Văn minh Ấn Độ

Ấn Độ là một bán đảo ở Nam Á, từ Đông Bắc đến Tây Bắc có núi chắn ngang, trong đó có dãy Himalaya nổi tiếng. Ấn Độ chia làm hai miền Nam, Bắc lấy dãy núi Vinđya làm ranh giới. Miền Bắc Ấn Độ có hai con sông lớn là sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Gange). Sông Ấn chia làm 5 nhánh, nên đồng bằng lưu vực sông Ấn được gọi là vùng Pungiáp (vùng Năm sông).

Tên nước Ấn Độ là gọi theo tên con sông này. Sông Hằng ở phía Đông được coi là một dòng sông thiêng. Từ xưa nhân dân Ấn Độ thường đến khúc sông ở thành phố Varanadi (Bênarét) để cử hành lễ tắm mang tính chất tôn giáo. Cả hai dòng sông này đã bồi đắp thành hai đồng bằng màu mỡ ở miền Bắc Ấn Độ vì vậy nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh của đất nước này.

Cư dân Ấn Độ, về thành phần chủng tộc, gồm hai loại chính: người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền Nam và người Arya chủ yếu cư trú ở miền Bắc. Ngoài ra còn có nhiều tộc khác như người Hy Lạp, người Hung Nô, người Arập. Họ dần dần đồng hóa với các thành phần cư dân khác, do đó vấn đề bộ tộc ở Ấn Độ là một vấn đề hết sức phức tạp.

