Thiết kế bài dạy Giáo dục Công dân 7

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

- Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại sao cần phải sống giản dị.

- Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

- Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

II. CHUẨN BỊ :

- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối sống giản dị.

- Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.

 

doc109 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1113 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thiết kế bài dạy Giáo dục Công dân 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. 5. Dận dò - Làm các bài tập còn lại - Giờ sau GV thu vở kiểm tra bài tập ở nhà. tuần 31 + 32 bài 18 tiết 31 + 32 : bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) A- Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Giúp học sinh hiểu được - Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, Thị trấn) gồm có những cơ quan nào - Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 2. Thái độ - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương. - Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự cộng cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 3. Kỹ năng - Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình. - Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương - Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ. B- Phương pháp - Nếu có điều kiện tổ chức tham quan cơ sở kinh tế, văn hoá địa phương - Tổ chức nghe nói chuyện về kế hoạch phát triển KT-VH-XH địa phương - Thảo luận - Tổ chức trò chơi C- Phương tiện dạy và học - SGK - SGV Giáo dục công dân 7 Hiến pháp nước Cộng hào Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 Luật tổ chức HĐND và UBND Băng hình, tranh ảnh về bầu cử Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở. D. Hoạt động dạy và học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Cau hỏi: Vẽ sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước 3. Bài mới Tiết 31 Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 Giới thiệu bài Liên quan trực tiếp và nhiều đến mỗi công dân là bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, thị trấn) Để hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy nhà nước cấp cơ sở chúng ta học bài hôm nay Hoạt động 2 Tìm hiểu tình huống hoạt động SGK Trước khi vào phần hỏi và giải đáp phápluật SGK trang 60, GV kiểm tra kiến thức của HS bài 17 để giúp học sinh hiểu bài hệ thống hơn GV: Sử dụng sơ đồ phân cấp bộ máy nhà nước. GV: Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( phường, xã,. thị trấn) có những cơ quan nào? GV: Giải thích tình huống Tr 60 GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống và nội dung trả lời. Học sinh quan sát và nhận xét GV: Chiếu trên máy nội dung tình huống. Mẹ em sinh em bé. Gia đình em cần xin giấy khai sinh thì đến cơ quan nào? 1. Công an xã, phường, thị trấn 2. Trường Trung học phổ thông 3. UBND xã, phường thị trấn GV: nhận xét và kết luận. Chuyển ý theo hoạt động 3. Kết luận tìm hiểu tình huống làm rõ những việc nào cần giải quyết phải đến UBND, công việc nào đến cơ quan quan khác. I. Tình huống : Bộ máy nhà nước cấp cơ sở * phương, thị xã) gồm: - HĐND ( xã, phường, thị trấn) - UBND ( xã, phường, thị trấn) Trả lời: Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã, phường thị trấn nơi đương sự cư trú hoặc đàng đăng ký hộ tịch thực hiện. - Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm Đơn xin cấp lại giấy khai sinh Sổ hộ khẩu Chứng minh thư nhân dân Các giấy tờ klhác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Trả lời: Phương án 3 đúng Hoạt động 3 Tìm hiểu nhiệm vụ và quyền hạn của các cấp cơ sở GV: Để giúp học sinh tiếp thu phần này, trước hết cho HS tái hiện kiến thức bài 17.GV chiếu trên máy nội dung điều 119 và điều 10 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. HĐND là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương do nhân dân bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ. - Bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh hiến pháp và pháp luật tại địa phương - Quyết định về kế hoạch phát triển kinh tế văn hoá, giáo dục an ninh ở địa phương. GV hỏi 1. HĐND xã phường, thị trấn do ai bầu ra? 2.HĐND có nhiệm vụ và quyền hạn gì? HS trao đổi ý kiến GV nhận xét rút ra kết luận. GV chiếu trên máy chiếu nội dung điều 12 hiến pháp Việt Nam 1992 UBND là cơ quan chấp hành của HĐND do HĐND bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. GV đặt câu hỏi 1. UBND xã, phường, thị trấn do ai bầu ra 2. UBND có nhiệm vụ, quyền hạn gì? HS tự do trình bày ý kiến GV nhận xét tóm tắt nội dung,nhận xét bổ sung. HS: Đọc lại nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn GV: Chốt lại phần này cho học sinh làm bài tập sau: Bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND, UBND xã, phường thị trấn - Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển địa phương - Giám sát thực hiện nghị định của HĐND - Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương - Quản lý hành chính địa phương - Truyên truyền giáo dục phápluật - Thực hiện nghĩa vụ quân sự - Bảo vệ tự do, bình đẳng - Thi hành pháp luật - Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương HS tự bộc lộ suy nghĩ GV kết thức tiết dạy . Dặn dò xem lại nội dung bài học SGK 1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra. - Nhiệm vụ và quyền lợi : Quyết định những chủ trường và biện pháp quan trọng ở địa phương như xây dựng kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với nhà nước. Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã phường, thị trấn, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã phường, thị trấn và các lĩnh vực kinh tế xã hội, đời sống. 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xa, phường, thị trấn UBND xa, phường, thị trấn do HĐND xã, phường thị trấn bầu ra - Nhiệm vụ và quyền hạn Quản lý nhà nước ở địa phương các lĩnh vực Tuyên truyền và giáo dục pháp luật đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hôi Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản Chống tham nhũng và tệ nạn xã hội Tiết 32 Hoạt động 4 Hệ thống hoá nội dung chính của bài học : Kết hợp với kiến thức bài 17 và phàn đã học ở tiết 1 bài 18 giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra nội dung bài học Câu hỏi: 1. HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào? 2. HĐND xã,phường, thị trấn do ai bầu ra có nhiệm vụ gì? 3. UBND xã phường, thị trấn do ai bầu ra và nhiệm vụ gì? 4. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã, phường thị trấn như thế nào? GV: phân công Nhóm 1 Câu 1 Nhóm 2 Câu 2 Nhóm 3 Câu 3 Nhóm 4 Câu 4 Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kỹ và đã được học nên GV cho thời gian thảoluận ngắn, phân công nhóm theo bàn và ngồi tại chỗ HS trả lời câu hỏi GV nhận xét và bổ xung ý kiến HS ghi vào vở Để liên hệ nội dung bài học giáo viên cho học sinh làm bài tập trác nghiệm sau Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần vào xây dựng nơi em ở? - Chăm chỉ học tập - Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống - Giữ gìn môi trường - Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi - Phòng chóng tệ nạn xã hội HS tự do trả lời GV Nhận xét cho điểm học sinh kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho học sinh HĐND và UBND xã, phường thị trấn là cơ quan chính quyền cấp cơ sở HĐND xã, phường, thị trấn do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về: - ổn định kinh tế - Nâng cao đời sống - Củng cố quốc phòng an ninh UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ - Chấp hành nghị quyết của HĐND - Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân .Chúng ta cần - Tôn trọng và bảo vệ - Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước - Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật - Quy định của chính quyền địa phương Hoạt động 5 Luyện tập : Phần bài tập nay giáo viên tổ chức theo nhóm như hoạt động 4.Giáo viên cho bài tập SGK và bài tập bổ sung Bài tập 1: Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B A. Việc cần giải quyết B. Cơ quan giải quyết 1. Đăng ký hộ khẩu 2. Khai báo tạm trú 3. Khai báo tạm vắng 4. Xin giấy khai sinh 5. Sao giấy khai sinh 6. Xác nhận lý lịch 7. Xin sổ y bạ khám bênh. 8. Xác nhận bảng điểm học tập 9. đăng ký kết hôn 1. Công an 2. UBND xã 3. Trưqờng học 4. Trạm y tế , bệnh viện Câu 2: Em hãy chọn ý đúng Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau: a) HĐND xã, phường, thị trấn b) UBND xã phường, thị trấn c) Trạm y tế xã, phường, thị trấn d) Công an xã,phường thị trấn e) Ban văn hoá xã, thị trấn f) Đoàn TNCS HCM xã, thị trấn g) MTTQ xã, thị trấn h) Hợp tác xã j) Hội cựu chiến binh k) Trạm bơm Câu 3: Em hãy chọn ý đúng. Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn.Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý. a, việc làm của gia đình em An đúng hay sai? b, Vi phạm của An xử lý thế nào? Phần thảo luận này,các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuẩn bị.Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm. HS: Cả lớp nhận xét. GV: Đánh giá cho điểm. Đáp án A1, A4, A5, A6, A9 - B2 A2, A3 - B1 A8 - B3 A7 - B4 Câu 2: a, b, c, d, e Câu 3: Việc làm của gia đình bạn An là sai. -Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật. Hoạt động 6 Củng cố kiến thức rèn luyện Hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơ chò trơi sắm vai thành tiểu phẩm. - Tệ nạn xã hội xẩy ra tại địa phương ( số đề, bạo lực, rượi) - Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch - Giải quyết công việc cá nhân, gia đình với các cơ quan địa phương không đúng chức năng Học sinh: Thể hiện các vai theo phần tự chọn. Giáo viên: Nhận xét và kết luận toàn bài HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền nhà nước cấp cơ sở trong hệ thống bộ máy nhà nứơc. Nhà nước của dân, do dân, vì dân.Với chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình, các cơ quan cấp cơ sở thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho nhân dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải chống lại những thới quan liêu,hách dịch của quyền tham nhũng của một số cơ quan địa phương để phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.Như vậy chúng ta đã góp phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới của quê hương 5. Dặn dò Bài tập sách giáo khoa. Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương ta. Tìm hiểu tấm gương cán bộ xã, phường, thị trấn làm tốt nhiệm vụ.

File đính kèm:

  • docGiao an GDCD lop 7 ca nam(2).doc