I/MỤC TIÊU:
Giúp học sinh:
Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bộ đồ dùng để thực hiện trò chơi “ Bé là con ai”( 5 hình bố mẹ, 5 hình em bé)
Hình minh hoạ sgk.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC:
71 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy môn học Khoa học 5 - Tiết 1 đến tiết 38, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khí có đặc điểm gì ?........................
...................................................................
Hoạt động 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT LỎNG TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY.
Quan sát hình sgk và cho biết : đó là sự chuyển thể của chất nào ?
Hãy mô tả lại sự chuyển thể đó.
Nêu ví dụ thêm sự chuyển các chất khác mè em biết.
KL: Khi nhiệt độ thay đổi, một số chất có thể chuyển từ thể này sang thể khác. Sự chuyển thể này là một dạng biến đổi lí học.
Hoạt động 3: Trò chơi: AI NHANH, AI ĐÚNG.
Nhóm 4: Đọc kĩ yêu cầu sgk các nhóm hoàn thành bài làm.
Ghi tên các chất vào cột phù hợp.
Nhận xét khen ngợi các nhóm tìm được nhiều nhất.
Kết thúc: 3hs trả lời câu hỏi :
+ Chất rắn có đặc điểm gì ?
+ Chất lỏng có đặc điểm gì ?
+ Chất khí có đặc điểm gì ?
Nhận xét tiết học.
+ Nước tồn tại ở ba thể: thể rắn, thể lỏng, thể khí.
+ Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác dưới sự ảnh hưởng của nhiệt độ. Ví dụ dưới 0oC nước từ thể lỏng chuyển thành thể rắn, khi nhiệt độ lên cao 100oC nước bay hơi chuyển thành thể khí.
Đánh dấu x vào ô trống:
Tên chất
Thể rắn
Thể lỏng
Thể khí
Cát trắng
x
Cồn
x
Đường
x
Ô- xi
x
Nhôm
x
Xăng
x
Nước đá
x
Hình 1: nước ở thể lỏng được đựng trong cốc.
H 2: nước ở thể rắn khi nhiệt độ thấp dưới OoC và nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng trong điều kiện nhiệt độ bình thường.
H 3: nước trong cốc đang bốc hơi chuyển thành thể khí khi gặp nhiệt độ cao.
Vd: Mùa đông mỡ đóng lại thành thể rắn khi bỏ vào chão đun lên bếp mỡ từ thể rắn sang thể lỏng.
Hs cả lớp cùng hỏi và trả lời
Tuần : 18
Tiết : 36
HỖN HỢP.
NS : 06 - 01- 2010
NG : 08 - 01- 2010
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng ).
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hs chuẩn bị một ít muối, mì chính, hạt tiêu, thìa nhỏ,...
Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: hs trả lời câu hỏi trong bài “ Sự chuyển thể cảu chất”.
Nhận xét và cho điểm.
GT: Em hiểu thế nào là hỗn hợp?
Hỗn hợp là gì ? Làm thế nào để có được một hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp khi cần thiết? Qua bài học hôm nay các em sẽ trả lời được câu hỏi đó.
Hoạt động 1: Trò chơi TẠO HỖN HỢP GIA VỊ.
Nhóm 4: Quan sát từng chất, nếm riêng từng chất nêu đặc điểm và báo cáo.
Dùng thìa cho vào cốc,trộn đều, nếm chất đã trộn và nêu nhận xét.
+ Hỗn hợp các em vừa trộn có tên là gì ?
+ Để tạo ra một hỗn hợp gia vị, các em dùng những chất nào ?
+ Em còn biết những hỗn hợp nào trong cuộc sống hằng ngày ?
Hs đọc mục bạn cần biết sgk.
Hoạt động 2: KỂ TÊN MỘT SỐ HỖN HỢP.
Nhóm 2: + Không khí là một chất hay hỗn hợp ?
+ Kể tên một số hỗn hợp mà em biết ?
Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP.
Gvnêu : Các em đã biết cách tạo ra một hỗn hợp. Làm thế nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp?
Đọc sgk và nêu mỗi hình ứng với việc sử dụng phương pháp nào để tách các chất ra khỏi hỗn hợp ?
Hs giải thích.
Kết thúc:
+Hỗn hợp là gì ?
+ Hỗn hợp gồm các chất có tính chất gì ?
Nhận xét tiết học.
3 hs trả lời :
+ Chất rắn có đặc điểm gì ? Cho ví dụ.
+ Chất lỏng có đặc điểm gì ? Nêu ví dụ.
+ Chất khí có đặc điểm gì ? Nêu vídụ.
Hỗn hợp là các chất trộn lẫn với nhau.
Hs các nhóm báo cáo kết quả.
