MỤC LỤC
STT Nội dung Trang
1 Phần 1: Đặt vấn đề 3 2 Phần 2: Giải quyết vấn đề(Nội dung của SKKN) 4
3 I. Cơsởlý luận của vấn đề 4 4 II. Thực trạng của vấn đề 4 5 III. Các biện pháp đã tiến hành đểgiải quyết vấn đề 6
6 IV. Hiệu quảcủa sáng kiến kinh nghiệm 16
7 Phần 3: Kết luận 17
8 Tài liệu tham khảo 19
19 trang |
Chia sẻ: nhuquynh2112 | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sử dụng Macro trong việc hỗ trợ soạn giáo án điện tử môn Hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệm thời gian
và không hề tốn kém phí bản quyền như đối với các phần mềm hỗ trợ soạn giáo án
khác.
III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
* Bước đầu để tiến hành soạn thảo một Macro:
- Trên màn hình Word chọn Tools → Macro → Record New Macro như hình 1:
(Hình 1)
Sau khi chọn, trên màn hình sẽ có dạng như hình 2:
7
(Hình 2)
Chọn Toolbars nếu muốn tạo biểu tượng của hình vẽ hay ký hiệu … cần tạo trên
thanh công cụ, chọn keyboard nếu muốn gán phím tắt cho hình vẽ, ký hiệu … cần tạo
* Cách thiết lập thanh công cụ riêng cho bản thân:
- Bước 1: chọn View → toolbars → customize…
- Bước 2: trong thẻ Toolbars của hộp thoại customize chọn New … Sau đó đặt tên
cho thanh công cụ của riêng mình. Ở đây tôi đặt là Hóa học, chọn Ok và đóng các
cửa sổ lại.
8
- Bước 3: dùng chuột kéo biểu tượng của thanh công cụ hóa học lên khu vực của các
thanh công cụ trong word:
Như vậy là ta đã tạo xong thanh công cụ cho riêng mình, sau này khi đã tạo được
các công cụ hỗ trợ vẽ hình ta chỉ việc kéo chúng vào đúng chỗ thanh công cụ này.
* Sau đây là những ví dụ điển hình trong việc sử dụng macro để soạn nhanh giáo án
điện tử:
1. Sử dụng Macro để soạn nhanh các ký hiệu hay dùng:
Ví dụ 1: Soạn nhanh kí hiệu: “ → ” trong các phương trình hóa học:
- Bước 1: Từ hình 2, chọn keyboard sau đó ấn tổ hợp phím: “Ctrl và phím mũi tên →”
Sẽ hiện ra hình sau:
Dùng chuột kéo
thanh công cụ Hóa
học lên chỗ này
9
Chọn Assign để gán phím tắt, sau đó chọn Close để bắt đầu viết ký hiệu.
- Bước 2: Viết ký hiệu “→” bằng cách chèn ký hiệu có sẵn trong Symbol hoặc tự vẽ
hình mũi tên bằng thanh công cụ Draw
(ở đây tôi chọn cách viết ký hiệu bằng công cụ symbol: cách chèn ký hiệu mũi tên
như hình trên, sau khi chọn hình mũi tên, chọn Insert, cuối cùng chọn Close để đóng
cửa sổ Symbol. Cách vẽ bằng công cụ Draw sẽ được giới thiệu ở ví dụ 2)
10
Sau khi vẽ được hình mũi tên, chọn “stop record new macro” như hình trên.
- Như vậy là ta đã tạo xong Macro vẽ hình mũi tên trong phương trình hóa học của
các phản ứng. Từ giờ trở đi, mỗi lần muốn vẽ mũi tên đó ta chỉ cần bấm tổ hợp phím
“Ctrl và phím mũi tên →”
Ví dụ 2: Vẽ công thức của benzen, toluen …
- Từ hình 2, ở phần Macro name gõ benzen, chọn toolbars → close. Sau đó dùng công
cụ draw vẽ hình lục giác đều như hình dưới.
Stop record new macro
11
- Tiếp theo lại dùng công cụ draw vẽ hình tròn bên trong lục giác đều, căn chỉnh cho
cân đối, rồi nhóm lại như hình dưới:
Sau khi nhóm lại có thể xoay lại hình vẽ theo ý muốn:
12
- Sau khi đã vẽ được hình như ý, chọn Stop record new macro để kết thúc việc tạo
hình mẫu.
