giữ một số nét ban đầu lúc hình thành). Có thể phân biệt: TĐH tuyệt đối thường tính bằng số năm (trăm, nghìn, triệu năm...), xác định cho các địa hình tích tụ. TĐH tương đối tính bằng các đơn vị kỉ, thế... cho các địa hình tích tụ và bóc mòn. Ngoài ra còn tuổi hình thái của địa hình, chỉ các giai đoạn thành tạo địa hình: trẻ, trưởng thành, già, vv. TUỔI THỌ TRUNG BÌNH CỦA DÂN CƯ: số năm trung bình mà trẻ em mới sinh trong một vùng, một nước, hi vọng sống được với giả thiết là tình trạng tử vong không thay đổi. Trong thế kỉ 18, TTTBCDC trên thế giới dưới 30 tuổi. Ngày nay, ở các nước phát triển, tuổi thọ trung bình trên 70 tuổi. Theo chiến lược dân số năm 2000 của Hội nghị Quốc tế về Dân số, năm 1989 tại Hà Lan, tuổi thọ trung bình của dân cư thế giới sẽ nâng lên 62 tuổi. TTTBCDC là một chỉ tiêu tổng hợp quan trọng đánh giá tình hình sức khoẻ và mức sống của dân cư VỊNH (luật, quân sự, địa lí):   (luật, quân sự, địa lí), một phần của hồ lớn, biển, đại dương ăn khá sâu vào lục địa, nhưng vẫn ăn thông, trao đổi tự do với phần nước chính bên ngoài (vd. vịnh Thái Lan, vịnh Bắc Bộ, vv.). Trong một số trường hợp, V được dùng cho cả phần đại dương mà theo chế độ thuỷ văn, nơi đó phải được gọi biển hoặc V còn dùng để gọi biển rìa (vd. vịnh Mêhicô). Xt. Vịnh lịch sử. VÙNG NÔNG NGHIỆP: đơn vị sản xuất lãnh thổ mà nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu, được thể hiện trên bản đồ địa lí của mỗi quốc gia, mỗi khu vực, theo nguyên tắc lợi dụng đầy đủ các điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương, để đáp ứng nhu cầu sản phẩm nông nghiệp phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ở một số nước, VNN được xây dựng theo phương pháp kết hợp nghiên cứu phân tích với phát triển tổng hợp; xác định những đối tượng cây trồng, vật nuôi chính, định cho từng đối tượng những vùng sản xuất thích hợp nhất và vùng không thích hợp, trên cơ sở đó, xác định cơ cấu trồng trọt, chăn nuôi cho các vùng chính. VNN thuần tuý chỉ tồn tại trong các nền kinh tế chưa phát triển. Kinh tế mà đạt tới trình độ cao thì trong vùng sẽ xuất hiện nhiều cơ sở công nghiệp, chế biến nông sản và phục vụ sản xuất nông nghiệp, lúc đó cơ cấu sản xuất của vùng biến đổi về chất, dẫn đến sự hình thành các tổ hợp nông - công nghiệp với hình thức khác nhau. VNN có thể phân ra các vùng trồng trọt, chăn nuôi, chuyên canh lúa, cây công nghiệp, vv. VƯỜN QUỐC GIA: khu bảo tồn thiên nhiên do nhà nước quyết định thành lập, nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác và phá huỷ giới tự nhiên trong đó nhằm bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, bảo tồn nguyên vị loài động vật, thực vật, bảo tồn nguồn gen tự nhiên có giá trị khoa học, kinh tế, giải trí, giáo dục và thẩm mĩ. Hệ thống sinh thái trong khu VQG phải được giữ nguyên trạng, không có sự can thiệp của con người vào môi trường vật lí và các hệ động vật, thực vật. Các mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh vật và môi trường, giữa các hệ sinh vật và bên trong mỗi hệ sinh vật vận hành theo quy luật cân bằng tự nhiên. Các chức năng sản xuất, điều hoà và bảo vệ trong hệ thống triển khai một cách bình thường. VQG là đối tượng quản lí theo một quy chế nghiêm ngặt do nhà nước ban hành. VQG được phân thành 3 phân khu: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái, phân khu hành chính - dịch vụ. Các khu dịch vụ dành cho hoạt động tham quan, giải trí và trụ sở cơ quan quản lí; có thể thiết kế đường sá, vườn cây, hồ nước và công trình phục vụ khách tham quan. Để bảo đảm an toàn việc bảo tồn các hệ động vật, hệ thực vật, hệ sinh thái có vùng