+ Hỗn hợp gia vị.
+ để tạo ra hỗn hợp gia vị chúng ta cần: muối, mì chính, hạt tiêu.
+ Hỗn hợp muối vừng gồm vừng và muối.
Hỗn hợp cám và gạo.
+ Không khí là một hỗn hợp vì trong không khí có chứa cả nước, bụi bẩn, khói và các chất rắn không tan.
+ Hỗn hợp cám với gạo.
Hỗn hợp gạo với trấu.
Hỗn hợp gạo với sạn.
Hỗn hợp đường và cát.
Hỗn hợp ngô và đỗ...
Hình 1: Làm lắng.
Hình 2: Sàng, sảy.
Hình 3: Lọc.
Hình 1: Để tách cát ra khỏi hỗn hợp nước ta có thể dùng phương pháp làm lắng, khi đó cát nặng sẽ lắng xuống đáy cốc....
Hs nêu tương tự các hình khác.
+ Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau.
+ Các chất trong hỗn hợp không hoà tan trong nhau.
Tuần : 19
Tiết : 37
DUNG DỊCH.
NS : 11 - 01- 2010
NG : 13 - 01- 2010
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hs chuẩn bị một ít đường, muối ăn, thìa nhỏ, cốc, chén.
Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: Hs trả lời câu hỏi trong bài “ Hỗn hợp”.
Gv nhận xét và cho điểm.
GT: Cho thìa đường vào cốc nước, dùng thìa khuấy nhẹ để hoà tan đường và hỏi:
Đường ở trong cốc đã đi đâu? Khi hoà tan tan đường vào nước ta được một dung dịch.Dung dịch là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: THỰC HÀNH TẠO MỘT DUNG DỊCH NƯỚC ĐƯỜNG.
Nhóm 4: Nếm riêng từng chất: nước sôi nguội, muối hoặc đường. Ghi vào giấy.
Cho một ít muối hoặc đường vào cốc nước, dùng thìa khuấy đều. Cho các bạn trong nhóm nếm, ghi kết quả vào giấy.
Hs trình bày, nhận xét.
+ Dung dịch các em vừa pha có tên là gì ?
+ Để tạo ra một dung dịch cần có những điều kiện nào ?
+ Vậy dung dịch là gì ?
+ Hãy kể tên các dung dịch mà em biết ?
Hs đọc mục bạn cần biết sgk.
Hoạt động 2: PHƯƠNG PHÁP TÁCH CÁC CHẤT RA KHỎI DUNG DỊCH.
Cho hs quan sát thí nghiệm: Lấy một nước sôi, úp đĩa lên mặt cốc. Một phút sau mở cốc ra.
+ Hiện tượng gì xảy ra ?
+ Vì sao có những giọt nước đọng trên mặt đĩa ?
+ Theo em, những giọt nước đọng trên mặt đĩa có vị như thế nào ?
Hs nếm thử.
KL: Cách làm đó được gọi là chưng cất. Người ta thường dùng phương pháp chưng cất để tách các chất trong dung dịch.
Hs đọc mục bạn cần biết sgk.
Hoạt động 3: TRÒ CHƠI “ĐỐ BẠN”.
Nhóm đôi. Nêu cách làm để tạo ra nước cất hoặc muối.
Kết thúc:
+ Dung dịch là gì ?
+ Nêu sự giống nhau và khác nhau giữa hỗn hợp và dung dịch ?
+ Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng cách nào ?
Nhận xét tiết học.
3 hs trả lời:
+ Hỗn hợp là gì ? Cho ví dụ.
+ Nêu cách tạo ra một hỗn hợp.
+ Nêu cách tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng.
+ Dung dịch nước đường, dung dịch nước muối.
+ Cần ít nhất từ hai chất trở lên, trong đó có một chất ở thể lỏng và chất kia phải hoà tan được vào chất lỏng đó.
+ Dung dịch là hỗn hợp chất lỏng với chất rắn hoà tan trong chất lỏng đó.
+ Dung dịch nước giấm đường.
+ dung dịch nước mắm và mì chính.
+ Có những giọt nước đọng.
+Là do nước nóng bốc hơi, gặp không khí lạnh sẽ ngưng tụ lại.
+ Hs dự đoán và nêu....
2 Hs trình bày.
3 hs trả lời.
Tuần : 19
Tiết : 38
SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC.
NS : 14 - 01- 2010
NG : 15- 01- 2010
I/ MỤC TIÊU:
Nêu được một số ví dụ về biến đổi hoá học xảy ra do tác dụng của nhiệt hoặc tác dụng của ánh sáng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Giấy, nến, ống nghiệm, một ít đường , giấm, tăm tre, chén nhỏ.