- Bước cuối cùng, để đưa biểu tượng benzen vào thanh công cụ ta làm như sau:
chọn View → toolbars → customize… Ở thẻ Commands phần Categories chọn
Macros, sau đó dùng chuột kéo macro Benzen ở phần Commands lên thanh công cụ
Hóa học như hình dưới:
+ Để biểu tượng sinh động trên thanh công cụ ta làm như sau: Click chuột phải vào
công cụ Benzen, chọn Default Style để chỉ hiện biểu tượng, chọn Change button
image để chọn các biểu tượng sẵn có cho Macro của mình hoặc chọn Edit button
image để tự vẽ biểu tượng cho riêng mình như hình sau:
13
+ Ta có thể tự vẽ hình bằng các điểm, ở đây tôi lấy ví dụ vẽ hình benzen: Chọn
Clear để xóa hết hình mặc định, bắt đầu vẽ hình mới. (vẽ hình bằng cách click chuột
tạo tác chấm) biểu tượng trên thanh công cụ sẽ được mô tả ở phần Preview.
14
Sau khi vẽ xong, ấn Ok ta sẽ có biểu tượng như mong muốn trên thanh công cụ.
Mỗi khi cần vẽ công thức cấu tạo của benzen, ta chỉ cần click chuột vào biểu tượng
benzen là có ngay công thức cần dùng.
- Để vẽ được công thức cấu tạo của toluen, ta chỉ cần tạo thêm một macro là nhóm
metyl ( -CH3) rồi tạo biểu tượng cho nó trên thanh công cụ. Mỗi khi cần vẽ công thức
của toluen ta sẽ dùng macro để vẽ 1 vòng benzen và 1 nhóm metyl sau đó kéo nhóm
metyl vào một đỉnh của vòng benzen rồi group lại ta sẽ có được công thức toluen như
ý. Để vẽ các công thức khác thường dùng ta cũng dựa trên các thao tác như vậy.
Ví dụ 3: Sử dụng macro để giảm thời gian chèn các hình ảnh thường dùng.
- Bước 1: Sưu tầm các hình ảnh ưng ý về dụng cụ hóa học .v.v.. thường dùng rồi lưu
trong một thư mục riêng.
- Bước 2: Tạo macro chèn các hình ảnh đã sưu tầm: (ví dụ chèn bình cầu có nhánh)
+ Từ hình 2, ở phần Macro name gõ: binh cau nhanh, chọn toolbars → close để bắt
đầu tạo macro.
+ Chọn Insert → Picture → From File ... rồi chọn đường dẫn đến thư mục chứa hình
ảnh cần chèn, tìm đúng hình ảnh đó, nhấn insert sau đó chọn stop record new macro
để kết thúc quá trình tạo macro. Sau đó ta có thể tạo biểu tượng của hình vẽ như ở ví
dụ 2 để mỗi lần cần vẽ bình cầu nhánh ta chỉ cần click chuột vào biểu tượng đó.
Ví dụ 4: Sử dụng macro để giảm thời gian gõ lệnh [] trong việc soạn đề thi
trắc nghiệm có sử dụng phần mềm trộn đề MC Mic.
15
- Từ hình 2, chọn keyboard sau đó ấn tổ hợp phím: “Ctrl và phím mũi tên ↓”. Chọn
Assign để gán phím tắt cho thao tác gõ lệnh, sau đó chọn Close để bắt đầu viết lệnh:
[]
- Sau khi gõ xong lệnh [] ta nhấn enter để xuống dòng, sau đó ấn stop record
new macro. Từ giờ trở đi, mỗi lần cần soạn lệnh [] ta chỉ cần nhấn tổ hợp phím
tắt: “Ctrl và phím mũi tên ↓”.
Ví dụ 5: Lưu giữ lại các Macro đã tạo để có thể sử dụng lại được các macro này sau
mỗi lần cài lại Windows, cài lại Microsoft office hoặc sử dụng các macro này ở máy
tính khác.
- Cách sao lưu:
+ Khởi động word, chọn File → Save as ..
+ Trong hộp thoại Save as, ở mục Save as type chọn Document Template (*.dot)
+ Trong hộp thoại Save As ta chọn và nhấn chuột phải vào file: Normal.dot rồi chọn
Copy.
+ Trong mục Save in ta nhấn chuột vào dấu mũi tên và chọn ổ đĩa nào đó để lưu file
Normal.dot (lưu vào một thư mục riêng)
+ Sau khi chọn ổ đĩa để lưu, nhấn chuột phải và chọn Paste là hoàn thành công việc.
- Cách khôi phục các macro từ bản lưu:
Vào tools → option, chọn thẻ File Location, kích chọn Use Templates, sau đó chỉ
đường dẫn đến thư mục chứa file normal.dot đã lưu. Khởi động lại word là có thể sử
dụng được như cũ.