đệm. Vùng đệm là vùng đất đai được phép khai thác hạn chế vì mục đích dân sinh nằm liền kề với VQG hay khu bảo tồn thiên nhiên, là hành lang an toàn bảo vệ, kiểm soát, ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào VQG. VQG thường được xây dựng tại các danh lam thắng cảnh, nơi có nhiều tài nguyên quý giá, nhất là tài nguyên sinh vật, dùng làm nơi nghiên cứu tự nhiên nguyên sinh hoặc làm nơi du lịch, nghỉ ngơi. VQG đầu tiên trên thế giới là VQG Yelâuxtân (Yellowstone) ở Hoa Kì, xây dựng vào năm 1872. Ở Việt Nam, đến cuối năm 2003, đã có 27 VQG. VQG Cúc Phương, VQG Cát Bà, VQG Cát Tiên, vv. XÓI MÒN: (cg. xâm thực), toàn bộ các hoạt động địa chất - địa lí ngoại sinh làm mất đi một phần hay toàn bộ đất đá trên bề mặt, dẫn tới sự hạ thấp địa hình. Quá trình XM diễn ra do các tác nhân chủ yếu sau: 1) Tác nhân cơ học - lực của dòng chảy phá huỷ, xói lở, mài mòn đá và cuốn trôi đá vụn theo dòng nước; 2) Tác nhân hoá học - nước hoà tan đá và các sản phẩm phong hoá rồi cuốn trôi đi, do đó đá gốc cũng bị mòn nhanh chóng. Hoạt động XM tăng theo tỉ lệ (trong đó m = khối lượng của nước, v = tốc độ của dòng chảy). Hoạt động XM do nước gồm: 1) XM phẳng, diễn ra do sự rửa lũa đá khi mưa, tuyết tan. Sự chảy tràn của các dạng nước này có xu hướng nhanh chóng tập trung thành các dòng phôi thai, nhất là ở vùng sườn đồi núi. 2) XM tuyến - nước tập trung thành dòng và bắt đầu tác dụng XM cơ học mạnh mẽ tạo thành các mương xói tiến tới hình thành thung lũng suối, sông. Sự XM tuyến diễn ra theo hai hướng tuỳ theo địa hình. Ở nơi địa hình dốc, dòng nước có tác dụng đào sâu lòng suối và sự XM đáy diễn ra theo hướng giật lùi từ gốc XM tiến ngược về thượng lưu (XM giật lùi) để đạt trắc diện cân bằng. Ở nơi địa hình bằng phẳng tác dụng đào sâu lòng yếu đi mà tác dụng XM bờ mạnh hơn và kết quả là bờ bị sập đổ, thung lũng được mở rộng. XM bờ tạo ra các bãi bồi và khúc uốn. Tốc độ XM thay đổi tuỳ theo điều kiện khí hậu, địa hình, lớp phủ thực vật. Trung bình XM hoá học cứ 1.000 năm làm mòn đi từ 6 đến 7 mm, tốc độ của XM cơ học thì gấp 10 lần. Đối với các tác nhân khác như gió, nước biển, tác dụng XM gọi là thổi mòn, mài mòn. Các biện pháp phòng, chống XM: gia cố bờ (kè đá, lát bờ), điều chỉnh hướng, lưu lượng và tốc độ dòng chảy (làm công trình nắn dòng, xây đập, tạo hồ chứa), vv. XÂM NHẬP MẶN:     hiện tượng diễn ra ở vùng cửa sông đổ ra biển hoặc ở đồng bằng ven biển, khi nước biển mặn xâm nhập vào khối nước ngọt của vùng cửa sông hoặc vào các tầng nước dưới đất. XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG: đưa người lao động (bao gồm công nhân kĩ thuật, kĩ sư, chuyên gia) ra nước ngoài làm việc nhằm tăng thu nhập về ngoại tệ cho đất nước, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. XKLĐ là một hình thức di chuyển lao động từ nước có nhân lực dồi dào, chủ yếu là các nước đang phát triển, sang các nước thiếu lao động, chủ yếu là các nước có nền kinh tế phát triển. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động vẫn giữ quốc tịch của nước xuất khẩu. Có hai hình thức XKLĐ: cử chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề làm những việc khó và đưa người lao động phổ thông đi làm bất kì nghề gì theo yêu cầu của phía tiếp nhận lao động. Từ những năm đầu 80 thế kỉ 20, Việt Nam bắt đầu đưa lao động ra nước ngoài làm việc, chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa dưới hình thức hợp tác lao động và một số nước đang phát triển ở Trung Đông và Châu Phi; đến nay, đã mở rộng sang nhiều nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia, vv.

File đính kèm:

  • docThuat ngu Dia Li New.doc