Phiếu học tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài cũ: Hs trả lời câu hỏi trong bài “Dung dịch”.
Gv nhận xét và cho điểm.
GT: Có những chất khi hoà tan hay trộn lẫn với các chất khác thì có sự biến đổi để tạo thành một chất mới có tính chất hoàn toàn khác với tính chất ban đầu. Khoa học gọi đó là gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: THẾ NÀO LÀ SỰ BIẾN ĐỔI HOÁ HỌC.
Nhóm 4: Đọc sgk/78, thực hành thí nghiệm và ghi vào phiếu học tập.
Thí nghiệm
Mô tả hiện tượng
Giải thích hiện tượng
Đốt tờ giấy
Chưng đường trên ngọn lửa
Hs trình bày.
Nhận xét, bổ sung.
+ Giấy có tính chất gì ?
+Khi bị cháy giấy có giữ được tính chất ban đầu của nó không ?
+ Hoà tan đường vào nước ta được gì ?
+ Đem chưng cất dung dịch đường ta được gì ?
Như vậy dung dịch đường đã biến đổi thành một chất khác dưới tác dụng của nhiệt, nó giữ được tính chất ban đầu, giấy đã bị biến đổi thành một chất khác khi ta đốt trên ngọn lửa. Hiện tượng đó gọi là sự biến đổi hoá học.
- Sự biến đổi hoá học là gì ?
Hoạt động 2: PHÂN BIỆT SỰ BIẾN ĐỔI HÓA HỌC VÀ SỰ BIẾN ĐỔI LÍ HỌC.
Quan sát sgk/ 79. Nhóm 4.
Nội dung của tranh vẽ là gì? Đó là sự biến đổi nào ? Giải thiách vì sao lại kết luận như vậy ?
Các nhóm trình bày, cả lớp bổ sung.
KL: Sự biến đổi từ chất này thành chất khácgọi là sự biến đổi hoá học. Các chất đã biến đổi có tính chất hoàn toàn khác tính chất của mỗi chất tạo thành nó.
Kết thúc: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng:
a.Hiện tượng gì xảy ra khi cho vôi sống vào nước?
o Không có hiện tượng gì.
o Nước sôi và bốc hơi.
o Vôi sống trở nên dẻo quánh thành vôi tôi và kèm theo sự toả nhiệt.
b.Hiện tượng chất này biến đổi thành chất khác gọi là gì ?
o Sự biến đổi lí học.
o Sự biến đổi hoá học.
Nhận xét tiết học.
3 hs trả lời câu hỏi:
+ Dung dịch là gì ? Cho ví dụ.
+ Hãy nêu sự giống nhau và khác nhau giữa dung dịch và hỗn hợp ?
+ Người ta có thể tách các chất trong dung dịch bằng phương pháp nào ? Cho ví dụ.
+ Tờ giấy bị cháy thành than.
Giải thích: - Tờ giấy đãbiến đổi thành một chất khác là than. Than giòn dễ nát vụn, chứ không dai như giấy ban đầu.
+ Đường từ màu trắng chuyển sang màu nâu sẫm, có vị đắng. Nếu tiếp tục đun nữa sẽ cháy thành than. Trong quá trình chưng đường có khói bốc lên.
- Dưới tác dụng của nhiệt từ ngọn lửa, đường đã biển đổi thành một chất khác, không còn vị ngọt ban đầu của đường.
+ Giấy dai.
+ Khi bị cháy tờ giấy bị cháy thành than không còn tính chất ban đầu của nó.
+ Ta được dung dịch đường.
+ Đem chưng cất dung dịch đường ta được một chất có màu nâu thẫm, có vị đắng, nếu đun nữa sẽ cháy thành than.
Hs nghe.
...là sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
Hình 1: Cho vôi sống vào nước.Đây là sự biến đổi hoá học. Vì vôi sống khi thả vào nước đã hoà tan trong nước, nó biến đổi thành vôi tôi dẻo quánh, kèm theo sự toả nhệt, không có tính chất như vôi sống.
Hình 2: Xé giấy thành những mảnh vụn. Đây là sự biến đổi lí học. Vì giấy bị xé vụn thành hình dạng khác nhau nhưng vẫn giữ nguyên tính chất của giấy, không biến đổi thành chất khác.
Hình 3: Xi măng trộn cát. Đây là sự biến đổi lí học....
H4: Xi măng trộn cát, nước. Đây là sự biến đổi hóa học...
H5: Đinh để lâu ngày biến thành đinh gỉ. Đây là sự biến đổi hoá học...
H6: Thuỷ tinh ở thể lỏng được thổi thành chai, lọ... đây là sự biến đổi lí học,...
ý c
ý b
File đính kèm:
- KH lop 5HKI.doc