16
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với các macro như trên bản thân tôi đã tự áp dụng thử nghiệm vào việc soạn giáo
án điện tử phục vụ cho công tác giảng dạy của mình, sau khi thấy được các hiệu quả
của nó đem lại, tôi cũng đã được các giáo viên khác trong tổ bộ môn giúp đỡ trong
việc thử áp dụng và đóng góp ý kiến. Kết quả: việc “sử dụng Macro trong việc hỗ trợ
soạn giáo án điện tử Hóa học” đã nhận được các phản hồi rất tích cực: 100% các giáo
viên thử áp dụng việc sử dụng các macro trên đều công nhận hiệu quả tiết kiệm thời
gian của SKKN. Mạnh dạn hơn, tôi đã đưa cách sử dụng các macro trên lên thư viện
giáo án điện tử của công ty cổ phần Bạch kim tại địa chỉ:
Kết quả: chỉ sau 3 tháng đưa lên, số lượt tải đã lên đến 230 lượt. Điều đó càng minh
chứng rõ hơn nhu cầu sử dụng các biện pháp giúp tiết kiệm thời gian soạn giáo án
điện tử đối với các giáo viên.
17
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm đối với công việc giảng dạy, giáo dục,
trong thực hiện nhiệm vụ của người giáo viên:
- Thời gian là vàng, khi tiết kiệm được thời gian soạn giáo án thì các giáo viên sẽ có
thể dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu chuyên môn, phương pháp dạy học,
cập nhật tri thức mới. Nhờ đó công tác giáo dục sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Có thể nói
sáng kiến kinh nghiệm này nếu được áp dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ cho mục tiêu
đó.
- Đối với nhiều giáo viên hiện nay, tin học vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và
khó tiếp cận. Tuy nhiên nếu tự mình có thể làm được các công cụ phục vụ công tác
giảng dạy một cách tương đối chuyên nghiệp thì ít nhiều sẽ gây được hứng thú đối với
tin học, từ đó có thể sẽ đưa được nhiều hơn ứng dụng của tin học vào trong công tác
giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
2. Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển SKKN:
- Với các thao tác không quá phức tạp để tạo được những phím tắt, những biểu
tượng giúp các giáo viên vẽ được các hình vẽ, ký hiệu, mã lệnh ... thường dùng một
cách nhanh chóng thì SKKN này không những chỉ áp dụng cho môn Hóa học mà còn
có thể mở rộng để áp dụng cho những môn đòi hỏi các kỹ năng tương tự như Vật lý,
Sinh học và những môn có áp dụng hình thức thi trắc nghiệm như Tiếng anh .v.v.
- Các phần mềm đề cập đến trong SKKN là những phần mềm rất thông dụng và phổ
biến nên việc phát triển ứng dụng SKKN là một việc không đòi hỏi chi phí tốn kém để
đào tạo từ phía các chuyên gia tin học. Các giáo viên đều đã khá quen thuộc về cách
sử dụng Microsoft word nên việc thao tác ứng dụng SKKN trên phần mềm này chắc
chắn sẽ không gặp nhiều khó khăn như đối với các phần mềm mới, lạ khác.
18
3. Những ý kiến đề xuất với Sở GD&ĐT để áp dụng SKKN có hiệu quả:
- Để SKKN trên có được hiệu quả tối đa khi áp dụng, tôi xin mạnh dạn đề đạt
nguyện vọng được Sở GD&ĐT Sơn La tổ chức hội thảo để các giáo viên cốt cán có
nhiều kinh nghiệm đóng góp ý kiến để khắc phục những mặt còn hạn chế, phát triển
những khía cạnh hay của SKKN, từ đó hoàn thiện SKKN trên. Sau khi SKKN được
hoàn thiện, thì có thể phổ biến rộng rãi tới các giáo viên bằng cách tổ chức các lớp tập
huấn hoặc phổ biến bằng tài liệu hướng dẫn đã được thẩm định.
TM HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG THPT TÂN LẬP
Mộc Châu, ngày ... tháng ... năm 2012
NGƯỜI THỰC HIỆN
Nguyễn Đức Giang
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ MÔN HÓA HỌC THPT (tác giả: Đặng
Thị Oanh – Nguyễn Xuân Trường )
2. TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHU KỲ IV
3. TẠP CHÍ GIÁO DỤC VÀ THỜI ĐẠI
4. TẠP CHÍ HÓA HỌC PHỔ THÔNG
5. TẠP CHÍ TIN HỌC ỨNG DỤNG
6. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐỔI MỚI GIÁO DỤC THPT (Nhà xuất
bản Giáo Dục)
7. TIN HỌC ỨNG DỤNG CƠ BẢN (Tác giả: Hồ Tuấn Hùng)
8. MICROSOFT OFFICE TOÀN TẬP 2003 (Nhà xuất bản Giao thông vận tải)
File đính kèm:
- Giup soan nhanh Giao an De KT.pdf