Thời cổ trung đại, phạm vi địa lí của nước Ấn Độ bao gồm cả các nước Pakixtan, Bănglađét và Nêpan ngày nay.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2097 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn minh Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
huy hoàng nhất trong lịch sử Ấn Độ cổ đại. Đến thời Axôca (273-236 TCN), vương triều Môrya đạt đến giai đoạn cường thịnh nhất. Đạo Phật ra đời từ khoảng thế kỉ V TCN, đến thời kì này được phát triển nhanh chóng và trở thành quốc giáo. Sau khi Axôca chết, vương triều Môrya suy sụp nhanh chóng, nước Magađa thống nhất dần dần tan rã, đến năm 28 TCN thì diệt vong. - Nước Cusan. Trong khi tình hình chia cắt ở Ấn Độ đang diễn ra trầm trọng thì vào thế kỉ I, tộc Cusan (cùng một huyết thống với người Tuốc) từ Trung Á tràn vào chiếm được miền Tây Bắc Ấn Độ lập thành một nước tương đối lớn. Vua nước Cusan lúc bấy giờ là Canixca (78-123) cũng là một người rất tôn sùng đạo Phật nên thời kì này Phật giáo cũng rất hưng thịnh. Sau khi Canixca chết, nước Cusan ngày càng suy yếu, lãnh thổ chỉ còn lại vùng Pungiáp và tồn tại đến thế kỉ V thì diệt vong. - Vương triều Gupta và vương triều Hácsa. Trong thế kỉ III, Ấn Độ lại bị chia cắt trầm trọng. Năm 320, vương triều Gupta được thành lập, miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ tạm thời thống nhất một thời gian. Từ năm 500-528, phần lớn miền Bắc Ấn Độ bị người Eptalil xâm chiếm và thống trị, đến năm 535, triều Gupta diệt vong. Năm 606, vua Hácsa lại dựng lên một vương triều tương đối hùng mạnh ở miền Bắc Ấn Độ. Chính trong thời kì này, nhà sư Huyền Trang của Trung Quốc đã sang Ấn Độ để tìm kinh Phật. Năm 648, Hácsa chết, quốc gia hùng mạnh do ông dựng lên cũng tan rã. Từ đó cho đến thế kỉ XII, Ấn Độ bị chia cắt càng trầm trọng và nhiều lần bị ngoại tộc xâm nhập. Đặc biệt từ đầu thế kỉ XI, Ấn Độ thường bị các vương triều Hồi giáo ở Ápganixtan tấn công và đến năm 1200, toàn bộ miền Bắc Ấn Độ bị nhập vào Ápganixtan. 4. Ấn Độ từ thế kỉ XIII - XIX. - Thời kì Xuntan Đêli (1206-1526). Năm 1206, viên Tổng đốc của Ápganixtan ở miền Bắc Ấn Độ đã tách miền Bắc Ấn Độ thành một nước riêng tự mình làm Xuntan (vua), đóng đô ở Đêli, gọi là nước Xuntan Đêli (vương quốc Hồi giáo Đêli). Từ đó đến năm 1526, ở miền Bắc Ấn Độ đã thay đổi đến 5 vương triều, nhưng đều do người ngoại tộc theo Hồi giáo thành lập, đồng thời đều đóng đô ở Đêli nên thời kì này gọi là thời kì Xuntan Đêli. - Thời kì Môgôn (1526-1857). Nước Mông Cổ do Thành Cát Tư Hãn thành lập năm 1206. Sau khi Thành Cát Tư Hãn chết (1227), đế quốc Mông Cổ chia thành nhiều nước. Dòng dõi của người Mông Cổ ở Trung Á đều Tuốc hóa và đều theo đạo Hồi. Từ thế kỉ XIII, người Mông Cổ ở Trung Á nhiều lần tấn công Ấn Độ. Năm 1526, họ chiếm được Đêli thành lập vương triều mới gọi là vương triều Môgôn (Mông Cổ). Từ giữa thế kỉ XVIII, thực dân Anh bắt đầu chinh phục Ấn Độ, đến năm 1849, Ấn Độ hoàn toàn biến thành thuộc địa của Anh, vương triều Môgôn đến năm 1857 bị diệt vong. Những thành tựu chủ yếu của văn minh Ấn Độ 1. Chữ viết, văn học Chữ viết Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ họa. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này. Văn học Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn “Năm phương pháp” chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á - Âu. 2. Nghệ thuật Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích họa rất đẹp. Các công trình kiến trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII. 3. Khoa học tự nhiên Thiên văn Người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận. Toán học Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học). Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác, Pi = 3,1416. Vật lí Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “Trái đất do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”. Y học Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “Y học toát yếu” và “Luận khảo về trị liệu”. 4. Tư tưởng, tôn giáo: Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo Jain và đạo Xích. - Đạo Balamôn Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama (thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva (thần Hủy diệt, có hủy diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)... Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa (thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN), giai đoạn Balamôn (thế kỉ V TCN - đầu CN), giai đoạn Ấn Độ giáo (đầu CN - nay) - Đạo Phật Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điền suy xét kì diệu): Khổ đế Suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo. Nhân đế -Tập đế Nguyên nhân của sự khổ là dục tức lòng ham muốn Diệt đế Con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo Đạo đế Con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo Đức Phật còn đề ra tám con đường chính trực để tu hành-Bát chánh: Chánh kiến Phải có tín ngưỡng đúng đắn. Chánh tư duy Phải có suy nghĩ đúng đắn. Chánh ngữ Phải có lời nói đúng. Chánh nghiệp Phải có hành động đúng. Chánh mệnh Phải có cuộc sống đúng đắn. Chánh tinh tiến Phải có những ước mơ đúng đắn. Chánh niệm Phải có những điều tưởng nhớ đúng đắn. Chánh định Phải tập trung tư tưởng mà suy nghĩ. Đạo Phật còn đề ra Ngũ giới: Bất sát sinh Không giết hại các động vật. Bất đạo tặc Không trộm cướp. Bất vọng ngữ Không nói dối. Bất tà dâm Không tham vợ hay chồng của người khác. Bất ẩm tửu Không uống rượu. Về mặt thế giới quan, nội dung cơ bản của đạo Phật là thuyết duyên khởi. Do quan niệm duyên khởi sinh ra vạn vật nên đạo Phật chủ trương Vô tạo giả, Vô ngã, Vô thường: Vô tạo giả Quan niệm thế giới này không do một đấng tối cao nào tạo ra, tự nhiên mà có và vô cùng vô tận. Như vậy là đạo Phật không dựa vào một đấng tối cao nào để giải thích về sự xuất hiện thế giới như các tôn giáo khác. Vô ngã Không có những thực thể vật chất tồn tại một cách cố định. Con người cũng chỉ là tập hợp của Ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) chứ không phải là một thực thể tồn tại lâu dài. Vô thường Vạn vật trong thế giới này biến đổi không ngừng, không có gì là vĩnh cửu cả. Qua những giáo lí ban đầu của đạo Phật như vậy, ta thấy lúc đầu đạo Phật chỉ là một triết lí về nhân sinh quan. Đạo Phật sơ khai lúc đầu không thời bất cứ một vị thần thánh nào. Ngay cả Phật tổ Thích Ca Mâu Ni cũng không tự coi mình là thần thánh. Tuy Phật tổ Thích Ca Mâu Ni có tổ chức các tăng đoàn Tỳ Kheo (đoàn thể những tăng lữ khất thực) để đi truyền bá đạo Phật ở khắp nơi nhưng đó không phải là một tổ chức tôn giáo có hệ thống chùa tháp như ngày nay. Trong hoàn cảnh xã hội đầy rẫy bất công do chế độ đẳng cấp gây ra, thì đạo Phật lại chủ trương không phân biệt đẳng cấp, kêu gọi lòng thương người (từ bi hỉ xả), tránh điều ác, làm điều thiện. Những lời kêu gọi sự công bằng, lòng nhân đức đó đã được đông đảo người dân hưởng ứng. - Đạo Jain Đạo Jain cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. - Đạo Xích (Sikh) Đạo Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của Ấn Độ giáo và giáo lí của đạo Hồi. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap. (Nguồn: - “Lịch sử văn minh thế giới” Tác giả: Vũ Dương Ninh - Nguyễn Gia Phu Nguyễn Quốc Hùng - Đinh Ngọc Bảo Nhà xuất bản Giáo dục - “Lịch sử văn minh thế giới” Biên soạn: Đoàn Trung)

File đính kèm:

  • docVan minh An Do.doc
Giáo án liên quan